tác sản xuất kinh doanh giữa các hộ cá thể, tiểu thủ với nhau và với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác
Trong nền KTTT, cạnh tranh và hợp tác, liên kết luôn diễn ra, cạnh tranh dẫn tới liên kết và liên kết làm tăng sức mạnh lại thúc đẩy cạnh tranh. Việc thực hiện liên kết giữa các hộ CT,TC với nhau và với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác bắt nguồn từ đặc điểm và nhu cầu phát triển khu vực kinh tế này. Trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sức cạnh tranh còn yếu, lại phải đối phó với áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt của thị trường khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập, việc liên kết hợp tác là giải pháp, là xu hướng tất yếu giúp cho các hộ CT,TC có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề của sản xuất kinh doanh giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo kinh nghiệm của nhiều địa phương và cơ sở có thể thực hiện liên kết theo các hướng sau đây.
Một là, liên kết, hợp tác để giải quyết “đầu vào” và “đầu ra” cho sản phẩm.
Một số tổ chức kinh tế cùng ngành nghề (trong đó có kinh tế CT,TC) hợp tác với nhau để giải quyết “ đầu vào ” tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất; hoặc một vài cơ sở kinh doanh CT,TC có thể chuyên làm nhiệm vụ tìm nguồn nguyên liệu, để cung ứng cho các doanh nghiệp hoặc cho các cơ sở kinh doanh CT,TC khác.Hình thức này nên áp dụng phổ biến trong các tổ chức khai thác, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, vừa giải quyết được nguồn nguyên liệu vừa đảm bảo giá cả nguyên liệu ổn định.
Các doanh nghiệp và hộ CT,TC cần tìm thị trường, tức là “đầu ra” cho sản phẩm, họ có thể liên kết với nhau bằng nhiều hình thức. Một trong những hình thức đó là cho thuê lại các hợp đồng (tức là thực hiện lại các hợp đồng phụ, đặt hàng gia công) theo hệ thống từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và tới các hộ CT,TC. Các tổ chức phải tiến hành sản xuất gia công chế biến theo đúng mẫu thiết kế quy cách chất lượng sản phẩm theo hợp đồng với các tổ chức tiêu thụ hàng hoá.
Sự liên kết theo 2 hướng trên sẽ có tác dụng giải quyết “đầu vào” và “đầu ra” cho sản phẩm.
Hai là, liên doanh liên kết để góp phần tạo vốn.
Tình trạng phổ biến của các hộ CT,TC ở Thái Bình hiện nay là thiếu vốn trầm trọng. Trong khi đó việc vay vốn tại các ngân hàng còn khó khăn do nhiều nguyên nhân. Các tổ chức kinh tế không đủ vốn để thế chấp hoặc do dự án chưa đủ tính khả thi, thiếu chắc chắn do nhân viên ngân hàng ngần ngại cho vay hoặc do bị hình sự hoá thủ tục vay vốn…
Do vậy, các hộ CT,TC cũng như các tổ chức kinh tế khác của tư nhân rất cần liên doanh liên kết thông qua các hình thức cho vay bằng tín chấp, hùn vốn, thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng mua bán hàng hoá thanh toán chậm để tăng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Ba là, liên kết, hợp tác để trao đổi thông tin.
Một trong những khó khăn của kinh tế CT,TC là thiếu thông tin hiện nay kinh tế CT,TC thiếu rất nhiều thông tin, đặc biệt là các thông tin về hệ thống pháp luật, về thị trường, về nguồn vốn, về đối tác.Riêng về hệ thống quy phạm pháp luật, nhiều cơ sở kinh
doanh CT,TC cũng khó nắm bắt đầy đủ và kịp thời, hơn nữa hệ thống pháp luật nước ta hiện đang được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh. Do đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, chồng chéo lại hay thay đổi, trong khi các hộ CT,TC rất cần tìm hiểu và cập nhập các thông tin về pháp luật để nắm vững và thực hiện.
Một mặt của thông tin về thị trường là những thông tin về pháp luật kinh doanh của các nước nhập khẩu. Các hộ CT,TC nước ta cần biết luật lệ cụ thể đối với từng mặt hàng, trong từng khoảng thời gian, Những vấn đề này bản thân mỗi tổ chức kinh tế, nhất là các tổ chức kinh tế CT,TC lại càng khó có điều kiện tìm hiểu nắm bắt.
Để tiếp cận các hệ thống thông tin hết sức quan trọng đó, cần có sự liên kết giữa các hộ với nhau và với các tổ chức kinh tế khác để cùng nhau chia sẻ thông tin trao đổi ý kiến để thực hiện những quy định được tốt hơn.
Như vậy, đứng trước những khó khăn vướng mắc, kinh tế CT,TC rất cần có sự liên kết để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh. Sự liên kết hợp tác cần được khuyến khích phát triển theo hướng đa dạng hoá, bao gồm đa dạng về hình thức, về nội dung và quy mô, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc của kinh tế hợp tác mà nguyên tắc hàng đầu là liên kết tự nguyện nhằm thực hiện tốt chủ trương Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra: “khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn” [16, tr.98].