Chăm lo phát triển văn hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 108 - 116)

2. Định hướng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp

5.3.2.Chăm lo phát triển văn hóa

- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động văn học và nghệ thuật, báo đài, văn hóa, thông tin.

- Tăng cường xây dựng đi đôi với việc nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa; bảo tồn và phát huy các công trình di tích lịch sử, văn hóa.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong tiệc cưới, lễ hội… Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam.

- Quan tâm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn; thu hẹp dần khoảng cách thụ hưởng văn hóa giữa đô thị với vùng nôn thôn.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập, tác hại các sản phẩm đồi trụy, phản động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

5.3.3.Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm, dạy nghề; Chương trình giảm nghèo, công tác xuất khẩu lao động, Đẩy mạnh các hoạt động bảo hiểm, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng. Nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện.

- Thực hiện tốt các chính sách đối với các đối tượng có công với nước, người cao tuổi, bảo trợ người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già không nơi nương tựa. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách về giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào thiểu số nghèo đời sống khó khăn.

+ Quan tâm nâng cao y đức của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ ngành y tế. Thực hiện tốt chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ bác sĩ, cán bộ ngành y tế.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu về y tế và phòng chống HIV/AIDS.

+ Tăng cường củng cố cơ sở y tế, xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

+ Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

+ Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân. + Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

- Triển khai thực hiện các chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ phu nữ.

- Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng gắn với xây dựng và phát triển một số bộ môn thi đấu thể thao thành tích cao. Xây dựng một số công trình thể thao trọng điểm của tỉnh như Nhà thi đấu đa năng, Hồ bơi, Sân vận động tỉnh và các công trình thể thao ở huyện, cơ sở.

KẾT LUẬN

Cùng với các vùng tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua đã tạo động lực cho nền kinh tế của vùng có những bước tiến vượt bậc. Điều đó thể hiện được Sóc Trăng đang ngày càng đổi mới, khẳng định mình trong công cuộc công nghiệp hoám hiện đại hóa đất nước.

Sóc Trăng có vị trí địa kinh tế quan trọng, vừa giáp đất liền vừa giáp biển, lại nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của cả nước thuận lợi giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong vùng và trong cả nước.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi tạo cho vùng có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông - ngư nghiệp. Đất đai phì nhiêu cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình và hệ thống sông rạch chằng chịt cho phép Sóc Trăng phát triển nền sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản quy mô lớn, năng suất và chất lượng ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đặc sắc tạo điều kiện cho ngành du lịch của vùng phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình phong phú như du lịch sông nước, miệt vườn; tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên quý, hiếm (sân chim, rừng ngập mặn…), tham quan các công trình văn hoá của các dân tộc trong vùng (chùa Khơme…).

Phát huy được những thế mạnh của tỉnh, trong thời gian qua Sóc Trăng đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm dần, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế cũng thay đổi theo hướng tiến bộ với khu vực ngoài quốc doanh giữ vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm giá trị nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Các ngành kinh tế của tỉnh đều tăng trưởng và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Nông nghiệp từ chỗ sản xuất lúa trên diện rộng, chạy theo số lượng đã có hướng phân bố lại diện tích, bố trí lại mùa vụ nhằm giảm diện tích lúa, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi khác phù hợp với điều kiện sinh thái và mang lại giá trị kinh tế cao hơn (các loại cây ăn quả, cây công nghiệp). Ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phát triển mạnh cả về năng suất và chất lượng, đóng góp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn cho vùng và cả nước. Công nghiệp phát triển khá nhanh, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chiếm vai trò chủ đạo với tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ cũng đang ngày càng phát triển.

Trên cơ sở phân tích, các đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng tác giả mong muốn được góp phần cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh của tỉnh Sóc Trăng trong giảng dạy và học tập Địa lí địa phương của tỉnh, cũng như các thành phần xã hội khác quan tâm đến việc tìm hiểu địa lí tỉnh nhà.

Trong quá trình thực hiện, do thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế nên đề tài vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Phần hạn chế của đề tài, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Sóc Trăng (2010), Báo cáo Tình hình phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng năm 2010.

2. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Sóc Trăng (2012), Địa chí tỉnh Sóc Trăng. 3. Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng (2010), Niêm giám thống kê năm2010.

4. PTS.Nguyễn Kim Hồng (Chủ biên)(1997), PTS Phạm Xuân Hậu, ThS Đào Ngọc Cảnh, ThS Phạm Thị Xuân Thọ, Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM

5. Đại học Kinh tế Quốc dân(2007) Địa lý & Kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI(2007), NXB Từ điển Bách khoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. PGS.TS Đặng Văn Phan(2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam – NXB Giáo dục.

7. PGS.TS Đặng Văn Phan, Giáo trình Tổ chức lãnh thổ Kinh tế - Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Dân lập Cửu Long.

8. PGS.TS Văn Thái (2003), Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB Thống Kê. 9. Lê Bá Thảo (2008) Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục.

10. Lê Thông (Chủ biên)(2006), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam – Tập VI, NXB Giáo dục.

11. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần XII nhiệm kỳ 2010 – 2015.

12. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư Phạm.

13. Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Tế Xuyên, Địa lí địa phương trong nhà trường phổ thông

14. PGS.TS Lê Thông – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ(2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục.

15. Phan Huy Xu – Mai Phú Thanh (2000), Tìm hiểu Địa lý Kinh tế Việt Nam để giảng dạy trong nhà trường – NXB Giáo dục.

16. Thái Văn Long (Chủ biên) – Bùi Sơn Hải – Lê Văn Luận (2010), Tài liệu dạy – học chương trình Địa lí Địa phương trung học cơ sở tỉnh Cà Mau,

NXB Giáo dục Việt Nam.

17. Tổng cục Du lịch – TT Công nghệ thông tin(2001), Non nước Việt Nam,

NXB Văn hóa – Thông tin.

18. Phạm Côn Sơn (2005), Non nước Việt Nam “Sắc màu Nam Bộ“, NXB Phương Đông.

19. Giáo trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng khối THPT(2006)

PHỤ LỤC

Thành phố Sóc Trăng

CHÙA DƠI

CHỢ NỖI NGÃ NĂM

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 108 - 116)