Giải pháp trong tiêu thụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 90 - 95)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: GO/IC (lần)

4.4.2 Giải pháp trong tiêu thụ

4.4.2.1 Tăng cường mối liên kết giữa hộ chăn nuôi với các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ lợn thịt

Mục đích là xây dựng các nhóm hợp tác trong cung ứng đầu vào, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết trong cơ

chế thị trường vì nó tạo ra sức mạnh cho những người trực tiếp sản xuất. Đối với ngành chăn nuôi lợn, vấn đề hợp tác, liên kết là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Các hoạt động liên kết trong ngành hàng là:

- Mua chung thức ăn gia súc - Tiêm phòng thú y

- Tiêu thụ sản phẩm - Thông tin thị trường

Liên kết trong chăn nuôi không những tạo ra thị trường cung cấp hàng hóa với số lượng lớn để đáp ứng những khách hàng lớn mà còn phòng chống được rủi ro, hỗ trợ nhau về mặt giống, vốn và kỹ thuật. Ở Hưng Yên, vấn đề này còn rất manh nha, có một vài nơi làm thí điểm nhưng chưa được nhân rộng. Mô hình HTX chăn nuôi cần phải được tiếp tục nghiên cứu và đưa vào thực tiễn. Nếu làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào, đầu ra trong chăn nuôi đó là một hướng đi phù hợp với những vùng có tiềm năng chăn nuôi lớn. Thực hiện được điều này sẽ góp phần giảm được chi phí đầu vào, có thể ký kết những hợp đồng tiêu thụ với khối lượng lớn.

Qua quá trình điều tra cho thấy, hầu hết người chăn nuôi không biết chắc chắn về giá sản phẩm mình bán ra. Giá cả thị trường không ổn định, rất khó xác định trước về kết quả thu được từ hoạt động chăn nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi phải có quan hệ một cách chủ động với các hộ giết mổ, người thu gom, các cơ sở giết mổ lớn,…để đến thời điểm tiêu thụ có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Từ đó hình thành sự liên kết làm ăn lâu dài, đảm bảo tính ổn định. Muốn làm được điều đó cần có các hợp đồng ràng buộc chắc chắn, thỏa thuận hợp lý và tạo được sự tin tưởng trách nhiệm lẫn nhau, như vậy mới đảm bảo được lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. Bên cạnh đó việc có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp các hộ chăn nuôi chia sẻ được phần nào rủi ro trong quá trình chăn nuôi với các tác nhân khác.

Thông tin đối với mọi người đều rất quan trọng, với các ngành nghề khác mức độ quan trọng của các thông tin cũng khác nhau. Việc tìm hiểu thông tin về giá cả đầu vào và đầu ra trên thị trường là rất quan trọng để hộ nông dân có thể chủ động trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đàn lợn.

Qua điều tra cho thấy người nông dân biết được giá cả đầu vào và đầu ra là do trao đổi với những người chăn nuôi khác. Vì vậy, cần có các nghiên cứu để định hướng thị trường và tăng khả năng tiêu thụ.

Các thông tin về khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất chăn nuôi lợn là rất quan trọng và cần thiết làm cho giảm giá thành thịt lợn, nâng cao khả năng cạnh tranh thịt lợn trên thịt trường trong và ngoài nước.

Cần thành lập các câu lạc bộ những hộ chăn nuôi lợn để trao đổi thông tin về kinh nghiệm chăn nuôi, về thông tin thị trường đầu vào, đầu ra, thị trường tiêu thụ, chia sẻ các kiến thức tiến bộ để các hộ chưa có cơ hội học tập sẽ được tích lũy kinh nghiệm của các hộ đã ứng dụng trước đó.

Quy hoạch phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, các trung tâm giao dịch. Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được tiếp cận và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng và hợp tác trao đổi hàng hóa với các vùng khác.

4.4.2.3 Xác định nhu cầu thị trường

Các hộ chăn nuôi cần nghiên cứu khách hàng để tìm hiểu những phản hồi, nguyện vọng của họ về sản phẩm thịt lợn trên địa bàn: giá cả, chất lượng, thói quen sử dụng,…từ đó phân tích để tìm ra mặt tốt cần phát huy đồng thời phát hiện những mặt cần hạn chế để khắc phục nhằm đưa ra được sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Trên cơ sở các chủ hộ nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường để từ đó đưa ra các quyết định, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp lý cho mình. Nếu làm được điều đó thì lượng sản phẩm bán ra thị

trường sẽ luôn giữ ở mức cân bằng, không có những biến động lớn do đó sẽ không đẩy giá xuống quá thấp, Vì vậy, việc bình ổn giá cả thị trường thịt lợn là điều có thể xảy ra.Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề trên thì người chăn nuôi phải được nâng cao trình độ bằng nhiều cách cả về trình độ lẫn chuyên môn. Khi người chăn nuôi có trình độ, có nhận thức cao hơn thì sẽ sản xuất ra những sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

4.4.2.4 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo điều tra cho thấy, hộ điều tra trên địa bàn xã không hề được kiểm dịch lợn thịt trước khi bán cho người thu gom, người giết mổ. Trên địa bàn cũng không có một đơn vị hay tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề này. Các hộ được bán lợn thịt tự do, không có sự quản lý. Nhiều con lợn ốm, lợn bệnh chỉ cần giá mua rẻ đi một chút là đã có thể được mang đi tiêu thụ. Điều này chứng tỏ người chăn nuôi vẫn còn thiếu các thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống của con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển thị trường thịt lợn. Vì vậy để đảm bảo yêu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt thì các hộ chăn nuôi cần phải nâng cao hiểu biết và tiếp thu những thông tin về an toàn trong thức ăn chăn nuôi, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng thịt lợn.

4.4.2.5 Điều hòa lợi ích giữa các tác nhân

Mục đích giảm sự bất hợp lý trong phân chia lợi ích kinh tế giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ lợn thịt.

Qua phân tích đã cho thấy rằng, do sự liên kết chưa chặt chẽ mà phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ còn bất hợp lý. Hộ thu gom, giết mổ bán buôn đang thu được nhiều lợi ích lại chịu ít rủi ro. Trong khi đó, hộ chăn nuôi đóng vai trò quan trọng nhất trong kênh tiêu thụ lợn thịt nhưng đang bị thiệt thòi nhất về mặt kinh tế. Chính vì vậy, cần phải có giải pháp để điều hòa lợi ích. Các giải pháp có thể thực hiện là:

gian.

- Hỗ trợ đầu vào cho hộ chăn nuôi: khuyến khích phát triển chế biến TACN trong nước góp phần hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường công tác thú y cơ sở, hỗ trợ tiêm phòng một số loại dịch bệnh thông thường, hỗ trợ công tác giống.

- Minh bạch thông tin về giá đầu vào, đầu ra, đặc biệt là thông tin về giá bán sản phẩm tới người tiêu dùng.

- Khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất kinh doanh theo hợp đồng chính thống.

4.4.2.6 Giải pháp về kỹ thuật, công tác thú y

Hợp tác xã tổ chức truyền tải kiến thức chăn nuôi lợn thịt cho người dân thông qua các lớp tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi lợn. Truyền tải thông tin trong các buổi tập huấn phải rõ ràng, dễ hiểu và phải gắn với thực tế, tránh việc nói lý thuyết suông người dân khó tiếp thu.

Tăng cường hơn nữa công tác chuyên giao công nghệ, mạnh dạn tổ chức thí điểm và nhân rộng các giống lợn cho năng suất cao như giống lợn siêu nạc. Hướng dẫn cho người dân phòng trừ dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng định kì, phạt nặng những hộ nuôi cố tình trốn tránh không tiêm phòng. Hiện nay trên địa bàn xã chỉ mới tiêm phòng một năm 2 lần, trong khi đó vẫn có những lứa lợn bị bỏ sót không được tiêm phòng. Vì vậy trong những năm tới cần tăng cường số đợt tiêm phòng trong năm, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng của những đợt tiêm phòng để việc phòng bệnh có hiệu quả hơn. Dịch bệnh ở lợn khi đã bùng phát thì lây lan rất nhanh chính vì vậy khi dịch bệnh đã bùng phát thì phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w