Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của Địa lí kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 26)

5.1. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Địa lí kinh tế - xã hội là vạch ra tính quy luật về phân bố sản xuất và xác định sự phân bố đó trên cơ sở sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực (về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm đem lại hiệu quả cao nhất (về mặt kinh tế, xã hội, môi trường).

Việc nghiên cứu phân bố là đặc trưng của Địa lí kinh tế - xã hội, làm cho ngành khoa học này khác với các ngành khoa học khác. Đề cập đến địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí ngành nói riêng, không thể không nhấn mạnh đến sự phân bố. Vấn đề còn lại là chỗ phân bố như thế nào. Phân bố thật sự là một nghệ thuật sử dụng tổng hợp các nguồn lực vốn có. Có thể có nhiều ngành khoa học cũng quan tâm đến sự phân bố, nhưng nếu chỉ xem xét phiến diện dưới góc độ của ngành thì dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trong khi đó, về nguyên tắc, Địa lí kinh tế - xã hội có đầy đủ cơ sở để nghiên cứu sự phân bố một cách khách quan, khoa học và hiệu quả.

5.2. Ở tầm vĩ mô, Địa lí kinh tế - xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu phân công lao động xã hội và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển sản xuất và phân bố sản xuất.

Phân công lao xã hội tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là phân công lao động xã hội theo ngành và phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, trong đó hình thức thứ hai có ý nghĩa đặc biệt đối với Địa lí kinh tế - xã hội. Như N.N.Baranxiki khẳng định, đó là toàn bộ gia tài của khoa học này.

Gắn với phân công lao động theo lãnh thổ là nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức lãnh thổ với nền sản xuất xã hội nói chung và từng ngành (lĩnh vực) kinh tế nói riêng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Địa lí kinh tế - xã hội. Thông qua tổ chức lãnh thổ, ngành khoa học này được đắm mình trong thực tiển và mang tính ứng dụng cao.

5.3. Dân cư và các vấn đề có liên quan là nhiệm vụ nghiên cứu không thể thiếu được của Địa lí kinh tế - xã hội. Dân cư với tư cách vừa là lực lượng lao động, vừa là thị trường tiêu thụ cùng với sự đa dạng về quần cư và hàng loạt khía cạnh văn hóa, xã hội của nó như chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chất lượng cuộc sống…dưới lăng kính địa lí như là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng các hạt giống của khoa học này.

Kể từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ XX, nhiệm vụ trên ngày càng trở nên quan trọng. Những biến động sâu sắc của nền kinh tế - xã hội thế giới và những thành tựu lớn lao khi nhân loại đang tạo dựng và làm chủ nền kinh tế tri

thức đã mở ra cho Địa lí kinh tế - xã hội cùng với các ngành khoa học khác những thời cơ và cả thách thức mới trên chặng đường phát triển của mình.

Chương 2:

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG. 1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Sóc Trăng.

1.1.Phạm vi lãnh thổ

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ở đoạn cuối cùng của dòng Hậu Giang đổ vào Biển Đông tại cửa Định An và cửa Tranh Đề. Lãnh thổ của tỉnh về phía bắc và tây bắc giáp với tỉnh Hậu Giang, phía tây là tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh và phía đông nam trông ra Biển Đông rộng lớn với 7 km đường bờ biển. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0,5m – 1m so với mực nước biển, có dạng lồng chảo, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ Biển Đông và từ kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền.

Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Địa danh trên theo tiếng Khơ – me (Srok Khleang) cóa nghĩa là xứ sở của thóc gạo. nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.

Vị trí tọa độ: 9°14'-9°56' B 105°34'-106°18' Đ

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.311,7 km2, chiếm gần 1% diện tích cả nước với số dân là 1.292.853 người (2009) chiếm khoảng 1,5% dân số toàn toàn quốc.

Với phạm vi lãnh như vậy, Sóc Trăng có vị trí quan trọng về mặt kinh tế. Nằm không xa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thông qua các mối liên hệ qua về sản xuất, hàng hóa, công nghệ…

Nhờ mạng lưới giao thông, Sóc Trăng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh trong nước và với quốc tế. Về đường bộ, có giá trị hơn cả là hai tuyến giao

thông huyết mạch: 1A và 60. Quốc lộ 1A nối Sóc Trăng với các tỉnh phía Nam và phía Bắc của đất nước. Còn quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang.

Về đường thủy, thông qua sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt, từ Sóc Trăng có thể đi tới khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hơn thế nữa, ngược dòng sông Hậu có thể giao lưu với Cam-pu-chia, còn xuôi theo dòng sông này ra biển là cả một thế giới đang rộng mở. Với 72 km đường bờ biển. Sóc Trăng có nhiều tiềm năng đề phát triển các hoạt động kinh tế biển.

Về mặt vị trí địa lí, Sóc Trăng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đây là tiền đề quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong cơ chế thị trường và và xu thế hội nhập

1.2. Sự phân chia hành chính qua các thời kỳ (địa lí lịch sử hình thành) thành)

Địa lí hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy đất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp. Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).

Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Tiếp theo một vài thay đổi (tách, nhập, xóa bỏ), nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 02 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Đến tháng 5/1895, lập thêm thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền Đông Dương quy định: Kể từ ngày 01/01/1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương (trong đó có cả các khu ở Nam kỳ) đều thống nhất gọi là tỉnh (Province). Đứng đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là Chánh Tham biện (Administrateur de la). Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 03 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú).

Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932, Thống đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong các tỉnh Nam kỳ, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc.

Về phía ta, sau Cách mạng tháng 8/1945, quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu giao qua. Sau đó, ta nhập huyện Vĩnh Châu vào huyện Thạnh Trị lấy tên là Thạnh Trị. Cũng trong thời kỳ này, Sóc Trăng có thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.

Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận

thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Cũng trong năm này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 02 huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu (năm 1962 lại tách 02 huyện ra như cũ). Đầu năm 1958 huyện Kế Sách sáp nhập về tỉnh Cần Thơ. Như vậy, vào thời gian này tỉnh Sóc Trăng có 02 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu) và 07 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai).

Tháng 11/1973, theo quyết định của Khu ủy Tây Nam bộ, Sóc Trăng giao các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu cho tỉnh Bạc Liêu (riêng huyện Giá Rai giao lại cho tỉnh Cà Mau từ năm 1961). Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.

Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 11/01/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và thành lập thêm huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31/10/2003, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thạnh Trị và thành lập thêm huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 08/2/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 02/NĐ- CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú và thành lập thêm huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 23/12/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP, điều chỉnh địa giới

hành chính hai huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và thành lập thêm huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn, gồm: Đơn vị Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/Km2) Toàn tỉnh 3311,2 1.300.826 393 TP Sóc Trăng 76,1 136.857 1.798 Kế Sách 352,9 158.756 450 Long Phú 263,8 112.845 428 Cù Lao Dung 261,4 63.319 242 Mỹ Tú 368,1 107.071 291 Châu Thành 236,3 101.379 429 Thạnh Trị 287,6 86.093 299 Ngã Năm 242,2 80.168 331 Mỹ Xuyên 371,8 156.370 421 Vĩnh Châu 473,1 164.810 348 Trần Đề 377,9 133.212 353

Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh Sóc Trăng năm 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010)

2. Địa lí tự nhiên 2.1.Vị trí địa lí 2.1.Vị trí địa lí

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

- Diện tích tự nhiên 3.311,7 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

- Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.

- Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: + Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; + Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;

+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;

+ Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

2.2.Các nguồn lực tự nhiên 2.2.1.Địa hình

Địa hình của Sóc Trăng khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh là thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhành sông Hậu là một dải cù lao với diện tích hàng trăm km2

.

Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ cao trung bình từ 0,5 đến 1,0m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của địa hình từ ba phía là sông Hậu, Biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía nam huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị khó thoát nước, bị ngập úng kéo dài.

2.2.2.Khí hậu

Khu vực Nam Bộ của Việt Nam (trong đó có tỉnh Sóc Trăng) nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu khí hậu nhiệt đới cận xích đạo và là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của gió mùa châu Á. Hướng gió mùa đông và gió mùa hè hoàn toàn đối lập nhau, tương ứng với hai mùa gió là hai mùa khô và mưa rõ rệt. Giữa hai mùa có thời kỳ chuyển tiếp những không dài.

Nói đến khí hậu nhiệt đới đặc điểm đầu tiên ta phải nhắc đến tính chất nóng. Nằm ở vĩ độ thấp (từ 9014’22” đến 9055’30” vĩ Bắc) hàng năm tỉnh Sóc Trăng có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (khoảng giữa tháng 4 và cuối tháng 8), độ cao mặt trời lớn, ít thay đổi trong năm. Do vậy Sóc Trăng được tiếp nhận một lượng bức xạ dồi dào. Chính lượng bức xạ mặt trời dồi dào này đã tạo cho Sóc Trăng một nền nhiệt độ cao và tương đối ổn định. Nhiệt độ không khí trung bình năm xấp xỉ 270C, trong năm không có tháng nào nhiệt đô trung bình dưới 250C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng không nhiều, biên độ nhiệt năm (chênh lệch giữa tháng nóng nhất và ít nóng nhất) là 3,30C. Nhiệt độ trung bình tháng của từng năm cụ thể chỉ chênh lệch so với trung bình nhiều năm khoảng 0,40

C (chênh lệch lớn nhất là 1,80C). Những biến thiên của nhiệt độ trung bình ngày giữa ngày này qua ngày khác cũng chỉ khoảng 10

C.

Đặc điểm thứ 2 của khí hậu nhiệt đới mà Sóc Trăng có được là tính chất ẩm, mưa nhiều. Độ ẩm không khí trung bình năm của Sóc Trăng là 84%, không có tháng nào có độ ẩm không khí trung bình dưới 75%. Sở dĩ khí hậu Sóc Trăng có độ ẩm cao như vậy là do chế độ mưa phong phú. Trong khi nhiệt độ tương đối ổn định quanh năm thì lượng mưa có sự phân bố rõ rệt (cả về không gian và thời gian). Tổng lượng mưa năm trung bình của các địa phương trên địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội tỉnh sóc trăng phục vụ giảng dạy địa lí địa phương (Trang 26)