THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 48)

6. Bố cục của chuyên đề

2.2THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (trong 3 năm từ 2011 đến 2013)

2.2.1 Tình hình huy động vốn

Là đơn vị kinh doanh khá đặc biệt, hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên nghiệp vụ huy động luôn được ngân hàng quan tâm, chú trọng. Việc huy động vốn là khó khăn, thử thách đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu, phù hợp để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này được NHNo & PTNT chủ yếu dùng để cho vay, trả lãi vốn huy động và trang trải chi phí duy trì sự tồn tại của mình. Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn là: vốn huy động và nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Với sự không ngừng lớn mạnh về nguồn vốn qua các năm đã phần nào khẳng định được quy mô cũng như uy tín hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang trên địa bàn. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng để cho vay còn có vốn cho vay ủy thác chiếm tỷ lệ không lớn vì nguồn vốn này chỉ mang tính chất cấp phát theo các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế, không mang tính chất thường xuyên, ổn định hơn nữa việc phát vay lại dựa trên chỉ tiêu kế hoạch, cho nên khi xét đến cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì ta chỉ xem xét hai nguồn vốn đó là vốn huy động và vốn vay từ ngân hàng cấp trên.

Ta có thể xem xét nguồn vốn của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang dựa vào số liệu ba năm từ 2011 – 2013 qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2011 – 2007) ĐVT: tỷ đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011/2012 So sánh 2012/2013

Số tiền % Số tiền % 1. VHĐ theo thời gian 2907 3519 4542 +612 +21.05 +1023 +29.07 - TG KKH 1281 1377 1461 +96 +7.49 +84 +6.1 - TGCKH<12 tháng 675 1383 1521 +708 +104.88 +138 +9.98 - TGCKH>12 tháng 951 759 1560 -192 -20.19 +801 +105.53 2. VHĐ theo đối tượng 2907 3519 4542 +612 +21.05 +1023 +29.07 - TG các TCKT 1602 1887 2757 +285 +17.79 +870 +46.10 - TG dân cư 1284 1569 1716 +285 +22.20 +149 +9.37 - TG các TCTD # 21 63 69 +42 +200.00 +6 +9.52 I. Tổng VHĐ 2907 3519 4542 +612 +21.05 +1023 +29.07

II. Vốn điều hòa 3999 4521 5061 +522 +13.06 +540 +11.94 Tổng nguồn vốn 6906 8040 9603 +1134 +16.43 +1563 +19.43

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang qua ba năm đều tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2012, nguồn vốn của ngân hàng đạt 3519 tỷ tăng 21,5% tương đương 612 tỷ đồng so với năm 2011 (năm 2011 là 2.907 tỷ). Năm 2013 nguồn vốn đạt 4.542 tỷ đồng tăng 29,07% tương đương 1.023 tỷ đồng so với năm 2012. Điều này đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng, và nhu cầu vay vốn của khách hàng được đáp ứng. Đóng góp vào sự gia tăng của nguồn vốn là do cả vốn huy động và vốn điều hòa đều tăng mạnh. Sự gia tăng này đã giúp cho ngân hàng vừa đảm bảo hoạt động được liên tục vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân. Nguyên nhân mà ngân hàng phải tăng vốn hoạt động lên là do nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng và để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động đóng vai trò quan trọng vì nguồn vốn này thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng trên cho thấy cả vốn huy động không kỳ hạn tăng dần qua các năm (năm 2011 là 1.281 tỷ đồng, năm 2012 là 1.377 tỷ đồng và năm 2013 là 1.461 tỷ đồng). Đây là khoản tiền gửi của cá nhân, doanh nhiệp, các tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng dịch vụ thanh toán và không nhằm mục đích sinh lời. Để đạt được kết qủa trên là nhờ ngân hàng đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch và thanh toán đều là tự động hóa, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích. Bên cạnh đó việc giữ mối quan hệ

Công ty xổ số kiến thiết, các Nhà máy xi măng, Doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu… đã làm cho số dư tiền gửi này tăng đáng kể. Đây là lợi thế của ngân hàng vì thông qua giao dịch này ngân hàng vừa tranh thủ được vốn tạm thời nhàn rỗi, vừa thu được phí dịch vụ lại phải trả với lãi xuất thấp (không kỳ hạn)

Vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng tăng cao năm 2011 đạt 675 tỷ đồng, năm 2012 tăng đột biến là 1.383 tỷ đồng (vượt 104.88% so với năm 2011) và đến năm 2013 đạt mức 1521 tỷ đồng. Đây là kết qủa đáng kích lệ, cho thấy được sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên chi nhánh trong việc thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Mặc dù lãi suất của ngân hàng không hấp dẫn bằng lãi suất của các NHTMCP và các NHTM khác trên cùng địa bàn nhưng ngân hàng có lợi thế là mạng lưới hoạt động rộng khắp trên các huyện thị trong tỉnh và có uy tín với khách hàng. Ngoài ra trong những năm gần đây ngân hàng đã sử dụng các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, tặng quà có giá trị bằng tiền cho khách hàng có số lượng tiền gửi lớn ….

Để hiểu rõ hơn tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang chúng ta phân tích tình hình nguồn vốn qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % VHĐ 2.907 42.09 3.519 43.77 4.542 47.30 +612 21.08 +1.023 29.05 VĐH 3.999 57.91 4.521 56.23 5.061 52.70 +522 13.06 +540 11.94 Tổng 6.906 100 8.040 100 9.603 100 +1.134 16.43 +1.563 19.43 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng trên ta thấy: Trong năm 2011 vốn điều hòa chiếm tỷ trọng cao (chiếm 57.91%). Nguyên nhân chủ yếu là do các NHTMCP mới được thành lập nhiều hơn trên địa bàn, các ngân hàng này huy động vốn với lãi suất cao hơn, mặt khác Bưu điện cũng tham gia vào lĩnh vực huy động vốn; giá vàng tăng cao tạo nên cơn sốt đầu cơ vàng trong dân cư, lãi suất của NHNo mặc dù đã được điều chỉnh tăng liên tục nhưng vẫn thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn… đã ảnh hưởng đến nguyên nhân huy động vốn.

Năm 2013 tỷ trọng vốn điều hòa đã giảm xuống còn 52.70%, nâng tỷ trọng vốn huy động lên 47.30% đây là tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua. Điều này cho thấy

ngân hàng đã chủ động hơn về vốn nhờ áp dụng nhiều biện pháp huy động vốn tích cực như quà tặng, khuyến mãi kèm theo, huy động tiết kiệm dự thưởng. Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ tiện ích để đẩy mạnh huy động vốn, bên cạnh việc hoàn thiện chất lượng phục vụ, giữ mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế lớn trong tỉnh như Kho bạc Nhà nước, Công ty Xổ số kiến thiết, Bệnh viện, Điện lực, Bưu điện … cũng được ngân hàng thường xuyên quan tâm.

Tóm lại: công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Kiên Giang trong thời gian qua tương đối tốt, đó là nhờ vào sự quan tâm của Ban lãnh đạo và thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên.

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Đi đôi với công tác huy động vốn đó là nghiệp vụ cho vay mở rộng tín dụng. Nếu công tác huy động vốn tốt thu hút được nhiều vốn, trong khi đó công tác tín dụng không mở rộng được thì có thể dẫn đến ứ đọng vốn. Với phương châm “mang phồn thịnh đến với khách hàng”, “tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng” … trong những năm qua NHNo & PTNT Kiên Giang đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động tín dụng, được thể hiện thông qua bảng sau:

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. Tổng DSCV 6.906 100 8.040 100 9.603 100 +1.134 16,42 +1563 +19,4 4 DSCV ngắn hạn 4972 72.83 6.030 75.13 6.914 72.41 +1.058 21 884 14,6 2. Tổng DSTN 6.422 100 7.155 100 8.258 100 +733 +11,4 1 +1103 +15,4 DSTN ngắn hạn 4.431 69.46 5.080 71.27 6.110 74.13 +649 +14,6 4 +1030 +20,2 3. Tổng dư nợ 6.215 100 6.490 100 8.546 100 +275 +4,42 +2056 +31,6 Dư nợ ngắn hạn 3.480 56.42 3.899 63.45 5.554 64.59 +419 +12 +1655 +42,4 4.Tổng NQH 122 100 89 100 76 100 - 44 -23 -114 +80 NQH ngắn hạn 37 30 29 27.54 22,3 17.39 -17 -30 5 +13 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Doanh số cho vay: là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mô tín dụng.

Từ bảng số liệu trên ta thấy Tổng doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua 3 năm; năm 2011 là 6.906 tỷ đồng đến năm 2012 là 8.040 tỷ và đạt 9.603 tỷ đồng trong năm 2013. Để đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã tích cực mở rộng cho vay các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu qủa, cho vay hỗ trợ vốn khắc phục những khó khăn tạm thời cho người tiếp tục SXKD, không cho vay đối với những đối tượng làm ăn không hiệu qủa hoặc không có uy tín….

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay, và không đều trong các năm, năm 2011 là 72.83%, năm 2012 là 75.13% và đến năm 2013 còn 72.41 % thấp nhất trong 3 năm qua. Việc doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 chiếm tỷ trọng thấp chủ yếu là do trong năm ngân hàng đã cho vay trung và hạn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay tiêu

dùng … gia tăng nhanh hơn cho vay ngắn hạn để nâng tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn cao hơn theo kế hoạch đề ra.

Doanh số thu nợ: là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích đến trong hoạt tín dụng ở mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu qủa hoạt động tín dụng. Từ bảng trên cho thấy doanh số thu nợ qua 3 năm của ngân hàng đều tăng; năm 2011 đạt 6.422 tỷ, năm 2012 đạt 7.155 tỷ và năm 2013 đạt 8.258 tỷ đồng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn vay của chi nhánh tốt, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện việc thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn…

Doanh số thu nợ ngắn hạn và tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể là năm 2011 chiếm 69.46%, đến năm 2012 là 71.27% và chiếm 74.13% trong năm 2013. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó cho thấy chất lượng các khoản vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Kiên Giang khá tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ: là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân nhưng chưa đến thời hạn thu hồi, chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích “đi vay để cho vay” có đạt tối ưu không, mặt khác nó còn phản ánh quy mô tín dụng tại mỗi ngân hàng trong một thời điểm nhất định. Việc mở rộng quy mô tín dụng đã góp phần làm tăng tổng dư nợ của chi nhánh, cụ thể năm 2011 tổng dư nợ là 6.125 tỷ đồng, năm 2012 dư nợ 6.490 tỷ đồng và đến năm 2013 đạt 8.546 tỷ đồng. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, chỉnh sửa tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong cho vay như đơn giản hóa thủ tục vay vốn, các thủ tục về tài sản thế chấp… do đó không còn gây áp lực cho khách hàng khi đến giao dịch vay tiền tại ngân hàng.

Nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh, nó thể hiện chất lượng tín dụng các món vay cao hay thấp. Nhìn chung dư nợ tăng, nợ quá hạn qua 3 năm đều giảm, cụ thể năm 2011 là 55 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống còn 43 tỷ đồng và đến năm 2013 còn 38 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm cũng giảm, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn cao.

Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu qủa hoạt động tín dụng của ngân hàng ngoài các chỉ tiêu đánh giá về hiệu qủa huy động vốn, cũng cần phải phân tích them hiệu qủa hoạt động tín dụng. Ta có số liệu sau:

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2011 – 2013)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thu nợ ngắn hạn Tỷ đồng 4.431 5080 6.110 DSCV ngắn hạn Tỷ đồng 4.972 6.030 6.914 DN bình quân ngắn hạn Tỷ đồng 3.306 3.479 3.535 Nợ xấu ngắn hạn Tỷ đồng 37 29 22.3 DN ngắn hạn Tỷ đồng 3.480 3.899 5.504 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 89 84 88 Vòng quay vốn tín dụng NH Vòng 1.34 1.46 1.72 Rủi ro tín dụng ngắn hạn % 0.96 0.74 0.4 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Ghi chú: Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 1.112 tỷ đồng

Hệ số thu nợ ngắn hạn: hệ số này thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân cũng như khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời đánh giá hiệu quả công tác cho vay.

Từ bảng trên ta thấy hệ số này tăng, giảm không đều trong ba năm, cụ thể: năm 2011 là 89%, năm 2012 là 84% và năm 2013 là 88%. Điều đó cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng không đều nhưng tương đối cao. Do trong ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn (có thời hạn đến 12 tháng) nên thu hồi vốn khá nhanh. Năm 2012 do thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định số 165 đã làm tỷ lệ nợ xấu tại đơn vị tăng cao, mặc dù ngân hàng đã tăng cường thu hồi nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng song hệ số thu nợ vẫn chưa cao. Hơn nữa trong năm 2012, các hộ sản xuất nông nghiệp, khai thác thuỷ hải sản gặp khó khăn trong hoạt động nên đã xin gia hạn, cơ cấu lại nợ nhiều nên đã làm doanh số thu nợ trong năm giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số thu nợ trong năm. Đến năm 2011 và 2013 bên cạnh việc đầu tư có chọn lọc, cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc trong công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng nên việc thu hồi nợ tại chi nhánh đạt hiệu qủa cao hơn. Như vậy việc xác định đầu tư và mở rộng tín dụng trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng nhìn chung

có hiệu quả, đảm bảo hoạt động tín dụng và góp phần nâng cao hiệu qủa đồng vốn đầu tư.

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đồng vốn đầu tư thông qua tính luân chuyển của nó, chỉ số này càng lớn càng tốt.

Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao và liên tục gia tăng trong ba năm qua. Do tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh nên vòng quay vốn cũng nhanh. Năm 2011 là 1.34 vòng, năm 2012 là 1.46 và đến năm 2013 là 1.72. Như vậy công tác thu hồi nợ của chi nhánh tương đối tốt nhất là năm 2013; do việc lựa chọn sàng lọc khách hàng trước khi cho vay và việc tăng hạn mức tín dụng cho các khách hàng truyền thống được ngân hàng trú trọng nên đã góp phần nâng cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 48)