Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 38)

6. Bố cục của chuyên đề

1.3.3Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng tín dụng

1.3.3.1 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh số ngân hàng cho vay so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng vốn huy động của ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu cho vay ngắn hạn tại địa phương. Chỉ tiêu này lớn, thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, điều đó cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp.

1.3.3.2 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, đánh giá thời gian thu hồi nợ của ngân hàng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

1.3.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.

Rủi ro tín dụng là rủi ro trong hoạt động cho vay và xảy ra khi khách hàng không trả nợ đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, làm cho ngân hàng bị động về vốn để duy trì hoạt động và hoàn trả cho người gởi tiền khi họ rút tiền hoặc khi đến hạn thanh toán. Đây là rủi ro lớn nhất và có tác động cơ bản đến sự an toàn của toàn bộ hoạt động ngân hàng.

Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng trên vốn huy động = x 100% Vốn huy động

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = x 100% Dư nợ bình quân

Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =

2

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Dư nợ

1.3.3.4 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiều đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao, càng tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại vì ngày nay, lợi nhuận ở phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là từ hoạt động tín dụng. Giải pháp nâng cao chất lượng trong cho vay, thu nợ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại, ổn định và phát triển của chi nhánh và toàn bộ hệ thống. Từ đó, tăng tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín, thu hút và mở rộng khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động.

Tín dụng Ngân hàng có vai trò đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro của ngân hàng

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ trên = x100%

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/3/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký ban hành Nghị định 53 thành lập hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam, công bố sự ra đời của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 31/NH-QĐ ngày 15/08/1988 của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở kế thừa đội ngũ cán bộ viên chức của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Kiên Giang.

Đến năm 1990, được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Từ năm 1998 đến nay được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 198/1998/QĐ- NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT VN ban hành.

NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang có: - Con dấu riêng

- Bảng cân đối tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trụ sở của Agriban Chi nhánh tỉnh Kiên Giang đặt tại số 1 đường Hàm Nghi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Gía, tỉnh Kiên Giang.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển hoạt động kể từ ngày thành lập đến nay (1988 – 2008) NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang đã phấn đấu liên tục, vượt qua nhiều khó khăn thử thách từng bước đi lên, bám sát định hướng phát triển kinh tế Nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, xác định thị trường chủ yếu là nông thôn, đối tượng

đầu tư là nông dân, vì vậy thời gian qua NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang đã trở thành người bạn đồng hành của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo giữ gìn sự ổn định kinh tế chính trị tại địa phương.

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, gắn bó với thị phần Nông nghiệp, nông thôn. NHNo & PTNT Kiên Giang đã từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng từ chỗ cho các đơn vị kinh tế quốc doanh vay là chủ yếu sang cho vay phát triển sản xuất kinh tế hộ.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới. Bên cạnh mục tiêu là trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn NHNo & PTNT Kiên Giang đã đẩy nhanh ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh các yêu cầu về sử dụng dịch vụ của khách

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang thực hiện đúng theo QĐ số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam.

Tại Hội sở Agribank Chi nhánh Tỉnh tỉnh Kiên Giang được tổ chức thành 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Tín dụng Phòng KH TH Phòng Điện toán Phòng DV & MKTM Phòng KT & NQ Phòng KD NHối Phòng HC & NS Phòng KTKSN B PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban Giám đốc

- Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNo & PTNT VN.

- Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc thuộc chi nhánh.

- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.

- Thay mặt HĐQT, Tổng Giám đốc làm việc với cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương.

- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, phân phối tiền lương … cho nhân viên.

Phòng Tín dụng

- Phân tích kinh tế theo ngành, danh mục khách hàng để lựa chọn cho vay an toàn và hiệu qủa cao.

- Trực tiếp thẩm định, theo dõi các khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc HĐTD.

- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ qúa hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT VN.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn, thực hiện thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng.

Phòng Điện toán

- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu.

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.

Phòng Dịch vụ và Marketing:

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị và quảng bá thương hiệu.

- Tổ chức triển khai nghiệp vụ Thẻ, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ theo quy định của NHNo & PTNT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.

Phòng Kế toán và ngân quỹ

- Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định.

Phòng Kinh doanh ngoại hối

- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế, tín dụng bảo lãnh ngoại tệ.

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền và mở tài khoản cho khách hàng nước ngoài.

Phòng Hành chính và Nhân sự

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý. Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn

- Trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chính, lễ tân…

- Thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiềm, điều động cán bộ; công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chỉ đạo của Giám đốc.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, cử cán bộ đi học tập, công tác trong và ngoài nước.

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại.

- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định.

Tóm lại: Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHNo & PTNT Kiên Giang thực hiện đúng theo mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam. Phát huy tốt vai trò điều tiết, cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế đặc biệt là nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Trong những năm gần đây việc áp dụng khoa học công nghệ nhất là tin học vào trong giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tạo lợi thế cạnh tranh nên cơ cấu tổ chức đã được dần thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ thống NHNo & PTNT nói chung và NHNo & PTNT Kiên Giang nói riêng.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang (trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013)

Ngành Ngân hàng trong những năm trở lại đây không chỉ đơn thuần là một đơn vị tạo nguồn vốn hoạt động cho nền kinh tế, mà còn là một tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho ngành, cho đơn vị mình, góp phần vào nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập và gián tiếp thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.

Đối với NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang cũng vậy, để đạt được mục tiêu vừa hoạt động kinh doanh là nhân tố tạo nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng.

Thực tế trong những năm qua, với sự cố gắng không ngừng của toàn thể CBCNV trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển, NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong ba năm qua như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2011 – 2013) ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2012 So sánh 2012/2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I.Doanh thu 1287 1473 1779 +186 +14.45 +306 +20.77 Thu từ HĐTD 1245 1419 1650 +174 +13.97 +231 +16.28 Thu khác 42 54 129 +12 +28.57 +75 +38.89 II.Chi phí 1152 1338 1509 +186 +16.15 +171 +12.78 Chi HĐTD 912 1038 1152 +126 +13.81 +114 +10.98 Chi khác 240 307 357 +60 +25.00 +57 +19.00 Lợi nhuận 135 135 270 0 0 +135 +100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng trên ta có nhận xét cụ thể về tình hình hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang như sau:

- Về doanh thu:

Doanh thu đều gia tăng trong 3 năm qua, năm 2011 là 1287 tỷ đồng tăng 82% so với năm 2010 (năm 2010 là 1055,3 tỷ đồng); trong đó thu từ HĐTD đạt 1245 tỷ đồng chiếm 96.74% trên tổng thu. Năm 2012 thu nhập là 1473 tỷ đồng tăng 14.45% tương đương 186 tỷ đồng so với năm 2011; trong đó thu lãi từ hoạt động tín dụng đạt 1419 tỷ đồng chiếm 96.33% tổng doanh thu và tăng 13.97% so với năm 2011. Năm 2013 thu nhập là 1779 tỷ đồng tăng 20,77% tương đương 306 tỷ đồng so với năm 2012; trong đó thu lãi từ hoạt động tín dụng đạt 1650 tỷ đồng chiếm 92.75% tổng doanh thu và tăng 16.28% so với năm 2012.

Nguyên nhân tăng doanh thu chủ yếu là do trong những năm gần đây ngân hàng đã mở rộng cho vay DNNVV; giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng, thực hiện việc trả lương kinh doanh, xếp loại thi đua căn cứ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu đó, thành lập các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch ở những khu kinh tế phát triển, khu công nghiệp … nên đã làm tăng thu nhập lãi suất. Bên cạnh đó còn cung cấp các dịch vụ tiện ích như chi trả kiều hối, chuyển tiền điện tử, bảo lãnh ngân hàng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ ATM, thu tiền bảo hiểm, chiết khấu giấy

tờ có giá … làm tăng trưởng đáng kể từ hoạt động cung cấp dịch vụ nên đã đóng góp vào sự gia tăng của nguồn thu.

- Về chi phí:

Tình hình chi phí của NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang như sau: năm 2011 tổng chi là 1152 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2010 (năm 2010 là 1117,5 tỷ đồng). Năm 2012 chi phí tiếp tục tăng, tổng chi là 1338 tỷ đồng tăng 16.15% tương đương 186 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 tổng chi phí là 1509 tỷ đồng tăng 12.78% tương đương 171 tỷ đồng so với năm 2012.

Tổng chi phí có xu hướng tăng chủ yếu là chi trả lãi cho việc sử dụng vốn huy động và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống. Quy mô hoạt động được mở rộng thì nguồn vốn tăng lên và chi phí lãi suất cũng tăng lên là tất yếu. Bên cạnh đó việc phân loại nợ và trích lập rủi ro (thực hiện quyết định số 165/NHNo-HĐQT của NHNo & PTNT VN) cũng tăng từ những món vay theo chỉ định của Chính phủ như: cho vay Khắc phục hậu qủa bão số 5 năm 1997, cho vay Nhà máy đường, cho vay vùng đệm U Minh Thượng … những món vay này đều đã qúa hạn và hiện đang ở tình trạng nợ có khả năng mất vốn nhưng chi nhánh vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro. Ngoài ra chi phí ngoài lãi suất tăng mạnh trong các năm không phải do ngân hàng kiểm soát chi phí chưa cao mà do tác động từ phía nhà nước; cụ thể năm 2011, 2012, 2013 nhà nước điều chỉnh tăng hệ số lương, tăng mức lương tối thiểu chung nên đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 38)