Những hạn chế của phương pháp sector hóa truyền thống

Một phần của tài liệu hệ thống anten chuyển mạch búp sóng (Trang 36 - 37)

(2.9) Với tổng công suất trên kênh báo hiệu, là tổng công suất lưu lượng trung

2.3Những hạn chế của phương pháp sector hóa truyền thống

Dạng phổ biến nhất của phương pháp sector hóa sử dụng anten phân tập không gian cho tín hiệu thu và anten đơn cho truyền dẫn, như hình 2.5, các anten sử dụng phân cực đứng. Một dạng phân tập khác là phân tập phân cực, hoặc là anten 00/900 (phân cực đứng-ngang) hoặc (phân cực chéo).

Dù ở trong trường hợp phân tập không gian hay phân tập phân cực, tín hiệu thu cũng có được 2 bản sao sẵn sàng cho máy thu kết hợp kết hợp phân tập, chống pha đinh. Một trở ngại của sector hóa hiện nay là là tín hiệu không thể tách biệt trong miền không gian, khiến việc loại bỏ hay giảm nhiễu không gian là không thực hiện được.

Một vấn đề cơ bản nữa là sự thiếu cân bằng lưu lượng, khi mạng tổ ong được phân bố không đều giữa các vùng địa lý khác nhau của mạng, hay giữa các sector của một cell. Sự thiếu cân bằng này thường phụ thuộc thời gian. Để khắc phục, sector đòi hỏi phải có sự định hướng mềm dẻo hoặc độ rộng búp sóng có thể dễ dàng thay đổi thích nghi, điều này vốn là không thể với kỹ thuật sector hóa truyền thống. Kết quả là dung lượng không được sử dụng trên những sector khác sẽ bị khóa và lãng phí.

Như đã trình bày ở các mục trên, vùng chuyển giao đường xuống có tác động lớn đến dung lượng hệ thống. Giảm kích thước vùng chuyển giao đường xuống và chuyển những vùng đó từ mật độ lưu lượng dày sang thưa có thể giảm thiểu những tác động xấu của chuyển giao mềm/mềm hơn đến dung lượng hệ thống. Tuy nhiên, với kỹ thuật sector hóa hiện nay, cả kích thước lẫn tính định hướng của những vùng này là cố định.

Một cách giải quyết vấn đề trên và cũng đồng thời tạo cơ hội phân tách không gian cho khâu xử lí tín hiệu sau này là thay thế anten trạm gốc thông

Dàn anten cung cấp những kỹ thuật hiệu quả hơn để xử lí nhiễu đa đường và cải thiện chất lượng tín hiệu, dẫn tới cải thiện vùng phủ và dung lượng hệ thống.

Ưu điểm cơ bản của dàn anten là khả năng tạo một hoặc nhiều búp sóng chính với độ rộng búp sóng có thể biến đổi phù hợp, số hướng bức xạ Null cũng như tăng ích đều tăng. Có 2 hướng tiếp cận chính đó là: anten đa búp sóng cố định (Fixed Multiple Antennas) và anten hoàn toàn thích nghi (Fully Adaptive Antennas). Trong giới hạn đồ án này chỉ tập trung nghiên cứa kỹ thuật anten đa búp sóng cố định.

Một phần của tài liệu hệ thống anten chuyển mạch búp sóng (Trang 36 - 37)