Giáo án bài 42: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol, phenol

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 127 - 132)

LUYỆN TẬP

DẪN XUẤT HALOGEN- ANCOL- PHENOL

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố và hệ thống lại tính chất hóa học của dẫn xuất halogen và một số

phương pháp điều chế.

- Mối quan hệ chuyển hóa giữa hiđrocacbon và ancol-phenol qua hợp chất

trung gian là dẫn xuất halogen.

- Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của ancol, phenol. Sự giống

nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ancol và phenol.

2. Kĩ năng

- Viết PTHH biểu diễn các phản ứng của ancol và phenol.

- Viết PTHH của phản ứng chuyển hóa từ hiđrocacbon thành các dẫn xuất.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa kiến thức cơ bản để lập

bảng tổng kết, từ đó có cách nhớ hệ thống.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải đúng bài tập.

II. CHUẨN BỊ

- Hệ thống câu hỏi về các nội dung chính cần tổng kết ( công thức chung,

CTCT, danh pháp, tính chất). Hệ thống câu hỏi liên quan kết nối

hiđrocacbon với ancol, phenol qua dẫn xuất halogen.

- HS: Ôn tập, so sánh etanol với phenol về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa

học.

III. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Cần tập trung vào phần tính chất hóa học và phương pháp điều chế.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung quan trọng.

- Trong quá trình hệ thống kiến thức và luyện tập, có thể kết hợp khắc sâu cho

- Với dẫn xuất halogen, nếu có điều kiện mở rộng có thể cho HS thấy sự

tương đồng trong cách viết đồng phân và cách gọi tên với ancol.

- Đối với dạng bài tập phân biệt và tách chất, cần lưu ý trạng thái của các

chất: phenol là chất rắn; hầu hết các ancol và dẫn xuất halogen mà sách giáo

khoa đề cập tới là chất lỏng.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Phương pháp dạy học

− Phương pháp đàm thoại

− Phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề

− Phương pháp trò chơi

Các biện pháp hoạt động hoá người học

− Sử dụng các phiếu ghi bài

− Phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề

− Sử dụng các bài tập có thí nghiệm và liên quan đến thực tiễn

− Hỗ trợ hoạt động tự học

− Học sinh tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra đánh giá lẫn nhau

− Phân công nhiệm vụ học tập cụ thể, vừa sức

V. THIẾT KẾ BÀI LÊN LỚP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC

GV kiểm tra HS hệ thống lại các kiến thức về: tính chất hoá học và cách điều chế

ancol, phenol bằng cách điền đầy đủ các thông tin vào sơ đồ trong phiếu ghi bài.

Hoạt động này HS có thể làm trước ở nhà.

Hoạt động 2: HS HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐÃ BIẾT CỦA CHƯƠNG

Mỗi HS lần lượt nhớ lại và lên bảng trình bày một dạng bài tập. GV kiểm tra xem các dạng bài tập HS nêu có trùng lặp nhau không

1.Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá (chuyển ancol bậc thấp thành ancol bậc cao và ngược lại), viết các phương trình phản ứng hoá học

và dạng bài tập nào các em chưa nêu ra.

GV hướng dẫn HS có 8 loại bài tập thường gặp trong chương này

2.Viết CTCT và gọi tên

3.Bài toán về xác định CTPT và thành phần phần trăm của từng ancol trong hỗn hợp hai ancol đồng đẳng (liên tiếp, hoặc hỗn hợp ancol và phenol ; bài toán xác định thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp,….

4.Xác định CTCT dựa vào phản ứng (cháy, phản ứng ete hoá,…)

5.Nhận biết các chất thuộc dãy đồng đẳng của ancol và phenol

6.Bài tập về độ rượu

7.Bài tập về hiệu suất phản ứng điều chế ancol trong công nghiệp

8.Bài tập về phản ứng tạo ete từ hỗn hợp a

ancol đơn chức khác nhau.

Hoạt động 3: GV KIỂM TRA MỨC ĐỘ CHUYÊN CẦN CỦA HS BẰNG CÁCH KIỂM TRA CÁC PHIẾU GHI BÀI

Trong các phiếu ghi bài có các biểu tượng chỉ rõ hoạt động cũng như bài tập nào được thực hiện ở nhà. Do đó, GV kiểm tra thái độ học tập của HS qua các phiếu ghi bài. Đối với một số dạng bài tập HS đã gặp qua, HS có thể tự giải ở nhà, khi vào lớp sẽ có nhiều thời gian hơn cho các bài tập khác.

Hoạt động 4: HS TRÌNH BÀY NHỮNG DẠNG BÀI TẬP KHÓ, CẦN ĐƯỢC GV HƯỚNG DẪN NHIỀU HƠN

GV yêu cầu HS cho biết trong quá trình làm bài tập ở nhà, HS gặp khó khăn ở những dạng bài tập nào?

HS trình bày dạng bài tập khó, GV hỏi các HS khác có giải được bài tập này không?

cho cả lớp cùng xem. GV nhận xét cách làm của HS và đề xuất cách giải khác (nếu có).

Hoạt động 5: HS LÀM BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Trong mỗi dạng bài tập GV cung cấp nhiều bài tập tương tự và phát triển dần từ dễ đến khó.

Sau khi giải đáp các thắc mắc của HS nếu còn dư thời gian GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao cho mỗi nhóm bài tập.

GV giới hạn thời gian và yêu cầu cả lớp cùng làm. Hình thức tính điểm của dạng bài tập này là điểm cá nhân và điểm nhóm như sau:

Điểm cá nhân: HS nào nộp bài đúng và nhanh nhất.

Điểm nhóm: nhóm ít ồn ào, không trao đổi bài của nhau và có nhiều thành viên làm đúng và nhanh nhất.

Giả sử lớp có 4 nhóm: nhóm giỏi nhất 4 điểm, nhóm thứ nhì 3 điểm, nhóm thứ ba 2 điểm và nhóm cuối cùng 1 điểm.

Hoạt động 6: NHẮC NHỞ HS LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ

GV nhắc nhở HS làm bài tập còn lại trong phiếu ghi bài và sẽ kiểm tra phiếu ghi bài vào tiết tới

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu, đề xuất và vận dụng một số biện pháp hoạt động hoá người học để thiết kế các bài lên lớp thuộc chương trình hoá học lớp 11 cơ bản. Nội dung gồm các phần:

1. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp hoạt động hoá người học trong chương

trình hoá học lớp 11 trường THPT. Có 8 biện pháp:

- Sử dụng các phiếu ghi bài

- Phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề

- Sử dụng các bài tập có thí nghiệm và liên quan đến thực tiễn

- Hỗ trợ hoạt động tự học

- Sử dụng các thí nghiệm hoá học

- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra đánh giá lẫn nhau

- Phân công nhiệm vụ học tập cụ thể, vừa sức

2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá bài lên lớp hoá học khi sử dụng các biện

pháp hoạt động hoá người học.

3. Vận dụng các biện pháp thiết kế các phiếu ghi bài hỗ trợ cho các hoạt động

của HS khi dạy học hoá 11 theo hướng hoạt động hoá, kèm theo một số giáo án thực nghiệm.

- Kiểu bài truyền thụ kiến thức mới về thuyết (3 phiếu ghi bài, 2 giáo án)

- Kiểu bài truyền thụ kiến thức mới về chất (6 phiếu ghi bài, 1 giáo án)

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)