Đặc điểm của kinh tế CT, TC ở Thái Bình là quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, do đó khó có thể thống kê một cách chính xác các chỉ tiêu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của bộ phận kinh tế này (nhất là đối với các hộ CT, TC trong nông nghiệp). Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này mang tính định tính hơn là định lượng. Chính vì vậy, xét hiệu quả kinh tế chúng ta chỉ có thể xem xét
hiệu quả kinh tế ở khu vực kinh tế CT, TC có đăng ký chính thức theo Luật doanh nghiệp, còn đối với loại hình hộ gia đình hay các loại hình kinh doanh không đăng ký chính thức chỉ có thể xem xét hiệu quả ở phạm vi hiệu quả kinh tế, xã hội.
Hiện nay ở Thái Bình chưa có một cơ quan, ban ngành nào tiến hành điều tra thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ CT, TC trong nông nghiệp. Một mặt do số lượng các hộ sản xuất nông nghiệp cá thể rất lớn, quy mô lại nhỏ lẻ, phân tán. Hơn nữa lại chưa đến thời điểm thực hiện cuộc tổng điều tra nông nghiệp nông thôn (5 năm 1 lần). Do đó, về cơ bản luận văn chỉ có thể đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh của kinh tế CT, TC thuộc lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp gồm các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.
Mặc dù các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, năng lực sản xuất hạn chế so với các loại hình KTTN và các doanh nghiệp khác, song do có số lượng lớn, trải rộng trên nhiều vùng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nên trong có cấu doanh thu của khu vực kinh tế CT, TC lại chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể chúng ta hãy xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế CT, TC qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu cơ bản của kinh tế cá thể, tiểu chủ
phi nông nghiệp [8]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số cơ sở cơ sở - Công nghiệp " 46.453 52.949 53.642 - Thương mại, dịch vụ " 31.153 40.225 43.280 Số lao động người - Công nghiệp " 104.566 108.771 125.787 - Thương mại, dịch vụ " 42.341 52.671 65.025 Vốn sản xuất triệu đồng - Công nghiệp " 770.706 606.085 802.941 - Thương mại, dịch vụ " 1.538.000 1.524.272 1.825.263 Doanh thu triệu đồng
- Công nghiệp " 1.498.696 2.100.391 2.579.741 - Thương mại, dịch vụ " 3.002.000 3.588.440 4.849.627
Nộp ngân sách triệu đồng 12.480 13.966 - Công nghiệp " 2.538 2.76 - Thương mại, dịch vụ " 9.942 11.190 Thu nhập bình quân 1 lao động/ tháng Nghìn đồng - Công nghiệp " 500 580 620 - Thương mại, dịch vụ " 600 650 700
Qua bảng trên cho thấy: năm 2003, bình quân một cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC công nghiệp có số vốn thực tế sử dụng là 16,6 triệu đồng, tạo doanh thu 32,3 triệu đồng, tức là 1 đồng vốn sử dụng mang lại 1,94 đồng doanh thu. Con số tương ứng của năm 2004 là 39,7 triệu đồng doanh thu/11,4 triệu đồng vốn = 3,46 đồng doanh thu cho một đồng vốn; năm 2005: 48,1 triệu đồng doanh thu/15 triệu đồng vốn = 3,21 đồng doanh thu cho một đồng vốn.
Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Bình quân một cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC sử dụng vốn thực tế năm 2003 là 48,8 triệu đồng, tạo ra doanh thu 95,3 triệu đồng, tức là 1 đồng vốn sử dụng mang lại 1,95 đồng doanh thu. Năm 2004 con số đó là 89,2 triệu đồng doanh thu/37,9 triệu đồng vốn = 2,35 đồng doanh thu cho một đồng vốn. Năm 2005 (112 triệu đồng doanh thu/42,4 triệu đồng vốn = 2,65 đồng doanh thu).
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên có thể thấy rằng: Hiêu quả sản xuất kinh doanh của công nghiệp cao hơn kết quả ngành thương mại, dịch vụ CT, TC. Công nghiệp: 2,87 đồng doanh thu/1 đồng vốn so với 2,32 đồng doanh thu/1 đồng vốn. bình quân 3 năm 2003, 2004 và 2005.
Sự phát triển về mức đầu tư vốn của các loại hình kinh tế phi nông nghiệp qua các năm cũng cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng cao. Tổng mức đầu tư vốn qua các năm tăng, do đó doanh thu cũng tăng theo. Thu nhập của người lao động nhờ đó cũng tăng từ 500.000đ/người/tháng (năm 2003) lên 620.000đ/người/tháng (năm 2004) và 650.000đ/người/tháng (năm 2005) đối với công nghiệp cá thể. Tương tự ngành thương mại,
dịch vụ thu nhập của người lao động cũng tăng từ 600.000đ/người/tháng (năm 2003) lên 650.000đ/người/ tháng (năm 2004) và 700.000đ/người/tháng (năm 2005).
So với các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác thì kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực này vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được đồng vốn, đảm bảo thu nhập cho người lao động thì cũng còn một số cơ sơ sản xuất kinh doanh CT, TC làm ăn ở mức trung bình hoặc thua lỗ. Đó cũng là xu thế tất yếu của các loại hình sản xuất kinh doanh nói chung và kinh tế CT, TC nói riêng.
Sự gia tăng về hiệu quả sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC ngày càng đóng vai trò đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tổng số nộp ngân sách nhà nước tăng qua các năm (từ 9,7 tỷ đồng năm 2000 lên 13,5 tỷ đồng năm 2001 và năm 2005 là 13,966 tỷ đồng [8, tr 20]. Sự đóng góp của kinh tế CT, TC vào nguồn thu ngân sách nhà nước đã góp phần làm tăng tiềm lực cho nền kinh tế.