Khái niệm siêu cao tần (Microwave) dùng để chỉ sóng điện từ dao động điều hòa có tần số trong khoảng từ 300 MHz đến 300 GHz, với chiều dài bước sóng tương ứng từ λ = c/f = 1 m tới λ = 1 mm. Sóng điện từ với tần số trên 30 GHz đến 300 GHz gọi là dải sóng milimeter; phổ tần phía trên dải sóng milimeter là của tia hồng ngoại, với bước sóng từ 1 µm đến 1 mm. Bên trên dải
tần của tia hồng ngoại là phổ tần của ánh sáng nhìn thấy được, phổ tần của tia cực tím và sau đó là tia X. Bên dưới dải phổ siêu cao tần là dải tần vô tuyến điện (Radio Frequency – RF). Ranh giới giữa dải tần vô tuyến điện và dải siêu cao tần thường không cố định. Vì thế theo nghĩa rộng, các ứng dụng cao tần thường được hiểu là các thiết bị, hệ thống điện hoạt động trong dải tần từ 300 kHz đến 300 GHz. Dải tần này được chia thành các băng tần nhỏ hơn, như trong Hình 3.1
Hình 3.1: Phổ tần số của sóng điện từ.
3.2 Bộ chia công suất và bộ ghép định hướng
Các bộ chia công suất và bộ ghép định hướng là các cấu phần siêu cao tần thụ động dùng để chia hoặc ghép công suất. với bộ chia công suất, tín hiệu vào được chia thành 2 hay nhiều tín hiệu ra có công suất nhỏ hơn. Các bộ chia có thể có thể là mạng siêu cao tần nhiều cổng có hoặc không có tổn hao. Các mạng 3 cổng dùng chia công suất thường có dạng chữ T. Các mạng 4 cổng thường dùng cho ghép định hướng hay ghép lai.
cho bộ chia công suất cân bằng với góc lệch pha giữa các đầu ra là 900 (Quadrature) hoặc 1800 (Magic-T).
3.2.1 Mạng 3 cửa
Là dạng đơn giản nhất của bộ chia công suất còn gọi là tiếp giáp chữ T (T- Junction) gồm một cửa vào và 2 cửa ra như trên hình 3.2.
Hình 3.2: một kiểu bộ chia công suất chữ T.
Ma trận tán xạ S của mạng 3 cổng là: