Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 80)

4. Địa lí kinh tế

4.3.2.3. Thủ công nghiệp

Nhìn chung ở Sóc Trăng, nghề thủ công nghiệp là nghề phụ của nông dân, khi rãnh rỗi, lúc nông nhàn, không phải là nghề thuần túy mang lại thu nhập cho họ. Do các nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất ở dạng gia đình cha truyền con nối , không truyền nghề cho người ngoài, nên dần dần tạo thành những xóm nghề có mối quan hệ gia tộc.

Theo thống kê, hiện nay các ngành nghề truyền thống của tỉnh Sóc Trăng thu hút số lao động khoảng 10.000 người, phần lớn tại địa bàn nông thôn. Các ngành nghề này góp phần đáng kể trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên các nghề thủ công vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn các lao động làm nghề đều có trình độ thấp, chưa qua trường lớp, chỉ

làm theo kinh nghiệm, theo hướng dẫn truyền miêng, thiếu sáng tạo, thiếu vốn đầu tư, nên mang tính nhỏ lẻ, cầm chừng, hoặc chỉ gia công với tiền công ít ỏi.

Để phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, nghề truyền thống, nhiều chủ chương, biện pháp để triển khai thực hiện như Chương trình mỗi làng một nghề, Chương trình khuyến công hay Phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP...

Đối với ngành nghề truyền thống của tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định số 71/QĐ-UBND, công nhận 12 nghề truyền thống, 13 làng nghề và 12 làng nghề truyền thống. Các làng nghề thống được công nhận là: đan đát, cốm dẹp xã Phú Tâm (Châu Thành); chằm lá xóm tiệm, xã Mỹ Phước (Mỹ Tú); đan đát, than hầm xã Xuân Hòa (Kế Sách); bánh pía, lạp xưởng, mè láo Vũng Thơm xã Phú Tâm (Châu Thành); bánh tráng Bà Lèo, rượu Bãi Xàu, dệt chiếu Viên Bình (Mỹ Xuyên); dệt chiếu Mỹ Thọ, xã Mỹ Quới (Ngã Năm); chằm lá Lâm Tân, mộc dân dụng Phú Lộc (Thạnh Trị).

4.2.3.4 Một số nghề thủ công nghiệp tiêu biểu - Nghề làm bánh pía, lạp xưởng, mè láo

Nghề làm bánh pía, lạp xưởng, mè láo rất thịnh hành ở Vũng Thơm (nay thuộc xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú), có nguồn gốc của người Hoa, Hiện nay Sóc Trăng có gần 50 cơ sở sản xuất bánh pía lạp xưởng, tập trung nhiều nhất ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành và Thành phố Sóc Trăng. Danh tiếng của đặc sản Vũng Thơm được người tiêu dùng yêu chuồng với vững ngót cả trăm năm nay và nay được coi là đặc sản của tỉnh Sóc Trăng.

- Nghề làm bánh tráng

Là nghề truyền thống của Sóc Trăng, ở ấp Vĩnh Xuyên, Thị trấn Mỹ Xuyên có gần 100 hộ chuyên sản xuất bánh tráng, từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi “Bánh tráng Bà Lèo”. Hiện nay ấp Vĩnh Xuyên với bánh tráng Bà Lèo đã được công nhận là nghề truyền thống của Sóc Trăng.

- Nghề làm khô

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tôm cá, nhưng ở tỉnh Sóc Trăng chỉ có huyện giáp biển mới có nghề làm khô từ cá biển như: Vĩnh Châu, Long

Phú. Tại huyện Long Phú nghề này tập trung nhiều nhất tại ấp Cảng, xã Trung Bình.

- Nghề làm mắm tép

Mắm tép là món ăn quen thuộc của người dân vùng sông nước. Ở tỉnh Sóc Trăng, mắm tép Nhu Gia nổi tiếng từ lâu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhu Gia là một vùng trù phú, nay thuộc xã Thạnh Phú thuộc huyện Mỹ Xuyên, Nhờ nằm ở địa thế có nhiều song ngòi, kênh rạch chằng chịt nên nguồn lợi thủy sản của vùng rất lớn. Ở Nhu Gia có nhiều gia đình làm mắm tép, đây là một nghề kinh tế phụ của nhiều hộ gia đình của vùng cũng là nghề mang đậm bản sắc đặc biệt của địa phương.

- Nghề Vẽ Tranh Kính

Vẽ tranh trên kính là một nghề mà cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer đều làm, tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc, các bộ tranh kiếng đều có nét riêng. Nhìn chung, tranh trên kính là loại tranh thờ. Tranh thờ của vùng Lái Thiêu thường vẽ phong cảnh đồng quê, hai bên có câu đối. Tranh thờ người Hoa ở Vĩnh Châu thường vẽ đại tự bằng chữ Hán. Tranh trên kính của người Khmer thường vẽ phong cảnh các chùa Khmer, sinh hoạt đồng quê, hội hè, đình đám trong phum sóc…

Ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú cũng có nhiều gia đình người Khmer sinh sống bằng nghề vẽ tranh trên kính. Thời còn sung túc, bạn hang về lấy tỏa đi các nơi để bán. Những bức tranh kính này mang nét văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ.

4.3.3.Ngành dịch vụ

4.3.3.1.Du lịch và thương mại

Sóc Trăng có một vị trí nhất định so với các tỉnh trong khu vực về phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng. Nhất là điểm cuối cùng của dòng sông MêKông đổ ra biển Đông, sau hơn 3.200km chảy qua phần đất của 6 quốc gia trong khu vực. Đặc biệt là 1.200ha rừng bần giáp biển Đông thuộc huyện Cù Lao Dung, có hệ động thực vật khá phong phú, là

điểm đến thú vị phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và nghiên cứu khám phá của nhiều người.

Với tiềm năng và thế mạnh riêng, nhất là về du lịch văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái sông nước nghỉ dưỡng, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và phát huy sức mạnh của các nguồn lực, du lịch Sóc Trăng sẽ có cơ hội cất cánh… và sẽ thúc đẩy sự hoạt động của các loại hình du lịch khác như giao thông thủy, bộ, bưu chính viễn thông, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, vui chơi giải trí , góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương, nâng dần mức sống hộ dân cư tại địa phương.

Tuyến giao thông huyết mạch Nam sông Hậu và Quốc lộ 60 đi qua địa bàn toàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch trong và ngoài khu vực, cả khách quốc tế có thể đến Việt Nam thưởng ngoạn loại hình du lịch sông nước, nghỉ dưỡng, kết hợp nghiên cứu ở vùng đồng bằng ven biển cùng với các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống đặc sắc của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer đã đoàn kết cộng cư vài trăm năm nay tại vùng đất này.

Từ sau khi tái lập tỉnh, hoạt động du lịch của tỉnh dần được quan tâm hơn. Du lịch Sóc Trăng thời gian qua, tuy đã có những bước phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng chậm so với các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng khách du lịch đến Sóc Trăng còn khiêm tốn và hiện nay Sóc Trăng chỉ mới là điểm dừng của du khách. Tuy nhiên, tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng: Du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch văn hóa – lễ hội, du lịch sinh thái rừng ngập mặn, di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái, lễ hội văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên; bên canh đó còn có lợi thế về giao thông (đường bộ lẫn đường thủy), nguồn tài nguyên du lịch còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên vẹn và được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sóc Trăng đứng trước những thời cơ thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch, là một trong những điểm đến hấp dẫn của Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Về công tác lữ hành, khách sạn:

Hoạt động khách sạn: Trong thời gian gần đây, cơ sở lưu trú du lịch Sóc Trăng phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Chỉ tính riêng từ năm

2008 đến nay, số cơ sở lưu trú du lịch ở Sóc Trăng đã tăng lên 15 cơ sở với trên 300 phòng. Tổng số vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng. Hiện tại, toàn tỉnh có 28 cơ sở lưu trú du lịch với 712 phòng. Trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao, còn lại là khách sạn đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, hiện nay Sóc Trăng còn có 2 dự án khách sạn đang trong giai đoạn hoàn thiện để đưa vào hoàn động. Các cơ sở lưu trú du lịch đều chú trọng đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các dịch vụ.

Hoạt động lữ hành: Sóc Trăng có 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế là Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Sóc Trăng; 01 Công ty lữ hành du lịch xanh (Green Travel) 01 Công ty lữ hành Ngũ Đạt (chi nhánh của Cần Thơ).

- Về công tác quản lý hướng dẫn du lịch, cấp thẻ HDV và thẻ TMV: + Việc quản lý hướng dẫn viên du lịch: Hiện Sóc Trăng có 02 hướng dẫn viên du lịch quốc tế (sử dụng tiếng Trung Quốc) đã chuyển công tác về Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Việc cấp thẻ hướng dẫn viên: Tổng cục Du lịch vừa triển khai thực hiện việc cấp thẻ hướng dẫn viên mới trên mạng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản hướng dẫn cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định mới cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa (đã cấp 02 thẻ HDV nội địa); đồng thời ban hành quy định việc cấp thẻ thuyết minh viên (đang tiến hành các thủ tục để cấp thẻ TMV).

- Nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng hiện có phòng nghiệp vụ du lịch, với chức năng nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về định hướng phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn toàn tỉnh và một đơn vị sự nghiệp du lịch là Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, với chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Sở VHTTDL xây dựng chương trình, dự án về xúc tiến du lịch của tỉnh, chiến lược thị trường du lịch, sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện các sự kiện, chương trình tuyên truyền và quảng bá du lịch.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ chưa được tổ chức thực hiện, tuy nhiên Sở VHTT&DL đã cử 5 lao động quản lý tại một số doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tham dự các khóa huấn luyện đào tạo viên của dự án về lĩnh vực lễ tân, quản lý nhà hang, hướng dẫn du lịch. Ngoài ra còn cử cán bộ, chuyên viên tham dự tất cả các lớp đào tạo, tập huấn do Tổng cục du lịch tổ chức để nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công chức.

Trước những vấn đề đặt ra, nhất là ở cơ sở những điểm du lịch, khu du lịch chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch. Do đó tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức mở lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý và tổ chức hoạt động Văn hóa – Du lịch tỉnh Sóc Trăng năm 2010, cho 33 đối tượng đang làm công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa – du lịch tại các điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, nhà hang khách sạn là nơi góp phần, giới thiệu hướng dẫn khách tham quan du lịch tìm hiểu văn hóa – du lịch ở địa phương.

Tổng số tổ chức, cá nhân đang lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Sóc Trăng có khoảng 730 lao động, trong đó:

+ Về cơ sở lưu trú du lịch có 28 cơ sở với 550 cá nhân đang lao động trong các cơ sở;

+ Về các Công ty Lữ Hành có 03 công ty, với 14 cá nhân đang lao động doanh nghiệp lữ hành.

+ Về điểm tham qua du lịch có 12 điểm tham quan, với 65 cá nhân đang lao động trong các điểm du lịch;

+ Về nhà hàng phục vụ khách du lịch có 04 nhà hàng lớn, với 100 lao động đang phục vụ tại các nhà hàng.

- Các vùng du lịch trong tỉnh

+ Vùng du lịch sông nước, nghỉ dưỡng

Theo quy hoạch được phê duyệt của UBND tỉnh, vùng du lịch song nước, nghỉ dưỡng có khu vực tập trung đón khách du lịch nhiều nhất chính là Khu du lịch Song Phú và 8 điểm khác trong vùng Du lịch hạ lưu song Hậu. Từ năm 2003 đến cuối năm 2005, khu Du lịch Song Phụng đã được đầu tư tổng cộng

trên 8 tỷ 600 triệu đồng để triển khai một số dự án như đắp đê bao dài 5.450m, trồng rừng phòng hộ, trồng cỏ, san lấp mặt bằng giai đoạn 1. Một số dự án khác đang được chuẩn bị khẩn trương như đường trên tuyến đê, cầu tàu đường dẫn, dự án điện nước…

Khi khu du lịch Song Phụng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động cùng với tuyến lộ Nam Sông Hậu được hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa, các dịch vụ và nhiều hoạt động vui chơi giải trí… của khu vực cù lao cũng như vùng đất liền dọc theo bờ sông Hậu từ Song Phụng về Đại Ngãi.

Các điểm quy hoạch trong tuyến Du lịch hạ lưu song Hậu vừa là du lịch song nước miệt vườn, kết hợp với du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử truyền thống. Đặc biệt là ở huyện Cù Lao Dung còn những thế mạnh có thể nghiên cứu đưa vào phục vụ du lịch sinh thái như quan sát chim ở An Quới (xã An Thạnh 3), quan sát dơi, đi bộ trong rừng bần ngoài đê ở An Thạnh Nam, tổ chức các hoạt động thể thao sông nước, thú vui câu cá, chèo thuyền. Điều quan tâ hơn chính là 1.200 ha rừng bần ngoài đê giáp biển Đông, gần như phát triển tự nhiên chưa kịp khai thác. Nơi đây vẫn còn nhiều loại chim thú, nhất là dơi, cò và khỉ. Ngoài cùng của rừng bần, mỗi khi triều rút, là bãi cát kéo dài nhiều cây số ra biển Đông. Khoảng giữa 2 cửa biển Trần Đề và Định An có một vũng khá rộng nằm trong rừng bần, kề cận với bãi Tiên. Nơi đây, có thể nghiên cứu xây dựng thành bãi tắm, kể cả nước triều lớn hay ròng. Khu rừng này, đã có hướng đầu tư của một tổ chức phi chính phủ ở Đức, tiến tới biến khu rừng cùng với một số diện tích tự nhiên của 2 huyện Long Phú và Cù Lao Dung trở thành khu bảo tồn thiên nhiên…

+ Vùng du lịch văn hóa lễ hội

Về du lịch văn hóa lễ hội, Sóc Trăng đã đầu tư nâng cấp các điểm tham quan du lịch gắn với lễ hội truyền thống dân tộc như chùa Mahatúp (chùa Dơi), chùa Sàlôn (chùa Chén Kiểu). Được sự chỉ đạo của Trung ương, một số lễ hội tryền thống dân tộc, ca múa nhạc dân tộc Khmer cũng đang được đầu tư nâng

cấp để trở thành sản phẩm đặc thù của du lịch Sóc Trăng, đặc biệt là lễ hội Ooc- om-boc và đua ghe ngo.

Ngoài ra, Tỉnh đã tiến hành xây dựng khán đài và đường đua ghe ngo (thuyền rồng, thuyền bầu…) trên sông Maspéro tại thành phố Sóc Trăng với tổng kinh phí 60 tỷ đồng. Nơi đây đã trở thành điểm đua ghe ngo Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc vào tháng 4/2010 và những năm kế tiếp sẽ trở thành địa điểm đua ghe ngo trong nước và quốc tế.

Các điểm tham quan du lịch khác như Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, Khu du lịch Bình An, các chùa của người Hoa, người Khmer trong thành phố Sóc Trăng, tuyến du lịch Phú Tân (chùa Bốn Mặt, làng nghề dân tộc Khmer) đang được tiếp tục triển khai xây dựng them nhiều hạng mục, sẽ làm phong phú them điểm đến, góp phần đáp ứng vào nhu cầu tham quan của khách du lịch gần xa.

+ Vùng du lịch truyền thống ruộng đồng.

Tỉnh có nhiều điểm được công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh đã và đang từng bước được đầu tư cải tạo và xây dựng để phục vụ cho khách du lịch như: Đình Hòa Tú, Khu căn cứ Tỉnh ủy rừng Tràm Mỹ Phước, Miếu Bà Chúa xứ Mỹ Đông, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng; điểm du lịch sinh thái vườn cò Tân Long, chợ nổi Ngã Năm… Những sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các món ăn truyền thống mang đậm nét dân dã, cũng là thế mạnh của Sóc Trăng đang được chú ý khai thác để thu hút khác du lịch.

+ Vùng du lịch biển nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)