Hoạt động hoá người học trong dạy học hoá học ở trường THPT

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 43 - 47)

1.3.6.1. Khai thác đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú của học sinh trong giờ học

Đó là tăng cường sử dụng thí nghiệm hoá học, các phương tiện trực quan trong dạy học hoá học. Sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của học sinh, nhiều phương pháp dạy học của giáo viên nhằm giúp học sinh được hoạt động tích cực, chủ động.

1.3.6.2. Các hình thức hoạt động của học sinh

Khi lựa chọn, phối hợp các PPDH của GV và các hình thức hoạt động của HS, cần lưu ý việc lựa chọn ưu tiên các hình thức hoạt động và các PPDH thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng bộ môn hoá học. Vì vậy, cần lựa chọn ưu tiên theo thứ tự các PPDH của GV và hoạt động của HS như sau:

- HS quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn.

- HS quan sát đồ dùng dạy học: hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình.

- HS làm thí nghiệm khi học bài mới (thí nghiệm nghiên cứu- thí nghiệm

đồng loạt), trong giờ thực hành, trong hoạt động ngoại khoá.

- Phương pháp nghiên cứu dạy học.

- Dạy học nêu vấn đề.

- HS nghe, ghi chép/ giáo viên thuyết trình.

- HS trả lời câu hỏi (phương pháp đàm thoại).

- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

- HS làm bài tập và tính toán hoá học.

- HS làm bài kiểm tra, kiểm tra viết, kiểm tra miệng.

- HS đọc tài liệu tham khảo.

- HS xem các đoạn phim, tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, thiết kế mô phỏng,..

8Nguyễn Hải Châu- Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Hoá

- HS nghe băng ghi âm có nội dung về hoá học.

- HS tham gia sản xuất hoá học hoặc triển lãm về khoa học hoá học và công

nghệ hoá học.

- Thảo luận (hội thảo)

- Báo cáo khoa học (câu lạc bộ khoa học).

- HS tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá

1.3.6.3. Tăng thời gian hoạt động của HS trong giờ học

Có thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách:

- Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 50% thời gian của một tiết học. Tăng đàm

thoại (vấn đáp) của thầy với trò, trong đó ưu tiên sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện (đàm thoại ơrixtic), cho HS được thảo luận, tranh luận.

- Khi HS tự nghiên cứu SGK tại lớp yêu cầu HS trả lời những câu hỏi tổng hợp đòi

hỏi HS phải sử dụng tư duy khái quát, phân tích, so sánh,…nhằm khắc sâu kiến thức. GV hạn chế hỏi những câu hỏi mà câu trả lời được đọc lại nguyên văn từ SGK, mà cần hỏi những câu hỏi yêu cầu HS phải “gia công thêm” để trả lời.

1.3.6.4. Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực của HS

- Tăng cường sử dụng các bài tập (câu hỏi) và bài toán đòi hỏi HS phải suy luận

sáng tạo, trong đó có những bài tập dùng hình vẽ.

- GV cần sử dụng nhiều hơn những bài tập và bài toán tổng hợp đòi hỏi HS phải

vận dụng kiến thức ở phần khác nhau của chương trình thuộc một lớp hoặc nhiều lớp khác nhau cũng như những bài toán gồm nhiều dạng toán cơ bản đã được biến đổi và phức tạp hoá với mức độ ngày càng tăng.

- Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học phức hợp, dạy học nêu vấn đề

và dạy HS cách tự giái quyết các vấn đề học tập các bài toán nhận thức từ thấp đến cao.

- Từng bước đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá cao (và ngày càng

cao) những biểu hiện chủ động, sáng tạo của học sinh và đánh giá cao kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng biết giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

1.3.6.5. Rèn luyện phong cách học tập sáng tạo

Bảng 1.1. So sánh sáng tạo khoa học của nhà khoa học và học tập sáng tạo của HS

SÁNG TẠO KHOA HỌC

CỦA NHÀ KHOA HỌC HỌC TẬP SÁNG TẠO CỦA HS GIỐNG

NHAU

Chung đối tượng nghiên cứu, tức là có chung mặt khách quan. Hoạt động nghiên cứu và học tập đều là những hoạt động mang tính sáng tạo.

KHÁC NHAU

Phải tìm ra cái mới, giải pháp mới mà trước đây loài người chưa biết tới.

Tìm ra cho bản thân cái mà loài người đã biết, đặc biệt là giáo viên đã biết. Như vậy, việc học sinh khám phá ra những tính chất, định luật không phải để phong phú cho kho tàng kiến thức của nhân loại mà là cho chính bản thân của học sinh. Những kiến thức ấy học sinh có thể tự tìm hiểu trong tài liệu, điều quan trọng là HS phải rèn luyện để “tự khám phá lại” để phát triển tư duy sáng tạo.

Có thời gian dài để nghiên

cứu Chỉ có thời gian hạn chế trên lớp

Phương tiện: có nhiều phương tiện phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Chỉ có những điều kiện học tập hạn chế ở trường THPT

Hoạt động sáng tạo ở mức độ cao.

Hoạt động sáng tạo được định hướng bởi giáo viên và được giới hạn bởi nội dung kiến thức nhất định.

1.3.6.6. Điều kiện đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học có hiệu quả

- Nâng cao tiềm năng về hoá học cho người giáo viên hoá học trong đó có

kiến thức hoá học, kỹ năng thí nghiệm hoá học và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, trong đó có kỹ năng

dạy học, đặc biệt là năng lực thực hiện các PPDH mới, GV biết xác định đúng và nắm vững trọng tâm của từng giờ học, giảm bớt thì giờ dành cho những phần dễ và tương đối đơn giản để có đủ thời gian tập trung cho những phần trọng tâm của bài, làm bài tập ở những phần trọng tâm.

- Các trường THPT cần được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học nói chung

và thiết bị dạy học môn hoá học nói riêng cũng như các phương tiện dạy học khác.

- Số lượng HS không quá đông trong một lớp, khi đó thì việc cá thể hoá trong

dạy học mới được thực hiện tốt.

- Có chính sách thoả đáng hơn đối với giáo viên và giáo viên giỏi, đảm bảo

đời sống để các giáo viên có thể an tâm tập trung sức lực và tâm trí để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện phẩm chất và đạo đức cá nhân đáp ứng được yêu cầu “dạy chữ, dạy người”.

KẾT LUẬN:

Một trong những mục tiêu chính của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều mình chưa biết. Khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, người học được đặt vào những tình huống, họ được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, được làm thí nghiệm, được khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theo cách của mình, được động viên trình bày quan điểm riêng của người học. Qua đó, người học không những chiếm lĩnh các kiến thức và kĩ năng mới mà còn làm chủ được cách thức xây dựng kiến thức, do đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được rèn luyện.

Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục. Giáo viên cần biết lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn học sinh phát triển các năng lực mà họ có thể sử dụng trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường, ở hiện tại cũng như trong tương lai. Khi giáo dục/dạy học bám sát các vấn đề của thực tiễn, góp phần giải quyết thực tiễn thì rõ ràng là thay vì nhồi nhét cho học sinh các thông tin, giáo dục/dạy học là quá trình giúp học sinh nhận thức, thông hiểu và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Chính sự định hướng này sẽ làm học sinh hiểu mình sẽ phải học những gì và vì sao phải học chúng. Khi đó, các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức sẽ lôi kéo được sự tham gia tích cực và tự giác của học sinh.

Theo cách này thì giáo viên là người thiết kế, tổ chức và định hướng các hoạt động. Giáo viên phải tạo ra được môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh hoạt động và tích cực tham gia vào các hoạt động.

Một phần của tài liệu một số biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)