Sử dụng các bài tập có thí nghiệm và bài tập thực tiễn

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 77 - 78)

Bài tập hoá học là phương tiện dạy học không thể thiếu trong dạy học hoá học vì những tác dụng sau:

- Bài tập hóa học là nơi để vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các

vấn đề mà hóa học đặt ra.

- Thông qua bài tập hóa học, HS có thể phát triển năng lực nhận thức tư duy

của mình.

- Bài tập hóa học cũng là nơi HS có thể tìm tòi, khám phá các kiến thức mới

cũng như củng cố lại các kiến thức đã học.

- Sử dụng bài tập hóa học để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

trong việc dạy kiến thức mới.

- Bài tập hoá học giúp người GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Tuy nhiên, tuỳ vào mục đích sử dụng người GV cần lựa chọn bài tập hoá học phù hợp với bài giảng cụ thể. Một trong những tác dụng của bài tập hoá học là giúp hoạt động hoá người học.

Theo các kết quả điều tra của chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn, số lượng bài tập hoá học có các tranh ảnh, hình vẽ, bảng số liệu và bài tập thực nghiệm, bài tập thực tiễn thường ít được sử dụng ở các trường THPT. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: số lượng các bài tập dạng này không nhiều, GV không có nhiều thời gian sưu tầm hay thiết kế các bài tập loại này. Mặt khác, dạng bài tập này thường ít xuất hiện trong các kì thi.

Chúng tôi nhận thấy rằng, bài tập có liên quan đến tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng và bài tập thực nghiệm không chỉ giúp học sinh vận dụng các kiến thức

đã học trên lớp vào thực tế đời sống, mặt khác bài tập loại này còn giúp hoạt động hoá học sinh.

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)