6. Bố cục của chuyên đề
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG TÍN
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ
Nhìn chung trong bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào của ngân hàng cũng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, những biến cố xảy ra đều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng làm ứ đọng vốn hoặc có thể mất vốn.
Qua những phân tích trên ta thấy rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Kiên Giang là không cao và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là một điều đáng mừng cho hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên cũng không thể không cảnh giác với những rủi ro tín dụng này. Trong hoạt động thực tiễn của mình NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro bằng một số biện pháp sau:
* Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng:
Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng là một công việc rất quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được một cách toàn diện về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai...bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó, đồng thời kết hợp, nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng tín nhiệm.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế nước ta hiện nay bên cạnh các NHTM còn có sự hiện diện đa dạng các NHTMCP, NHLD…đòi hỏi các ngân hàng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để tồn tại. Vì thế nên có xu hướng một khách hàng đi vay vốn ở nhiều khác nhau là không thể tránh khỏi và hoạt động tài chính về khách hàng ngày càng phức tạp và rất khó kiểm tra. Từ đó dẫn đến hiện tượng vay đảo nợ gây ra những rủi ro thiệt hại cho ngân hàng, khó lường trước được. Do đó để giải quyết hiện tượng này một cách hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc quy trình CIC (kiểm tra thông tin khách hàng).
Xem xét cơ cấu sản xuất của từng hộ, xác định mức vốn thường xuyên thiếu và khả năng phê duyệt của ngân hàng.
* Chấp hành tốt quy trình, thủ tục cho vay:
Để hạn chế tối đa nợ quá hạn cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thông tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trễ để tránh gây thất thoát vốn.
Khi xét duyệt cho vay cán bộ tín dụng cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng cần cương quyết dứt khoát đối với những khoản vay không đảm bảo yếu tố cần thiết.
Cho vay phải đúng quy định: hồ sơ vay vốn phải đầy đủ thủ tục giấy tờ, đầy đủ tính pháp lý, dự án sản xuất phải phù hợp với chương trình phát triển kinh tế, đảm bảo tính thực thi và có hiệu quả.
Khi giải quyết cho vay: phải tính toán nhu cầu một cách chính xác, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng theo quyền phán quyết, thời gian cho vay, đảm bảo an toàn vốn hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của đối tượng vay vốn và khả năng tận dụng nguồn vốn tổng hợp để trả nợ.
Bản thân mỗi cán bộ Ngân hàng phải có trách nhiệm, nhận thức, trình độ, chấp hành bài bản các quy trình nghiệp vụ đề ra, phải biết linh hoạt, có như vậy công việc mới được tiến hành và đạt chất lượng.
* Phân tán rủi ro.
Khi xét duyệt một món vay, cán bộ tín dụng cần phải phân tích đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng để từ đó có thể quyết định đầu tư vốn với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để áp dụng các biện pháp thích hợp như:
Phân tán rủi ro cho các thành phần kinh tế không tập trung đầu tư vốn vào một ngành kinh tế nhất định.
Không tập trung vốn vào một số ít khách hàng. Đối với những khoản vay có mức độ rủi ro cao thì khi cho vay ngoài việc bắt buộc khách hàng thế chấp toàn bộ tài sản thì phải kèm theo mua bảo hiểm đối với tài sản đó. Phân tích đánh giá khách hàng thường xuyên tổ chức giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, mở rộng việc thu nhận thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
* Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Tăng cường kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm mục đích phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Phải kiểm tra chặt chẽ các cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích cho chính ngân hàng trước pháp luật. Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn và kiểm tra thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay.
Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản đã cho vay còn có những vấn đề gì cần bổ sung chỉnh sửa.
* Các biện pháp khác:
Tiến hành phân loại nợ, tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tăng cường kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng đồng thời giám sát thực hiện quá trình đầu tư vốn.
Tham gia tư vấn kịp thời khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với những khách hàng và kịp thời phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích.
Cán bộ tín dụng tiếp tục bám sát khách hàng đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thuyết phục khách hàng hiểu để có thiện chí trả nợ.
Tích cực thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các quy định an toàn tài chính của NHNN.
Đẩy mạnh thực hiện các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tượng có lien quan trong kinh doanh tín dụng. Nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ trong công tác quản trị rủi ro, đặc biệt trong khâu phân tích đánh giá và xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa rủi ro.
Cần xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt tập trung quản lý rủi tín dụng. Chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan chức năng như đơn vị chủ quản của khách hàng, công an, thi hành án, trung tâm bán đấu giá …để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp.
Mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.
Có chính sách đãi ngộ với cán bộ tín dụng. Nhất là cán bộ trực tiếp xuống xã, ấp, địa bàn rộng, khách hàng nhiều, để giải quyết nhanh công việc cần trang bị xe, vỏ máy,...cho cán bộ tín dụng tùy tình hình từng địa bàn. Ngoài ra còn có chính sách tiền lương phù hợp hơn với từng công việc, từng địa bàn.