Các chỉ tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 98 - 99)

4. Địa lí kinh tế

1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

Phấn đấu, thực hiện đạt một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu sau đây: - Tốc độ tăng trưởng GDP từ 12% - 13%

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt từ 1.800 USD trở lên. - Cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng 39,60% - 25,10% - 35,30%. - Ổn định sản lượng lúa ở mức trên 1,7 triệu tấn/năm; trong đó, lúa đặc

sản chiếm trên 20%, đến năm 2015, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 25% giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp;

- Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản 265.000 tấn; trong đó, khai thác biển 42.000 tấn;

- Giá trị sản lượng thu hoạch trên 1 hecta đất nông nghiệp, thủy sản đạt 100 triệu đồng;

- Phấn đấu từ 20% - 25% xã đạt tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 100% xã còn lại được 11 tiêu chí (quy hoạch, thủy lợi, điện, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, môi trường và hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh);

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 12 – 14 nghìn tỷ đồng;

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa 500 – 600 triệu USD; trong đó giá trị xuất khẩu thủy sản 400 – 450 triệu USD;

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 60.000 – 65.000 tỷ đồng; - Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.800 tỷ đồng;

- Có 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 95% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; trên 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp, dịch vụ là trên 40% chất thải rắn phát sinh tại khu dân cư nông thôn, làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% chất thải nguy hại và chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

1.3.Nhiệm vụ và giải pháp

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng, thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh;

- Tập trung phát triển, tạo sự đột phá trong sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)