Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế cá thể, tiểu chủ ở thái bình hiện nay (Trang 33 - 34)

Là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc trung bộ, Nghệ An cũng có nhiều nét tương đồng với Thái Bình về phát triển kinh tế CT, TC. Nghệ An là một tỉnh có mật độ dân số đông, quy mô dân số của Nghệ An đứng hàng thứ ba toàn quốc (3.029.000 người), số người trong độ tuổi lao động: 1.457.000 người, trong đó số dân và số lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (89,7% dân số toàn tỉnh và 60,7% lao động toàn tỉnh) [13, tr.5]. Chính vì vậy, trong các chủ trương chính sách phát triển kinh tế, các cấp chính quyền tỉnh đã rất chú trọng tới kinh tế CT, TC – bộ phận kinh tế chiếm số đông dân cư và lao động trong tỉnh.

Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã xây dựng đồng bộ giải pháp nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế CT, TC. Trong đó tập trung vào một số lĩnh vực:

Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế CT, TC bằng việc:

+ Nâng cấp các trường dạy nghề và xây dựng mới một số trung tâm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động toàn tỉnh, trong đó có lao động của kinh tế CT, TC. Cụ thể: Nghệ An đã nâng cấp và xây dựng một số trường và trung tâm dạy nghề: Trường đại học sư phạm kỹ thuật Nghệ An, Trường kỹ thuật Việt Đức, Trường dạy nghề số 1 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trường dạy nghề số 4 của Bộ quốc phòng, Trung tâm dạy nghề của tỉnh Nghệ An. Đồng thời xây dựng mới một số trung tâm dạy nghề ở tuyến huyện.

Nhờ vậy, đến năm 2005, tỉnh Nghệ An đã nâng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 22% (năm 2001) lên 34% (năm 2005) [13].

Hai là, phát triển khoa học công nghệ nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của kinh tế CT, TC.

Các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện vật chất để phát triển khoa học công nghệ, như: hỗ trợ về vốn, xây dựng quỹ phát triển khoa học công nghệ, quỹ khen thưởng, chính sách sử dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh) trong chọn, tạo và nhân giống, phát triển công nghệ chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm sau thu hoạch.

Tổ chức gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và sản xuất, bằng hình thức liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học với các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC để một mặt, những kết quả nghiên cứu sẽ được nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất; mặt khác từ thực tiễn của môi trường sản xuất sẽ nảy sinh những vấn đề, những yêu cầu cần khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Thứ ba, phát triển các hình thức liên kết hợp tác giữa các hộ CT, TC và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Cụ thể trong các lĩnh vực sau:

+ Trong nông nghiệp: Thành lập các tổ hợp tác làm khuyến nông cho các hộ xã viên, tổ chức dịch vụ thiết yếu như: thuỷ lợi, giống, bảo vệ thực vật, thú y, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.

+ Trong các ngành tiểu thủ công nghiệp: Tổ chức các HTX sản xuất hoặc có thể cung ứng các dịch vụ cho các hộ.

+ Trong lĩnh vực vận tải: Định hướng phát triển các tổ chức hợp tác dịch vụ hỗ trợ cho xã viên như: phân bổ luồng, tuyến vận tải, ký kết hợp đồng bến bãi, dịch vụ kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện vận tải.

+ Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: Hướng hoạt động tổ chức và tìm thị trường cung ứng vật tư cho sản xuất, thị trường để tiêu thụ nông sản, hàng hoá cho các hộ CT, TC.

Nhờ những chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đã giúp cho kinh tế CT, TC ở Nghệ An phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Kinh tế CT, TC đã đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP toàn tỉnh (hơn 40% bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005).

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế cá thể, tiểu chủ ở thái bình hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)