NGƯỜI HỌC TRONG MÔN HOÁ HỌC THPT 1.4.1. Mục đích điều tra
Xem xét thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học trong dạy học hoá học trung học phổ thông.
- Tìm hiểu mức độ quan tâm và sử dụng các biện pháp hoạt động hoá trong
giảng dạy hóa học của giáo viên.
- Tìm hiểu nguyên nhân chính khiến HS thụ động khi học trên lớp.
- Tìm hiểu một số biện pháp hoạt động hoá người học đã được giáo viên vận
dụng giảng dạy trên lớp.
- Tìm hiểu về các mức độ hoạt động học tập của HS trên lớp cũng như ở nhà
và thái độ của các em về các phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá, từ đó đề ra các biện pháp hoạt động hoá người học vừa sức và tạo hứng thú tham gia cho các em.
1.4.2. Đối tượng điều tra
• Giáo viên: tổng cộng có 132GV gồm
- 67 GV giảng dạy môn hoá học trung học phổ thông tại các trường trong địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
- 35 GV trung học phổ thông lớp cao học K19 (Hoá A) và 30 GV trung học
phổ thông lớp cao học K20 thuộc các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đăk Lăk, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, …...
Học sinh: 219 HS tại các trường THPT Tân Hiệp, THPT Nguyễn Đình Chiểu và THPT Phước Thạnh.
1.4.3. Cách tiến hành điều tra tìm hiểu thực trạng
Thông qua 132 phiếu tham khảo ý kiến giáo viên hoá học trung học phổ thông, chúng tôi đã thu được kết quả thống kê trong các bảng từ 1.1 đến 1.3
1 2 3 4 5 ( .1) ( .2) ( .3) ( .4) ( .5) 15 M M M M M TB= + + + +
Mục đích của việc tính trung bình là để tìm ra một kết quả chung thuận tiện cho việc so sánh.
Các mức độ như sau:
• Mức độ 1: Không bao giờ
• Mức độ 2: Rất ít
• Mức độ 3: Ít khi
• Mức độ 4: Thường xuyên
• Mức độ 5: Rất thường xuyên
1.4.4. Kết quả điều tra
Bảng 1.4. Kiểu bài lên lớp GV gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn phương pháp
giảng dạy theo hướng hoạt động hoá
KIỂU BÀI MỨC ĐỘ (%)
1 2 3 4 5 TB
• Bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới
- Học thuyết cơ bản, khái niệm cơ bản 10 28 12 15 35 22.47
- Chất cụ thể 67 18 7 5 3 10.6
- Cơ sở khoa học của sản xuất hóa học, lý
thuyết phản ứng 2 2 2 5 79 31.13
• Bài luyện tập, ôn tập 65 16 10 7 2 11
• Bài thực hành 61 21 12 3 3 11.1
NHẬN XÉT:
- Từ kết quả trên, chúng tôi thu được kết quả sau: HS thường thụ động khi
học kiểu bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới về các học thuyết cơ bản , khái niệm cơ bản (35%) và cơ sở khoa học của sản xuất hoá học, lý thuyết phản ứng (79%).
- Như vậy, khi giảng dạy các kiểu bài lên lớp nêu trên, GV cần chú ý nhiều
hơn trong việc thiết kế các hoạt động nhằm hoạt động hoá người học và giúp HS học tập tích cực hơn.
Bảng 1.5: Nguyên nhân khiến HS thụ động khi học trên lớp
NGUYÊN NHÂN MỨC ĐỘ (%)
1 2 3 4 5 TB
HS chưa xác định đúng mục tiêu học tập nên chưa có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, từ đó không có ý thức tích cực xây dựng bài.
6 7 15 55 17 24.67
HS chưa có tinh thần cầu tiến. 3 46 32 16 3 18
HS chưa có phương pháp học tập đúng đắn, không biết nhận định trọng tâm, nên học lan
man, tự tạo áp lực cho bản thân trong quá
trình học.
6 9 35 32 18 23.13
HS có thói quen học để đối phó với thi cử nên không đánh giá đúng tầm quan trọng của tiết học lý thuyết mà chỉ chú trọng rèn luyện kĩ năng giải các bài tập.
15 25 27 25 10 19.73
HS bị mất căn bản từ những lớp dưới, nên gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới, từ đó có thái độ học tập thụ động, tự ti.
8 27 32 22 11 20.06
HS chưa có kỹ năng thí nghiệm nên thụ động, tự ti, lo lắng khi tham gia các tiết học có sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và các tiết thực hành trong phòng bộ môn.
35 40 16 5 4 13.53
GV sử dụng các phương pháp dạy học chưa tạo được hứng thú học tập và chưa tạo điều kiện cho HS hoạt động.
17 24 23 16 20 19.87
GV chưa được hỗ trợ các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất để tiến hành dạy học theo hướng hoạt động hóa HS.
7 25 24 26 18 21.53
động vì áp lực của nội dung chương trình giảng dạy và vấn đề thi cử.
Một số HS chưa có ý thức kỉ luật tốt khi
tham gia các hoạt động 3 9 28 31 29 24.93
NHẬN XÉT:
Từ kết quả điều tra trên, chúng tôi nhận thấy:
Có nhiều nguyên nhân HS vẫn còn thụ động khi học, nhìn chung có hai nhóm chính
- Nguyên nhân từ bản thân của HS: chưa có mục tiêu học tập đúng đắn
(24.67%) , chưa có tinh thần cầu tiến (18%) , chưa có phương pháp học tập
đúng đắn (23.13%) , còn mang nặng thói quen học để đối phó với thi cử
(19.73%) , học sinh chưa có kĩ năng thực hành (13,53%) ,…Thực tế giảng
dạy chúng tôi nhận thấy, vẫn còn một số lượng lớn HS chưa có thái độ học tập đúng đắn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thái độ học tập tích cực của HS. Chính vì vậy, để giúp HS học tập tích cực hơn, người giáo viên cần quan tâm đến thái độ học tập và phương pháp học tập của HS, làm cho các em nhận ra được lợi ích của việc học tập đối với bản thân HS, với gia đình và với xã hội.
- Nguyên nhân từ GV và hệ thống giáo dục: Một số lượng không nhỏ GV
chưa có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động cho HS vì hạn chế thời gian, vì áp lực thi cử (28.46%) ,…Mặt khác, một số GV còn hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của HS (19.87%) . Ở những vùng sâu, vùng xa, GV chưa được hỗ trợ các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất để tiến hành dạy học theo hướng hoạt động hóa HS (21.53%).
Bảng 1.6: Mức độ sử dụng các biện pháp hoạt động hoá người học
CÁC BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG HOÁ
NGƯỜI HỌC 1 2 MỨC ĐỘ (%) 3 4 5 TB
Sử dụng các phiếu học tập, phiếu ghi bài 36 23 12 9 2 10.93
Xây dựng và thiết kế các THCVĐ 45 31 10 13 1 12.93
Thiết kế các trò chơi học tập 75 19 6 0 0 8.73
Sử dụng các bài tập có TN và liên quan đến
thực tiễn 78 21 1 0 0 8.2
Hướng dẫn cho HS tự học 85 14 1 0 0 7.73
Đơn giản hóa một số TN trong chương trình hay thiết kế một số thí nghiệm đơn giản, đảm bảo an toàn, để HS tự thực hiện ở nhà.
90 9 1 0 0 7.4
Thường xuyên cho HS tự KTĐG và KTĐG
lẫn nhau 35 31 25 3 3 13.26
Dạy học theo dự án 63 35 2 0 0 9.27
Tổ chức các hoạt động nhóm và phân công các nhiệm vụ vừa sức cho nhóm và cho từng thành viên cụ thể.
35 40 21 4 0 12.93
Hướng dẫn HS làm quen với việc NCKH bằng các đề tài nghiên cứu gắn liền với thực tiễn đời sống.
36 37 20 5 2 13.33
Giúp HS yếu lấy lại căn bản bằng cách phân chia dạng bài tập và hướng dẫn phương pháp giải cho từng dạng.
Trong mỗi dạng bài tập, sắp xếp các bài tập
từ dễ đến khó, có nhiều bài tập tương tự để học sinh rèn luyện kĩ năng giải.
29 31 28 10 2 15
Giúp HS xác định các lỗi trong thao tác tư duy và ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống
21 24 35 15 5 17.26
Phút huy các thế mạnh của HS trước, rồi dần dần khắc phục các hạn chế bằng các hình thức động viên, khuyến khích hợp lí.
1 5 46 35 13 23.6
Cung cấp cho HS các địa chỉ trang web hay có nội dung giáo dục (hóa học, các lĩnh vực
khác) hoặc tạo một trang web cá nhân thu hút
học sinh tham gia, trao đổi, học tập.
NHẬN XÉT
- Biện pháp ít được GV thực hiện đó là đơn giản hóa một số TN trong chương trình
hay thiết kế một số TN đơn giản, đảm bảo an toàn để HS tự thực hiện ở nhà (7.4%); hướng dẫn cho HS tự học (7.73%); sử dụng các bài tập có TN và liên
quan đến thực tiễn (8.2%); thiết kế các trò chơi học tập (8.73%); sử dụng các
phiếu học tập, phiếu ghi bài (10.93%). Nhìn chung, các biện pháp này đòi hỏi GV
phải tốn nhiều thời gian đầu tư thiết kế các mô hình thí nghiệm và chuẩn bị các hoá chất cần thiết. Các phương pháp tự học tuy rất quan trọng nhưng hầu hết các GV không chú ý đến hay nghĩ rằng HS ở cấp học THPT đã có thể ý thức được phương pháp tự học. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy và phỏng vấn các em HS thì đa số các em còn rất mơ hồ về phương pháp học tập bộ môn và phương pháp tự học.
- Các biện pháp hoạt động hoá được các GV thực hiện với mức độ chưa thường
xuyên. Vì đa số các hoạt động này đòi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị của GV trong khi đó thời gian giảng dạy trên lớp không cho phép.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
1. Quá trình hình thành và phát triển của xu hướng dạy học theo hướng hoạt
động hoá của một số tác phẩm và công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
2. Các xu hướng đổi mới PPDH và đặc trưng của các PPDH tích cực.
3. Cơ sở lí luận của dạy học theo hướng hoạt động hoá người học. Đây là
phương pháp dạy học tích cực, đang được các nhà giáo dục khuyến khích, nội dung cơ bản của xu hướng này là tạo mọi điều kiện để học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Dạy học bằng hoạt động của người học có nhiều ý nghĩa và tác dụng: phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống, HS hoạt động tích cực hơn, tăng hiệu quả dạy học của GV,….xây dựng các căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học trong một bài cụ thể nhằm hoạt động hoá người học.
4. Tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng các biện pháp nhằm hoạt động
hoá người học với 112 GV đang dạy học hoá học THPT. Đa số GV đều đồng tình là vẫn còn một số lượng không nhỏ HS học tập thụ động và các biện pháp hoạt động hoá người học là cần thiết. Tuy nhiên, các GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các biện pháp hoạt động hoá người học nên việc dạy học theo hướng hoạt động hoá chưa được thực hiện thường xuyên.
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 THPT
2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 THPT
2.1.1. Nội dung chương trình hóa học lớp 11 trung học phổ thông
- Chương trình chuẩn môn hóa học lớp 11 THPT gồm 70 tiết phân bố học trong 35
tuần ( 2 tiết/tuần)
- Chương trình nâng cao môn hóa học lớp 11 THPT gồm 87,5 tiết phân bố học
trong 35 tuần ( 2,5 tiết/tuần).
- Nội dung các chương và sự phân bố các tiết học ở hai chương trình chuẩn và
nâng cao được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Nội dung về môn hoá học lớp 11 THPT
STT NỘI DUNG
TÊN CHƯƠNG
LÝ
THUYẾT LUYỆN TẬP THỰC HÀNH TỔNG
Chuẩn NC Chuẩn NC Chuẩn NC Chuẩn NC
1 Sự điện li 5 8 1 2 1 1 7 11
2 Nhóm: Nitơ -
Photpho 8 10 2 2 1 1 11 13
3 Nhóm: Cacbon -
Silic 4 5 1 5 0 0 5 6
4 Đại cương về Hoá
học hữu cơ 5 7 1 2 0 0 6 9 5. Hiđrocacbon no 3 4 1 1 1 1 5 8 6 Hidrocacbon không no 4 6 2 1 1 1 7 8 7 Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên 4 5 1 1 0 1 5 7 8 Dẫn xuất halogen - Ancol- Phenol 4 6 1 2 1 1 6 9 9 Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic 4 5 2 2 1 1 7 8
Ôn tập đầu năm,
Kiểm tra 6 6
TỔNG 41 56 12 14 6 7 70 87
2.1.2. Nội dung và cấu trúc chương trình hoá học lớp 11 THPT
Chương 1 : Sự điện li
Mở đầu chương trình hoá học lớp 11 nghiên cứu về sự điện li nhằm hoàn thiện khái niệm chất (chất điện li, chất không điện li), khái niệm axit, bazơ và muối. Vai trò của nước được đề cập không chỉ là dung môi mà còn là chất có tham gia vào tương tác với các chất điện li. Khái niệm tích số ion của nước, pH cũng được nghiên cứu. Khái niệm phản ứng thủy phân của muối, phản ứng trao đổi cũng được nghiên cứu sâu về bản chất sự trao đổi các ion trong dung dịch chất điện li và cơ sở để giải thích tính axit – bazơ của các dung dịch muối khác nhau.
Chương 4: Đại cương về hoá hữu cơ
Nội dung của chương cung cấp các kiến thức cơ sở lí thuyết dùng cho việc nghiên cứu các loại chất hữu cơ cơ bản được nghiên cứu trong chương trình như: Khái niệm chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ, phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ, phân loại gọi tên hợp chất hữu cơ, phân tích nguyên tố, công thức phân tử, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, phản ứng hữu cơ. Đây là các khái niệm cơ bản ban đầu về hoá hữu cơ theo quan điểm của thuyết cấu tạo hoá học và cấu tạo chất hữu cơ. Các khái niệm cơ bản được trình bày chuẩn xác theo quan điểm hiện đại giúp học sinh có cơ sở nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của các chất hữu cơ nhằm tìm hiểu khả năng phản ứng và ứng dụng của chúng.
Trên cơ sở hệ thống các kiến thức lý thuyết chủ đạo, từ đây các nhóm nguyên tố hoá học, các chất hoá học vô cơ và hữu cơ cụ thể trong chương trình lần lượt được nghiên cứu và được giải thích dựa trên quan điểm của thuyết cấu tạo nguyên tử và cấu tạo hóa học các hợp chất hữu cơ.
Chương trình hóa học lớp 11 nghiên cứu hai nhóm chất cụ thể:
Nội dung kiến thức trong hai chương này nghiên cứu về hai nhóm phi kim nitơ và cacbon ở mức độ cơ bản và nâng cao. Các nguyên tố trong nhóm và các hợp chất của chúng được nghiên cứu sâu sắc trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương
trình và lí thuyết về sự điện li.
Các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu dựa theo sự phân loại các nhóm chất
như: Chương 5: Hiđrocacbon no; Chương 6: Anken - Ankađien – Akin;
Chương 7: Aren - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Nội dung kiến thức trong ba chương này nghiên cứu các loại hiđrocacbon cụ thể. Các loại hiđrocacbon được nghiên cứu theo trình tự: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp → Cấu trúc phân tử →Tính chất vật lí →Tính chất hoá học → Điều chế và ứng dụng. Các nội dung kiến thức trong từng phần đều được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết chủ đạo và kiến thức phần đại cương hoá hữu cơ. Cấu trúc phân tử của các chất tiêu biểu được nghiên cứu kĩ cùng với cơ chế của các phản ứng đặc trưng cho từng loại hiđrocacbon (phản ứng thế, phản ứng cộng hợp). Công nghiệp chế hoá dầu mỏ được nghiên cứu đầy đủ giúp học sinh hiểu đúng về tầm quan trọng của công nghiệp hoá dầu đối với nền kinh tế quốc dân.
Chương 8: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
Nội dung kiến thức trong hai chương này nghiên cứu về dẫn xuất halogen và các dẫn xuất chứa oxi của hiđrocacbon. Các chất trong các dãy đồng đẳng cũng được nghiên cứu theo trình tự tương tự với hiđrocacbon, các tính chất được dự đoán trên cơ sở phân tích câu trúc phân tử, nhóm chức của loại hợp chất. Các phản ứng đặc trưng được đề cập từ cơ chế đến các qui tắc chi phối quá trình diễn biến