Thực trạng về số lượng cán bộ,công chức huyện Đông Sơn

Một phần của tài liệu chất lượng cán bộ công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện đông sơn thanh hóa (Trang 44 - 46)

công chức huyện Đông Sơn hiện nay

2.2.1. Thực trạng về số lượng cán bộ, công chức huyện Đông Sơn hiện nay hiện nay

Như đã phân tích ở Mục 1.3.1. Khái luận chung về huyện Đông Sơn, Đông Sơn là một huyện nhỏ với 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn đã ảnh hưởng đến số lượng cán bộ, công chức chung của huyện. Trong phạm vi Luận văn này, tôi chỉ xin đề cập đến số lượng cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của Đề tài.

Số lượng công chức cấp huyện là 57 người, trong đó: nam là 25 người chiếm tỷ lệ 43,9%; nữ là 32 người chiếm tỷ lệ 56,1%; 100% cán bộ, công chức là người dân tộc Kinh. Số lượng cán bộ, công chức nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý là 6 người đạt tỷ lệ 46,1%. 100% cán bộ, công chức tốt nghiệp Đại học và tương đương trở lên, trong đó trình độ Cao học là 03 người chiếm tỷ lệ 5,3%.

Cán bộ, công chức huyện Đông Sơn phần lớn là trẻ tuổi, số lượng cán bộ, công chức dưới 35 tuổi là 39 người,chiếm tỷ lệ 68,4% phân bổ đều ở tất cả các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện là điều kiện thuận lợi để

tạo nên nguồn cán bộ, công chức kế cận dồi dào.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh về số lượng cán bộ, công chức, hiện nay trong cơ cấu tổ chức của UBND huyện còn tồn tại một số hạn chế về phân bố số lượng cán bộ, công chức có thể phân tích như sau:

Số lượng công chức nhiều nhưng do hậu quả lịch sử để lại là công tác tuyển dụng thực hiện tràn lan không căn cứ vào yêu cầu, đòi hỏi thực tế của công vụ nên dẫn đến hệ quả: có những lĩnh vực dù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công rất nhiều nhưng không có công chức có trình độ phù hợp để giải quyết. Ví dụ: theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Tư pháp được phân công nhiều chức năng, nhiệm vụ bao gồm:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính [19, tr.2].

Tuy nhiên, phòng Tư pháp thuộc UBND huyện chỉ được biên chế gồm 01 Trưởng phòng và 01 chuyên viên nên không thể thực hiện hiệu quả tất cả các chức năng, nhiệm vụ kể trên. Ngược lại, một số phòng, ban chuyên môn số lượng công việc có thể không nhiều hơn nhưng số lượng công chức được biên chế khá nhiều: Phòng Tài chính - kế hoạch biên chế gồm 01 Trưởng phòng 02 Phó Trưởng phòng và 05 chuyên viên; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được biên chế bao gồm: 01 Trưởng phòng; 03 Phó Trưởng

phòng và 04 chuyên viên. Sự bất hợp lý trong việc phân bổ cán bộ, công chức kể trên đã dẫn đến thực trạng: nhiều lĩnh vực không có đủ công chức đảm nhiệm nhưng nhiều phòng, ban thì thừa biên chế nên có thể vài công chức phụ trách một lĩnh vực. Chính vì lý do trên đã làm ảnh hưởng đến công cuộc cải cách hành chính trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu chất lượng cán bộ công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện đông sơn thanh hóa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)