chủ
Cùng với việc giải quyết vấn đề vốn, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thì vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá cũng không kém phần quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và cuối năm sẽ phấn đấu gia nhập tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Sự giao lưu kinh tế đó mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng tạo ra thách thức lớn đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là đối với kinh tế CT,TC (bộ phận kinh tế có tiềm lực và sức cạnh tranh yếu). Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của kinh tế CT,TC nhất là hàng nông nghiệp, thuỷ sản càng trở nên hết sức cần thiết.
Để giải quyết được vấn đề này, cần có một hệ thống giải pháp thiết thực có tính khả thi nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, cụ thể:
Thứ nhất, Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh cần có những chính sách và biện pháp giúp các hộ CT, TC tiếp cận thị trường.
Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức mạng lưới bán buôn và tìm kiếm, giữ vững, mở rộng thị trường cho các thành phần kinh tế nói chung, kinh tế CT,TC nói riêng. Vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 80/2002/QĐ - TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Thực hiện quyết định này đã giúp nông dân và các hộ CT, TC khắc phục khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Vì thế, cần tiếp tục tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng rộng khắp và nhanh chóng hơn nữa.
Nên thiết lập những trung tâm thông tin đảm bảo cho kinh tế CT, TC nhận được những thông tin cần thiết về pháp luật, chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các đài phát thanh, truyền hình tỉnh và các huyện nên mở rộng các kênh thông tin cần cho nhà nông, tăng cường hệ thống báo chí, truyền thanh tới các vùng xa trung tâm.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp các hộ CT,TC tiếp cận thị trường thông tin qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng, các hội trợ triển lãm. Tăng cường các hình thức tiếp thị sản phẩm của kinh tế CT,TC trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, phát triển hệ thống giao thông vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá của kinh tế CT, TC.
Thái Bình từ khi có cầu Tân Đệ việc trao đổi hàng hoá trong tỉnh với các tỉnh khác đựơc thuận lợi hơn, hàng hóa đã được lưu chuyển từ các tỉnh về Thái Bình và ngược lại ngày càng tăng. Tuy vậy, ở một số nơi hệ thống cầu đường đã xuống cấp nhiều vùng dân cư ven sông vẫn phải đi phà qua sông như tuyến giao thông từ Thái Thụy đi sang huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng qua sông Hoá còn phải đi phà. Chính vì thế trong thời gian tới cần nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông theo hướng sau:
Xây dựng hệ thống giao thông, cầu cống tạo điều kiện lưu thông thuận lợi cho các hộ dân cư. Xây dựng các cầu: Hiệp, Hồng Quỳnh, hoàn thành nâng cấp đường 217, đường từ Vô Hối đi Diêm Điền, đường 39B, đường 223, đường đến các làng nghề, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá của các hộ CT, TC được thuận lợi.
Thành lập các tổ chức HTX dịch vụ vận tải phân bổ rõ ràng các tuyến quy định, bến bãi ký kết hợp đồng vận tải hàng hoá tăng cường phát triển các dịch vụ kỹ thuật sửa chữa bảo dưỡng phương tiện vận tải.
Thứ ba, phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Hàng nông sản, hàng tươi sống của các hộ CT, TC nếu được bảo quản tốt sẽ có giá trị sử dụng cao và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, phát triển công nghệ chế biến là một trong những giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ CT, TC ở Thái Bình.
Thực tế những năm vừa qua ở Thái Bình cho thấy các nhà máy, Công ty, đơn vị chế biến đã phát triển mạnh như: Công ty đông lạnh xuất khẩu Diêm Điền, Nhà máy bột cá Thuỵ hải, Nhà máy chế biến nông sản Văn Đạt. Các nhà máy này đã thu mua một khối lượng lớn nguyên liệu nông, thuỷ sản trong dân cư để sản xuất chế biến hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu có giá trị cao. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa
được chú trọng phát triển, nên phần lớn sản phẩm đựơc tiêu thụ dưới dạng thô và chỉ có thể tiêu thụ trong địa bàn tỉnh.
Để phát triển công nghệ chế biến trong thời gian tới cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu,vùng sản xuất chuyên canh tập trung xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn cùng với vùng nguyên liệu với các hộ sản xuất nông nghiệp thuỷ sản.
- Kết hợp nhiều loại quy mô công nghệ chế biến nhiều trình độ công nghệ từ quy mô nhỏ như hộ gia đình đến quy mô lớn như nhà máy, xí nghiệp chế biến để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm thuỷ sản tạo nhiều việc làm và có thể sử dụng nhiều lao động thủ công…
- Có cơ chế chính sách hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật giúp cho các hộ trong việc sản xuất nguyên liệu như : Trồng cây gì, nuôi con gì, một mặt để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến mặt khác tạo điều kiện tăng năng xuất lao động đem lại thu nhập cho các hộ CTTC đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng CNH, HĐH mà tỉnh đã đề ra.