Khái quát chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 57)

4. Địa lí kinh tế

4.1.Khái quát chung

Nền kinh tế của tỉnh Sóc Trăng có điểm xuất phát thấp và chủ yếu dựa vào nông, ngư nghiệp. Sự tăng trưởng của các ngành này có ý nghĩa quyết định đối với nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng khá cao và đạt mức trung bình năm là 11,21% trong suốt thời kì 1992 – 2006 (trong đó giai đoạn 1992 – 1995 là 12,44% và giai đoạn 1996 – 2000 đạt 9,3%, giai đoạn 2001-2005 là 10,25%, giai đoạn 2005-2006 là 12,84%). Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn ở mức 10,27%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau rõ rệt giữa các ngành. Khu vực I (nông, lâm, như nghiệp) tuy có tỉ trọng lớn nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng lại chậm (3,13% năm 2010). Trong khi đó. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) lại có tốc độ tăng rất nhanh (tương ứng là 16,04% và 19,13% năm 2010).

Nhờ tốc độ tăng trưởng khá cao nên GDP bình quân theo đầu người tăng liên tục. Nếu như năm 1992 chỉ tiêu này mới chỉ ở mức 1340 nghìn (quy ra 122 USD, theo tỉ giá năm 1994), thì năm 2000 đã là 4226 nghìn đồng (298 USD) và năm 2004 lên đến 6984 nghìn đồng (434 USD) đến năm 2010 là 811 USD. Như vậy, GDP bình quân theo đầu người năm 2010 tăng gấp hơn 1,87 lần so với năm 2004 và gần 6,65 lần so với năm 1992. Cho thấy được từ khi tái lập tỉnh đến nay thu nhập bình quân tính theo đầu người của tỉnh Sóc Trăng tăng lên đáng kể.

Bảng 2.4. CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH SÓC TRĂNG (GDP) THỜI KÌ 1992 – 2010(Theo giá thực tế)

Đơn vị: %

Ngành/năm 1992 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm nghiệp,thủy sản 68,30 54,28 56,47 54,62 56,30 Công nghiệp và xây dựng 9,68 19,87 17,15 16,14 14,94

Dịch vụ 22,02 25,85 26,38 29,24 28,76

(Nguồn: niên giám thống kê 2010)

Trong cơ cấu nền kinh tế của Sóc Trăng, ưu thế thuộc về khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp). Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) ít nhiều có nhiều thay đổi, nhưng cho đến nay vẫn chiếm tỉ trọng thấp.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Sóc Trăng đang diễn ra theo hướng phát huy những lợi thế so sánh của địa phương. Trong thời kì 1992 – 2010, xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I (từ 68,3% năm 1992 xuống 57,23% năm 2010). Riêng tỉ trọng khu vực III ít có sự thay đổi và dao động trong khoảng trên dưới 20% (cao nhất 28,15% năm 2010 và thấp nhất 22,02% năm 1992)

Rõ ràng, cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh có sự chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ, nhưng nhìn chung còn chậm. Cụ thể là từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉ trọng của khu vực I mới giảm 11,07%: còn của khu vực II tăng thêm được 5,26%; trong khi đó tỉ trọng của khu vực III lại tăng đôi chút, tuy không đáng kể.

Về cơ cấu lãnh thổ, sự thay đổi cũng chưa thật rõ nét ngoài viêc hình thành một và khu công nghiệp tập trung.

Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước chỉ giữ đơn vị khiêm tốn với 7,53% GDP của tỉnh (2003). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) chiếm ưu thế (92,45% năm 2010), trong đó nổi bật nhất là kinh tế cá thể (gần 69,69% năm 2010. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ bé. Năm cao nhất, tỉ trọng của khu vực này mới đạt 0.02% GDP cả tỉnh (năm 2010).

Bên cạnh những kết quả to lớn, nền kinh tế của Sóc Trăng đang đứng trước nhiều thách thức trong cơ chế thị trường và hội nhập, nhất là thu không đủ chi (năm 2010 thu 608,6 tỉ đồng, chi 3341,8 tỉ đồng). Tuy vậy tỉnh Sóc Trăng tập trung khai thác hiệu quả mọi tiềm năng; huy động tối đa nội lực và tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; kết hợp hợp lí giữa đầu tư có trọng điểm với đầu tư theo diện rộng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa – xã hội; nâng cao mức

sống và trình độ dân trí; ưu tiên đầu tư cho vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

4.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do đặc thù là tỉnh nông nghiệp nên khu vực I chiếm tỷ trọng rất cao trong nền kinh tế. Thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg, ngày 6/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo chiều hướng tích cực. Kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh và theo xu hướng chuyển đổi phù hợp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần khu vực I và tăng khu vực III. Tỷ trọng giá trị khu vực I, II và III trong GDP (theo giá hiện hành) năm 2005 là 57,70% - 19,76% - 22,54%. Năm 2010, tỷ trọng giá trị tương ứng ba khu vực là 50,78% - 17,82% - 31,40%. GDP bình quân đầu người ước thực hiện năm 2010 (theo giá hiện hành) là 1.000 USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 2,12% lần so năm 2005.

Bảng 2.5 CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1992 ĐẾN 2010 Đơn vị: %

1992 1995 2000 2005 2006 2007 2010 Khu vực I 68,30 69,79 60,62 57,70 54,41 54,47 56,30 Khu vực II 9,68 12,39 18,87 19,76 20,90 19,87 14,94 Khu vực III 22,02 17,82 20,51 22,54 24,69 25,85 28,76

Năm 2010, cơ cấu 3 khu vực kinh tế (theo giá thực tế) như sau: khu vực I chiếm 56,18% khu vực II chiếm 20,92 và khu vực III chiếm 24,90%. So với năm 1992 khu vực I giảm 12%, khu vực II tăng 5,26% và khu vực III tăng 6,74%.

Khu vực I giữ vai trò chủ lực, chiếm trên 50% cơ cấu kinh tế. Trong khu vực này, có sự chuyển dịch nhanh và rõ rệt về thay đổi cơ cấu của các ngành, đặc biệt là ngành thủy sản. Trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi được bố trí phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc chuyển đổi mô hình độc canh cây lúa sang mô hình tôm – lúa, cá – lúa, lúa – màu, VAC,…được thực hiện và mang lại hiệu quả.

Khu vực II: ngành công nghiệp địa phương tăng trưởng khá nhanh và đóng góp tích cực hơn trong cơ cấu kinh tế (từ 9,68% năm 1992 lên lên 20,90% năm 2006 và 14,94% năm 2010). Chuyển dịch sản xuất công nghiệp tỉnh theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ, tập trung chế biến các sản phẩm từ thế mạnh của tỉnh như thủy sản, nông sản,…để nâng cao giá trị xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm công nghiệp được cải thiện nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, sản phẩm chế biến từ thủy sản và một số mặt hàng thực phẩm khác tạo được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

Khu vực III: duy trì tỷ trọng ổn định trên 20% (riêng năm 1995 là 17,82%) trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Đây là khu vực phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh ở một số ngành như: thương nghiệp, khách sạn – nhà hàng, tài chính – tín dụng, giao thông,… Mặc khác, Nhà nước thực hiện chương trình cải cách tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức hưởng lương, góp phần tăng thu nhập và điều kiện cho một số ngành dịch vụ phát triển.

4.3. Sự phát triển các ngành kinh tế

4.3.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 4.3.1.1. Nông nghiệp 4.3.1.1. Nông nghiệp

Là tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu long Sóc Trăng có bình quân đất nông nghiệp trên đầu người khá cao, khí hậu ôn hòa, nguồn nước mặt khá dồi dào, không bị ngập lũ, có 72 km giáp biển; có điều kiện giao thương trong và ngoài. Những thuận lợi này là tiền đề quan trọng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng có lợi thế cạnh tranh cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, hệ số quay vòng trên đất lúa mới đạt 1,9 lần/năm, theo dự kiến phát triển thủy lợi các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Thạnh Trị và bắc Long Phú có thể canh tác quanh năm, các khu vực khác sẽ có nước ngọt từ 6-9 tháng; như vậy, có thể nâng vòng quay trên đất cây hàng năm trên phạm vi toàn tỉnh lên từ 2,2 đến 2,5 lần vào năm 2010.

Theo kết quả thống kê năng suất trung bình của từng huyện và điều tra thực địa, kết hợp với thảo luận về khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể tiếp tục tăng cường thâm canh để nâng cao chất lượng sả phẩm và tăng năng suất cây trồng cao hơn đáng kể so với hiện nay.Năng suất lúa đến năm 2010 có thể đạt bình quân 5,5 tấn/ ha gieo trồng.

Tỉnh có khả năng phát triển với quy mô lớn, tập trung các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh cao như: Thủy sản, Lúa gạo, mía đường, rau quả, thịt heo và gia cầm, kế đến là các sản phẩm cho nhu càu nội địa như: bắp, đậu, bò thịt, bò sữa..Cụ thể tỉnh đã phê duyệt kế hoạch phát triển 100.000 ha lúa chất lương cao, trong đó có 20.000-25.000 ha lúa thơm giống ST3& ST5; 10.000ha bắp lai thu hoạch vào tháng 02 hàng năm; 10-16.000 rau, đậu an toàn, trong đó có 4- 5000 ha hành tím; 16.000 ha cây ăn quả với các giống đang được thị truờng quan tâm như xoái cát, vú sữa Đại Tâm, và Bưởi năm roi Kế Sách ( loại bưởi liên tiếp đạt giải nhất trong các cuộc thi đấu xảo trái cây ngon và an toàn tại các kỳ Hội chợ-Triển lám Nông nghiệp Quốc tế tổ chức ở TP.Cần Thơ từ 2000- 2004); phát triển 15.000 con bò lai Sind, trong đó có 1000 bò sữa ( hiện nay đàn

bò cho sưa của tỉnh là 500 con với sản lượng sữa bình quân 1000kg/ ngày; toàn bộ lương sữa sẽ do HTX.NN EVERGOROWTH đảm nhân thu mua và giao cho nhà máy Vinamew) .

Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, thong tin liên lạc và các cơ sở chế biến (lúa gạo, thủy sản, mía đường…) tương đối đồng bộ; đời sống của nhân dân từng bước cải thiện, tình hình chính trị, an ninh trật tự nói chung và khu vực nông thôn , khu vực đồng bào dân tộc Khơ Me nói riêng được ổn định

Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò trọng yếu nền kinh tế của Sóc Trăng, chiếm tới 56,30% GDP của cả tỉnh ( năm 2010) và 66,37% của khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp).

Là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Sóc Trăng có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú với khí hậu có tính chất cận xích đạo trở thành những lợi thế quan trọng. Trong những năm qua, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp đã và đang được đầu tư. Hệ thống đê Long Phú – Tiếp Nhật, đê biển Vĩnh Châu với tổng chiều dài hơn 400km đã được hoàn thành nhằm ngăn mặn cho hầu hết diện tích đất đất nông nghiệp của tinh. Kèm theo đó là việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cống (cống đập Mỹ Phước, các cống đê biển) và thủy lợi nội đồng.

Mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư trong tỉnh đã phát triển rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng. Nhiều giống cây trồng , vật nuôi và mô hình canh tác tốt đã được hướng dẫn cho bà con nông dân thực hiện. Nhờ vậy đã xuất hiện những mô hình đạt hiệu quả cao về kinh tế như lúa – tôm, lúa – cá, lúa – màu, lúa đặc sản xuất khẩu… Theo tổng điều tra nông thôn – nông nghiệp 1.10.2001, cả tỉnh đã có 2164 trang trại với hướng chủ yếu là trồng cây hàng năm (1480 trang trại) và nuôi trồng thủy sản (547 trang trại).

Chính vì vậy, nông nghiệp đã có những biến chuyến đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục; từ 1512,8 tỉ đồng (1992) lên 4455,3 tỉ đồng (2003) lên 5541,8 tỉ đồng. Trong thời kì 1992 – 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng hơn 3,7 lần.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ưu thế thuộc về ngành trồng trọt, còn chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chỉ là hàng thứ yếu:

Bảng 2.6 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH SÓC TRĂNG (%)

Các ngành 1992 1995 2000 2003 2010

Trồng trọt 86,9 88,1 87,7 82,8 87,1

Chăn nuôi 10,7 9,3 9,0 13,3 10,6

Dịch vụ nông nghiệp 2,4 2,6 3,3 3,9 2,3

Toàn ngành nông nghiệp 100 100 100 100 100

Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh không ngừng tăng lên, nhưng cơ cấu lại ít có sự thay đổi. Tỉ trọng của ngành trồng trọt luôn ở mức trên 80%. Tỉ trọng ngành chăn nuôi vốn đã ít lại có nhiều biến động. Trong thời kì 1992 – 2010, năm có tỉ trọng cao nhất (2003) nhưng chỉ mới đạt 13,3%. Tỉ trọng của dịch vụ nông nghiệp tuy tăng lên, nhưng lại quá nhỏ bé.

Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (%)

Cho đến năm 2010, nông nghiệp của Sóc Trăng đã được phát triển theo những định hướng chính sau đây:

+ Xây dựng nên nông nghiệp sinh thái bền vững cho cơ chế thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương của cả nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và kim ngạch xuất khẩu.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, coi trọng phát lúa theo nguyên tắc tăng giá trị hơn số lượng, đa dạng hóa cây trồng, giảm độc canh canh cây lúa, đưa chăn nuôi dần trở thành ngành quan trọng.

+ Hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Phát triển các mô hình, hợp tác xã tiên tiến.

• Trồng trọt

Ngành trồng trọt của tỉnh Sóc Trăng gồm cây lương thực có hạt (chủ yếu là lúa), cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm và một số loại khác (cây chất bột có củ)… Chiếm ưu thế trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là cây lương thực có hạt với 56%, trong đó cây lúa là 56,19%.

+ Cây lương thực.

Cây lương thực được gieo trồng ở Sóc Trăng chủ yếu là, sau đó mới đến một vài loại cây khác như (bắp), khoai lang, sắn (khoai mì) với diện tích không đáng kể.

Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng liên tục, từ 295403 ha năm 1995 lên 353763 năm 2010. Trong diện tích này, cây lúa chiếm ưu thế tuyệt đối 98,9%) Nhờ việc tăng diện tích và cả thâm canh, sản lượng lương thực tăng nhanh. Vì thế, chỉ tính riêng sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người từ 915 kg năm 1995 đã tăng lên 1299 kg năm 2003 và tăng lên 1501,6 kg năm 2010. Trong số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2010, Sóc Trăng đứng hàng thứ 5 về sản xuất lương thực có hạt với 1953,3 nghìn tấn và thứ 5 về bình quân lương thực có hạt theo đầu người, sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An.

Cây lương thực phân bố ở khắp các huyện, nhưng tập trung nhiều nhất là huyện Trần Đề với 51.187ha và ít nhất là Cù Lao Dung với 2.220 ha năm 2010.

+ Cây lúa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu diện tích và sản lượng cây lương thực của tỉnh Sóc Trăng.

Trong thời kì 1992 – 2004, diện tích gieo trồng có xu hướng tăng lên. Nếu tính từ năm 2000 trở về trước, diện tích liên tục tăng, từ 242801 ha năm 1992 lên 370385 ha năm 2000. Còn sau năm 2000 có biến động ít nhiều theo hướng giảm nhẹ. Năm 2010, diện tích gieo trồng lúa cả năm chỉ còn 350017 ha. Lí do chủ yếu là một phần diện tích cây lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi tôm và trồng các loại cây khác.

Các huyện trồng nhiều lúa nhất là Trần Đề với 51.096 ha năm – 2010, Mỹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 57)