Thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 97)

4. Địa lí kinh tế

4.3.3.3. Thông tin liên lạc

Những năm gần đây mạng lưới Viễn thông – Công nghệ thông tin liên tục được duy trì và mở rộng, đảm bảo cung cấp dịch vụ dến mọi khu vực trong tỉnh. Đầu tư thiết bị mới nâng cấp về kỹ thuật công nghệ, chất lượng dịch vụ được cải thiện nâng cao. Hệ thống chuyển mạch được đồng bộ hóa một tổng đài ALCATEL, chiếm 100% mạng lưới, chuẩn hóa từ trung tâm tỉnh đến huyện và tận vùng sâu vùng xa. Mạng truyền dẫn nội tỉnh tiếp tục mở rộng, nâng cấp theo hướng cáp quang hóa nội tỉnh. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có tổng số 310km cáp quang, tăng 282% so với năm 2005. Mạng ngoại vi tiếp tục được phát triển mở rộng, nâng cấp sửa chữa đồng bộ với mạng chuyển mạch và truyền dẫn, phục vụ tốt cho phát triển thuê bao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mạng điện thoại từ 23 trạm thu phát sóng 2005 đến 2010 đã tăng lên 136 trạm. Mạng ADSL phát triển về số lượng, chất lượng và công nghệ.

Nhìn chung, từ khi tái lập tỉnh năm 1992 đến nay. Bưu chính viễn thông Sóc Trăng không ngừng phát triển, để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho xã hội, phục vụ cho việc liên lạc và giao dịch công văn thư từ trong, ngoài nước nhanh chóng, tiện lợi. Mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020.

1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội. 1.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và phát huy mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…” “Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh trung bình khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và có mức thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ mức bình quân chung của cả nước”

1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

Phấn đấu, thực hiện đạt một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu sau đây: - Tốc độ tăng trưởng GDP từ 12% - 13%

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt từ 1.800 USD trở lên. - Cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng 39,60% - 25,10% - 35,30%. - Ổn định sản lượng lúa ở mức trên 1,7 triệu tấn/năm; trong đó, lúa đặc

sản chiếm trên 20%, đến năm 2015, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 25% giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp;

- Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản 265.000 tấn; trong đó, khai thác biển 42.000 tấn;

- Giá trị sản lượng thu hoạch trên 1 hecta đất nông nghiệp, thủy sản đạt 100 triệu đồng;

- Phấn đấu từ 20% - 25% xã đạt tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 100% xã còn lại được 11 tiêu chí (quy hoạch, thủy lợi, điện, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, môi trường và hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh);

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 12 – 14 nghìn tỷ đồng;

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa 500 – 600 triệu USD; trong đó giá trị xuất khẩu thủy sản 400 – 450 triệu USD;

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 60.000 – 65.000 tỷ đồng; - Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.800 tỷ đồng;

- Có 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 95% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; trên 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp, dịch vụ là trên 40% chất thải rắn phát sinh tại khu dân cư nông thôn, làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% chất thải nguy hại và chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

1.3.Nhiệm vụ và giải pháp

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng, thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh;

- Tập trung phát triển, tạo sự đột phá trong sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Định hướng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp 2.1.Về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 2.1.Về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Về sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả cao; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

+ Giải pháp:

- Thực hiện tốt các đề án: Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020; Đề án Cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa đến năm 2015 định hướng đến 2020; Đề án phát triển phát giống cây trồng tnhr Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020;

Đề án Khuyến nông – Khuyến ngư có sự tham gia của nông dân, doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 – 2020; Đề án thí điểm bảo hiểm tôm sú nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Dự án Đầu tư xây dựng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao; các chương trình giống cây trồng, vậy nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. - Thường xuyên thực hiện quản lý, bổ sung quy hoạch.

- Tập trung thực hiện tốt quy hoạch chi tiết sử dụng đất lúa đến 2015 và tầm nhìn 2020; rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi theo hướng đa mục tiêu và chủ động tưới tiêu đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020.

- Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và thức ăn phụ vụ chăn nuôi.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Huy động mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại, nhằm cải thiện điều kiện tiêu thụ nông sản.

2.2.Về lâm nghiệp:

Đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Phấn đấu nâng diện tích rừng tập trung của tỉnh từ 11.900 ha (năm 2010) lên 13.000 ha vào năm 2015; trong đó, rừng phòng hộ ven biển từ 7.481 ha lên trên 8.500 ha.

+ Giải pháp

- Tiếp tục phát động, thực hiện phong trào trồng cây phân tán trong nhân dân nhằm góp phần tăng độ che phủ của rừng;

- Thực hiện tốt Đề án phát triển lâm nghiệp lâm nghiệp bền vững, khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

2.3.Về thủy sản, tiếp tục phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, bảo đảm môi trường sinh thái.

+ Giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi đến nông dân. Quan tâm phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đa dạng hóa các đối tượng nuôi gắn bó mở rộng các loại hình dịch vụ, hỗ trợ, bảo hiểm sản xuất.

- Triển khai thực hiện Đề án Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2015 định hướng đến năm 2020. Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá tra.

- Đẩy mạnh khai thác biển, tăng năng lực đánh bắt xa bờ.

- Gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thị nội địa và xuất khẩu.

2.4.Phát triển kinh tế biển, vùng ven biển năm 2010 – 2015 và tầm nhìn đến 2020.

2.4.1.Mục tiêu tổng quát

- Tập trung chỉ đạo, khai thác triệt để lợi thế và thời cơ, phát huy cao độ nội lực kết hợp các nguồn lực bên ngoài tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển và ven biển, thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh và góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển.

2.4.2.Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng GDP khu vực vùng biển, ven biển đạt khoảng 20%, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.454USD;

Đến năm 2015, vùng biển, ven biển của tỉnh có cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng khoảng 26% - 41% - 33%.

2.4.3.Nhiệm vụ và giải pháp:

- Tiến hành khảo sát, triển khai công tác qui hoạch phát triển kinh tế biển, vùng ven biển. Có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên đầu tư giao thông, phát triển đô thị, các khu công nghiệp, du lịch và dịch vụ…

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ và nâng cao hiệu quả khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

- Tập trung phát triển công nghiệp công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp hóa chất gắn với khu cảng.

- Xây dựng khu vực vành đai kinh tế ven biển Trần Đề - Vĩnh Hải – Vĩnh Châu – Lai Hòa. Xây dựng vành đai kinh tế ven biển kết nối các đô thị ven biển.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cảng, vận tải – kho bãi, du lịch biển.

3.Định hướng phát triển ngành công nghiệp. 3.1.Nhiệm vụ:

- Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư lấp đầy khu công nghiệp An Nghiệp, tiến hành quy hoạch hình thành trục phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại và dịch vụ dọc tuyến Nam Sông Hậu (Từ An Lạc Thôn đến Vĩnh Châu); tiếp tục đầu tư một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo Quy hoạch và theo hướng thu hút các ngành sản xuất, chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc và thủy sản, công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, vật liệu xây dựng… các ngành thu hút nhiều lao động, đảm bảo môi trường.

- Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phảm trên thị trường.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn.

3.2.Giải pháp

- Hoàn thành quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp tuyến huyện nhằm tạo điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.

- Rà soát, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện, môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác đầu tư với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Thực hiện nhất quán các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Trong phát triển công nghiệp phải gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, tiến trình đô thị hóa và bảo vệ môi trường..

*Mở rộng phát triển thị trường hành hóa, dịch vụ

4.Định hướng phát triển ngành dịch vụ 4.1.Về thương mại trong tỉnh

- Phát triển thị trường nội tỉnh, mở rộng thị trường trong nước, bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản.

- Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, phát huy vai trò và tính tích cực của các đơn vị và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng lưới chợ hiện có, xây dựng mới một số chợ trung tâm đầu mối, các trung tâm thương mại và chợ ở khu vực nông thôn.

- Phấn đấu đến năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa từ 60.000 – 65.000 tỷ đồng.

Về xuất khẩu:

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và phát triển đa dạng mặt hàng xuất khẩu của tỉnh.

- Ngoài các mặt hàng truyền thống, thế mạnh, cần tập trung khai thác các mặt hàng mới mà tỉnh có tiềm năng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ cở chế biến các mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Phấn đấu đến năm 2015, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 500 – 600 triệu USD; trong đó giá trị xuất khẩu thủy sản 400 – 450 triệu USD.

4.2.Đẩy mạnh phát triển du lịch:

- Phát huy ưu thế về môi trường sinh thái ven biển, sông nước để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và ưu thế về đặc điểm văn hóa của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với các lễ hội dân tộc hàng năm để khai thác loại hình du lịch văn hóa, lễ hội.

- Huy động tốt các nguồn các nguồn lực trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài để phục vụ cho công tác phát triển du lịch.

- Phấn đấu đưa hoạt động du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Kêu gọi đầu tư khu du lịch Song Phụng huyện Long Phú, Khu du lịch Hồ Bế huyện Vĩnh Châu.

4.3.Về Tài chính, Ngân hàng:

*Về tài chính: Phấn đấu tăng thu để chi cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

*Giải pháp

- Tăng cường công tác quản lý chi ngân, thực hành nghiêm chủ trương tiết kiệm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, yêu cầu, tác dụng của từng luật thuế để người dân hiểu và chấp hành thực hiện tốt.

- Có các giải pháp kích cầu nhằm phát huy nội lực, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, động viên hợp lý nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Phấn đấu đến năm 2015, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.800 tỷ đồng.

* Về Ngân hàng:

- Tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng thương, các tổ chức tín dụng; gắn việc mở rộng kinh doanh với việc thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tích cực tranh thủ vốn Trung ương, đồng thời thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng nguồn vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

5.Định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội. 5.1.Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đi đôi với nâng cao năng lực ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy mạnh công

tác giảm nghèo... Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh trung bình khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và có mức thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ mức bình quân chung của cả nước.

5.2.Các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội:

Phần đấu đạt một số chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội chủ yếu sau đây:

- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 10%. - Tỷ lệ huy động trẻ em đúng tuổi đến nhà trẻ đạt 10%

- Tỷ lệ huy động trẻ em đúng tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 80%; trong đó trẻ em 5 tuổi 99%;

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)