cư vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn là một trong những tiềm năng của kinh tế CT, TC ở Thái Bình. Tuy quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể nhưng với số lượng lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC, nên đã huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh, đóng góp một khối lượng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn
2001 - 2005 [11, tr.11]
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 11.415 100
Vốn ngân sách Trung ương 2.123 18,6 Vốn ngân sách địa phương 2.306 20,2 Vốn tín dụng nhà nước 730 6,4 Vốn của doanh nghiệp nhà nước 342 3,0 Vốn của doanh nghiệp tư nhân 1.929 16,9
Vốn của dân cư 3.733 32,7
Vốn đầu tư nước ngoài 252 2,2
Xét về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, kinh tế CT, TC đã huy động được khối lượng vốn lớn hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi doanh nghiệp nhà nước chỉ thu hút được 3,0% mỗi năm (giai đoạn 2000 – 2005); tương tự doanh nghiệp tư nhân 16,9%; kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài: 2,2%, kinh tế CT, TC đã đóng góp tới 1/3 (32,7%) tổng vốn đầu tư và phát triển toàn xã hội và chiếm 60,7% vốn ngoài quốc doanh.
Như vậy, kinh tế CT, TC không chỉ có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm mà còn chiếm vị trí quan trọng trong việc thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư – nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Không chỉ dừng lại ở thu hút nguồn vốn, kinh tế CT, TC khẳng định là bộ phận kinh tế sử dụng rất hiệu quả đồng vốn đầu tư. Bởi vì, do các cơ sở