Học sinh tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra đánh giá lẫn nhau

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 79 - 81)

Trước đây do quan niệm về đánh giá còn phiến diện, giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Ngày nay trong dạy học người ta coi trọng vai trò chủ thể, tích cực của người học. Việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị khả năng tự học, học liên tục, suốt đời trở thành mục tiêu của dạy học, được quan tâm ngay từ bậc tiểu học và càng lên cao càng được chú ý

nhiều hơn. Theo tinh thần này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Ngay từ lớp nhỏ nhất, giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. Điều này giúp học sinh nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của mình nâng cao ý thức đối với kết quả học tập, lòng tự tin, tính độc lập, rèn luyện ý thức, thói quen, khả năng tự đánh giá khi bước vào đời.

Để rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho học sinh, giáo viên có thể:

- Trao cho học sinh thang điểm, đáp án của một số bài tập nào đó để các em

tự “cho điểm”.

- Làm những phiếu “tự đánh giá” trong đó trình bày những tri thức và kỹ năng

mà học sinh cần nắm và các mức độ đạt được ở các kỹ năng ấy. Hướng dẫn học sinh ghi lại mức độ đạt được ở từng kỹ năng.

- Tổ chức cho học sinh làm các bản “tự kiểm điểm” vào cuối học kỳ hoặc cuối

năm, giúp học sinh xem xét lại kết quả học tập, phấn đấu của mình.

- Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi, góp ý kiến, tạo điều kiện cho học sinh

đánh giá lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

Tuy nhấn mạnh vai trò của của người học, giáo viên vẫn luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học. Vì vậy giáo viên phải thông qua cách tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh cách dạy cho có hiệu quả hơn.

Theo hướng phát triển của các phương pháp dạy học tích cực, để đào tạo những con người chủ động, sáng tạo, nhanh chóng tích ứng với xã hội luôn biến động, hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng, kiểm tra đánh giá không thể chỉ dừng ở yêu cầu tái hiện tri thức, mà còn phải rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Cần thay đổi cơ bản cách ra đề thi như hiện nay. Phải coi trọng đúng mức hệ thống câu hỏi có yêu cầu cao về năng lực nhận thức, đòi hỏi sự thông hiểu,

phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát và vận dụng.

Khi thực hiện các biện pháp hoạt động hoá người học, chúng tôi cung cấp cho HS các phiếu ghi bài nên việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được

thực hiện qua phiếu ghi bài đó. Như vậy, qua phiếu ghi bài chúng tôi có những vấn đề sau có thể đánh giá:

- Mức độ chuẩn bị bài ở nhà (hoàn thành phiếu ghi bài với những nội dung đã

có trong SGK, và các bài tập củng cố của bài trước).

- Mỗi phiếu ghi bài đều có một phần kiểm tra bài cũ, như vậy không chỉ có

một vài HS được kiểm tra bài cũ mà có thể kiểm tra cùng lúc rất nhiều HS.

- GV có thể đánh giá thái độ học tập và mức độ tích cực khi tham gia các hoạt

động của HS thông qua phiếu ghi bài.

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)