2. Định hướng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp
5.3.1. Đổi mới và phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào
bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển; ứng dụng tốt các thành tựu về khoa học và công nghệ, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường.
* Đổi mới và phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Tập trung nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:
+ Trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên.
+ Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và đào tạo
+ Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa trường, lớp học, đầu tư nâng cấp mở rộng trường đạt chuẩn Quốc gia. Duy trì tốt thành quả về công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở. Tiến hành triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông.
+ Thực hiện tốt Đề án Đào tạo giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục; Đề án tăng cường cơ sở vật chất các trường học; Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.
+ Quan tâm công tác giáo dục trong đồng bào dân tộc Khmer. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với con, em đồng bào dân tộc Khmer, vùng có nhiều khó khăn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục và đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sinh viên giỏi, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao về công tác trong tỉnh.
+ Triển khai tốt Đề án nâng cấp các trung tâm dạy nghề cấp huyện lên trường trung cấp nghề; Đề án dạy nghề lao động nông thôn đến 2020. Tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
*Ứng dụng tốt các thành tự về khoa học và công nghệ; tích cực, chủ động bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh các hoạt động khoa học – công nghệ phục vụ thiết thực cho sản xuất, đời sống;
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển khoa học – công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong tiếp thu, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm tăng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
+ Tăng cường các hoạt động tư vấn, thông tin về công nghệ, từng bước tạo lập thị trường khoa học – công nghệ, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các thành tự khoa học và công nghệ mới, các kết quả nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ trong, ngoài nước. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật; lien kết với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học để thu hút và tận dụng có hiệu quả tri thức của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành.
+ Thực hiện tốt các chính sách và chế đô bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị sức lao động của đội ngũ trí thức nói chung, trí thức khoa học và công nghệ nói riêng.
- Tích cực và chủ động bảo vệ môi trường:
+ Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường.
+ Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường để tích cực tham gia thực hiện tốt.
+ Tập trung xử lý có hiệu quả các điểm bức xúc về ô nhiễm, suy thoái môi trường.
+ Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.