Phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế cá thể, tiểu chủ ở thái bình hiện nay (Trang 76 - 77)

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình nói chung, kinh tế CT,TC nói riêng đã cho ta thấy bức tranh chung nền kinh tế của tỉnh.

Hiện nay Thái Bình vẫn là một tỉnh nghèo so với các tỉnh bạn như : Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, sản xuất hàng hóa phát triển chưa mạnh, khối lượng hàng hóa nhỏ bé, sức cạnh tranh trên thị trường thấp.

Hiện nay tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra rất chậm, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (42,27%), công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP (22,86%) nên chưa đủ sức để thúc đẩy CNH, HĐH của tỉnh [18, tr.9].

Để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, đạt được mục tiêu chiến lược đến năm 2010 với tốc độ tăng GDP đạt bình quân hàng tăng 12,5%/năm (GDP năm 2010 gấp 1,8 lần năm 2005), trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2006 - 2010 tăng 4,8%/năm; ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 25,8%/năm; dịch vụ tăng 11,5%/năm thì điều quan trọng là cần phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, giảm tỷ trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ [18, tr.41].

Với đặc trưng một tỉnh nông nghiệp thuần nông như Thái Bình, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được đẩy mạnh và thực hiện trước tiên trong kinh tế CT, TC – bộ phận chiếm nhiều lao động nông nghiệp và địa bàn hoạt động chủ yếu ở nông thôn.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nói trên cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ CT,TC chuyển sang phát triển sản xuất hàng hóa, giúp đỡ các hộ nông dân chuyển sản xuất nông nghiệp sang ngành công nghiệp dịch vụ, theo đó cơ cấu lao động cũng chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực đó. Có như vậy đến năm 2010 Thái Bình mới có thể đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo tỷ trọng các ngành là:cơ cấu ngành,nông nghiệp: 30%; công nghiệp và xây dựng: 37%; dịch vụ: 33%, cơ cấu lao động nông nghiệp giảm xuống còn 53%, lao động công nghiệp, xây dựng tăng lên chiếm 30% và dịch vụ 17% [18, tr.9, 41].

Bên cạnh việc khuyến khích các hộ nông dân chuyển hoạt động sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, một phương hướng quan trọng khác là phát triển mạnh mẽ mô hình kinh tế trang trại và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế cá thể, tiểu chủ ở thái bình hiện nay (Trang 76 - 77)