Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước

Một phần của tài liệu chất lượng cán bộ công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện đông sơn thanh hóa (Trang 73 - 79)

Để thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước đã đưa ra nhiều quan điểm, định hướng mang tính toàn diện. Trong đó, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là một trong những nội dung quan trọng không thể không đề cập. Tất nhiên, do mỗi địa phương khác nhau có những đặc thù khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội; chất lượng đầu vào của cán bộ, công chức có những đặc điểm riêng, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng không giống nhau giữa các địa phương nên ở đây chúng ta cần hiểu rằng, những mục tiêu, nhiệm vụ do cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước ở Trung ương đặt ra đều mang tính điều chỉnh đối với tất cả cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước của Việt Nam chứ không quy định cho cán bộ, công chức ở một cấp nào. Vì vậy, khi Đảng, Nhà nước đưa ra những quan điểm, định hướng thì cũng chính là những quan điểm, định hướng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp huyện nói riêng, trong đó có huyện Đông Sơn. Điều quan trọng là những quan điểm đó sẽ được cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương chỉ đạo, thực hiện như thế nào trong quá trình vận dụng vào thực tiễn của từng địa phương.

Chất lượng cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng để hoàn thành công cuộc xây dựng nền hành chính hiện đại. Nhận thức rõ điều đó, trong các Đại hội toàn quốc của Đảng luôn nêu lên và đề cao vai trò của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Trong mỗi kỳ Đại hội, mặc dù có những quan điểm khác nhau về công tác cán bộ, công chức, tuy nhiên tất cả đều hướng đến một mục tiêu là tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng nhà nước trong thời kỳ hiện đại.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12-01- 2011 đến ngày 19-1-2011, một trong những mục tiêu, nhiệm vụ để đẩy mạnh xây dựng nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn tiếp theo là:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hoá” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ

nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định [2, tr.40].

Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; là người vạch ra các chủ trương, đường lối, chính sách để Nhà nước trên cơ sở đó ban hành các văn bản pháp luật mới đảm bảo thực hiện trên thực tế. Căn cứ vào Văn kiện Đại hội Đảng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức qua các giai đoạn cụ thể mà Nhà nước cũng ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật tương ứng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu do Đảng đề ra. Nhiệm vụ.

Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới điều chỉnh cơ chế chính sách đối với cán bộ, công chức. Có thể kể đến một số quy định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức như:

Các văn bản pháp luật liên quan đến chế độ lương và phụ cấp cho cán bộ, công chức: Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu chung; Nghị định số 34/2012/NĐ- CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ;Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang…

Các quy định của Chính phủ về tăng mức lương tối thiểu chung cho cán bộ, công chức và các quy định về phụ cấp công vụ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đặc biệt là quy định về lộ trình tăng mức lương tối thiểu hàng năm là cơ chế đúng đắn để cán bộ, công

chức yên tâm công tác, yên tâm cống hiến nhằm kích thích tính tích cực của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Bên cạnh các văn bản quy định chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức là các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước các cấp, của cán bộ, công chức nhằm tăng cường tính trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức:

Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 về Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức…

Các văn bản Luật do quốc hội ban hành và các văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành điều chỉnh các cơ chế, chính sách tuyển dung, sử dụng cán bộ, công chức, về vị trí việc làm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc đổi mới cơ chế, chính sách thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công vụ. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng phòng, ban được quy định cụ thể thay vì chỉ quy định chung chung như trước đây; việc xác định cơ cấu ngạch công chức cũng là điểm mới thể hiện sự tiến bộ trong quản lý công chức. Bên cạnh việc quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng phòng, ban đến tận cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã Chính phủ còn ban hành các văn bản để có thể giám sát trách nhiệm thực hiện công vụ củ mỗi công chức. Chính các quy định kể trên đã và sẽ tao điều kiện cho các cơ quan, đơn vị có thẻ đánh giá năng lực, trình độ cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị mình thông qua việc xác định vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức.

Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2011 (sau đây gọi chung là Nghị quyết) chỉ ra hàng loạt các nhiệm vụ nhằm thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn từ 2011 - 2020. Trong số các nhiệm vụ đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được coi là một trong những khâu then chốt để hoàn thành công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn từ 2011 - 2020.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Nghị quyết đã đưa ra hàng loạt các nhiệm vụ cụ thể:

Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;

Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý;

Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;

Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;

Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm;

Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại.

Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ;

Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức [11, tr.4-6]

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật có nội dung điều chỉnh chế độ chính sách, quy định trách nhiệm của cán bộ công chức. Trong năm 2013, ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban và ở các bộ, ngành, địa phương thành lập Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban để triển khai thực hiện nhiệm vụ triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm xây dựng một nền công vụ "chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả".

Trên đây là những quan điểm chung mang tính chất định hướng của Đảng, cơ quan Nhà nước ở Trung ương nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung. Những quan điểm cụ thể đối với cán bộ, công chức địa phương sẽ được Cấp ủy Đảng, chính quyền từng địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình để đưa ra những quyết sách phù hợp.

Một phần của tài liệu chất lượng cán bộ công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện đông sơn thanh hóa (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)