3. Địa lí dân cư
3.3. Nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động
Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2010, ước khoảng 729.061 người chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 65,2% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được tăng lên đáng kể từ 3,54% năm 1992 lên 30,0% năm 2010 (trong đó đào tạo nghề là 26,83%). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn tăng liên tục, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2001 là 6,7% đến năm 2010 giảm còn 4,48%. Tuy nhiên, nếu so với các
Biểu đồ thể hiện tốc độ đô thị hóa của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992 đến 2010 16.66 17.94 18.44 22.45 0 5 10 15 20 25 1992 1999 2003 2010 %
tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Sóc Trăng vẫn còn là một tỉnh nghèo và là một trong những tỉnh có tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp. Năm 2010, dân số của tỉnh Sóc Trăng có 1.300.862 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động có 729.061 người, chiếm 56 % dân số toàn tỉnh. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 2009, dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2009 là 1.293.165 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 850.596 người (Nữ có 411.830 người, chiếm 48,42% tổng dân số trong độ tuổi lao động toàn tỉnh – Tuổi lao động: Nữ từ 15 đến 54 tuổi; Nam từ 15 đến 59 tuổi).
Dân số của tỉnh Sóc Trăng là dân số trẻ, phần lớn dân số trong độ tuổi lao động. Đây được coi là "dân số vàng" của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, là một lợi thế so sánh về nhân lực (số lượng) cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là đánh giá về số lượng nguồn nhân lực hay số lượng về dân số, còn chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá theo một số tiêu chí bổ sung, nhất là về chất lượng nguồn nhân lực.
Công tác giải quyết việc làm được quan tâm và giải quyết khá tốt .Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh xuống còn 16%, trong vùng đồng bào Khmer còn 29% từ năm 2008, tỉnh đã thực hiện những giải pháp đồng bộ, cấp bách, nhất là công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, lồng ghép với các nguồn vốn khác, Sóc Trăng đã tổ chức dạy nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm (GQVL) cho gần 20.000 lao động; giải quyết việc làm mới cho hơn 20.000 lao động. Trung tâm Dạy nghề huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên được đánh giá là những mô hình hiệu quả, điển hình trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Nếu như Trung tâm dạy nghề Vĩnh Châu tổ chức tốt khâu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động thì Trung tâm Mỹ Xuyên lại thành công với mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm, tỉnh còn triển khai thực hiện có hiệu quả 588 dự án cho vay vốn giải quyết việc làm cho gần 4000 lao động, với tổng số tiền trên 16 tỷ đồng. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Điển hình như dự án trồng nấm rơm tại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa; Nuôi cá ở xã An Ninh, nuôi tôm càng xanh ở xã Long Hưng, mua bán nhỏ ở xã Mỹ Hương (Mỹ Tú); Dự án trang trại chăn nuôi bò ở Phường 5 (TP. Sóc Trăng); Dự án đan lát hàng thủ công mỹ nghệ ở xã Tham Đôn...
Đến năm 2010, Sóc Trăng phấn đấu bình quân mỗi năm đào tạo nghề gắn với GQVL mới cho khoảng 6.000-7.000 lao động nông thôn, lao động là người dân tộc Khmer, Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 25%. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Chú trọng phát triển các loại ngành nghề thích hợp; Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để khuyến khích phát triển các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ nhằm thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 5 trường chuyên nghiệp, 01 Trường Cao đẳng nghề, 09 Trung tâm Dạy nghề cấp huyện, 01 Trung tâm Giới thiệu việc làm có dạy nghề, 01 Trường trung học chuyên nghiệp có tham gia đào tạo nghề, 01 Phân hiệu trường dạy nghề và 01 Phân hiệu dạy nghề ngoài công lập; bên cạnh đó còn có các lớp dạy nghề của các tổ chức cá nhân ở các huyện, thành phố tham gia đào tạo nghề ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh tập trung đầu tư phát triển và hình thành nhiều cơ sở, các trung tâm, các trường để đào tạo và dạy nghề cho người lao động, nhưng do bất cập về lực lượng giáo viên, giảng viên nên hầu hết các ngành nghề đào tạo đều có sự liên kết với các cơ sở, các trường ngoài tỉnh để giảng dạy và đào tạo hoặc thực hành (toàn phần hoặc một số ngành nghề).
Nhìn chung, xét về tổng thể của nền kinh tế cũng như trong một số lĩnh vực văn hoá, xã hội và giáo dục đào tạo thì nhân lực của tỉnh hiện nay chưa đáp ứng
được yêu cầu, hầu hết các ngành đều thiếu lao động kỹ thuật, trong khi nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là lao động trẻ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dân số của tỉnh (khoảng trên 56% dân số). Điều này cho thấy, mặc dù tỉnh Sóc Trăng có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, còn thiếu rất nhiều về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.