Phương thức tiêu thụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 84)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: GO/IC (lần)

4.3.4 Phương thức tiêu thụ

Khi có cần xuất bán lợn, người chăn nuôi thường liên hệ với những người giết mổ, người mua buôn lợn để mời đến xem, mua lợn. Các hộ chăn nuôi lợn đều chưa có hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nào được thực hiện. Người chăn nuôi thỏa thuận giá bán, cân lợn ngay tại trại. Hiện nay người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt theo một số cách sau:

- Bán lợn cho người thu gom: cách này chiếm khoảng 61.67% số hộ được điều tra, thường áp dụng cho những gia đình có trại chăn nuôi lớn và trung bình

- Bán cho những người giết mổ bán lẻ: 100% các hộ quy mô nhỏ áp dụng hình thức này. Các hộ quy mô trung bình có 8 hộ chiếm 26,67%. Thông thường các gia đình chăn nuôi có quen các hộ giết mổ lợn, khi có lợn xuất chuồng thì lại liên hệ để mời đến mua. Những hộ chăn nuôi nào đã thân quen và có uy tín với những người giết mổ thì chỉ cần liên lạc thông qua điện thoại là đã có thể thỏa thuận với nhau. Còn chủ yếu vẫn là những người giết mổ đến xem lợn tại chuồng rồi thỏa thuận giá cả.

- Bán cho lò mổ: cách này chiếm số lượng rất ít 8,33% số hộ điều tra, và chỉ có ở một số hộ chăn nuôi quy mô lớn. Sau khi lợn đến thời điểm xuất chuồng, chủ hộ chăn nuôi sẽ gọi điện cho các chủ lò mổ ở ngoài Hà Nội về xem lợn và định giá bán. Hộ chăn nuôi có thể bán được với số lượng lớn và yên tâm về giá cả.

Như vậy mối quan hệ giữa hộ chăn nuôi lợn với những người mua gom - giết mổ ở địa phương là mối quan hệ tạm thời, ít bền vững, mang tính thời điểm.

Khi lợn đến độ xuất chuồng hộ nuôi có thể bán cho bất cứ người thu gom nào, miễn rằng là được giá. Nếu hai bên thỏa thuận được thì bán chứ hộ nuôi không nhất thiết bán cho người thu gom cố định nào. Các hộ nuôi cho biết ai mua được giá cao thì bán không kể bán cho ai. Trong mối quan hệ này chưa có sự hợp tác giữa hai tác nhân. Người thu gom - giết mổ vẫn tìm mọi cách để ép giá hộ nuôi. 4.3.5 Thông tin và yếu tố thị trường

Trình độ tiếp cận thị trườngđược thể hiện ở trình độ của hộ chăn nuôi trong việc phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc đưa sản phẩm lợn thịt đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra trình độ của hộ chăn nuôi trong việc nắm bắt thông tin thị trường. Các thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Đối với tiêu thụ lợn thịt các thông tin thị trường giúp người kinh doanh biết nguồn hàng từ đâu? Số lượng giá cả như thế nào?... Người tiêu dùng biết mua các sản phẩm cần thiết ở đâu, chất lượng ra sao, giá cả như thế nào?...thông tin thị trường cập nhật và thông suốt giúp công tác tiêu thụ diễn ra thuận lợi

Thông tin tốt giúp nông dân đưa ra được quyết định hiệu quả hơn, vì vậy mà thông tin có ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã. Thông tin từ các đầu vào như giá cả đầu vào, đầu ra đều phải được người chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Các hộ chăn nuôi hầu như chưa nắm rõ thông tin về thị trường, họ được biết thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi; từ hộ chăn nuôi khác, từ người mua… Tại bảng 4.10 có tới 75% số hộ tiếp cận thông tin thông qua đài báo, tivi, các hộ chăn nuôi này thường là các hộ chăn nuôi quy mô lớn vì vậy họ có khả năng đáp ứng linh hoạt với thông tin thị trường. Các hộ nông dân sẽ đạt lợi nhuận cao nếu biết cách bán đúng thời điểm, họ sẽ biết được thời điểm nào nên bán, và bán cho ai để được giá cao.

Bảng 4.10 Phương thức tiếp cận thông tin chủ yếu

Phương tiện Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%)

-Thông tin trên đài, báo, tivi 34 75,55

-Khuyến nông cơ sở 17 37,37

-Tư thương 25 55,55

-Hộ chăn nuôi khác 20 44,44

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng là vấn đề mà các hộ đang gặp khó khăn trong chăn nuôi. Do việc tiếp xúc với thị trường của các hộ sản xuất bị hạn chế nên khó khăn cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các hộ chăn nuôi chưa tìm cho sản phẩm của mình có đầu ra ổn định, thông qua những hợp đồng hay các hình thức liên kết khác. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các hộ chăn nuôi lợn thường bán sản phẩm với giá thấp, hiệu quả thu được không cao.

Tổ chức không gian của hình thức tiêu thụ như chợ, cửa hàng, siêu thị và công tác tổ chức điều hành hoạt động của các hình thức này. Nếu tổ chức quản lý sử dụng tốt sẽ sử dụng hết công năng của cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh cho hiệu quả.

Tổ chức kênh tiêu thụ, bao gồm: các hệ thống thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng và mối quan hệ giữa chúng. Tổ chức các kênh tiêu thụ hợp lý sẽ làm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi cho quản lý điều hành và các hoạt động của các tác nhân tham gia tiêu thụ qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm và ngược lại.

4.3.6 Cầu về thịt lợn ảnh hưởng đến cung thịt lợn

Là một xã giáp thị trấn Văn Giang,cách thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam, giao thông thuận lợi các dịch vụ về thức ăn chăn nuôi và thú y

đều đáp ứng tốt nhu cầu của các hộ chăn nuôi. Mặt khác thành phố Hà Nội là một thị trường tiêu thụ lớn thuận lợi trong việc tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã.

Do thu nhập của người dân ngày càng tăng từ đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng thêm. Người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và thịt lợn là được người dân chọn nhiều vì dễ chế biến, giàu chất béo và protein, giá cả cũng phù hợp. Từ xu hướng này sẽ thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi lợn của hộ nông dân, tăng thêm thu nhập và tận dụng được thời gian rảnh rỗi.

Tính mùa vụ cũng ảnh hưởng rõ nét tới sức tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã của các hộ nông dân, những tháng giáp tết Nguyên đán, ngày rằm, ngày lễ nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, giá lợn hơi tăng. Thời tiết mát mẻ nhu cầu tiêu dùng tăng, nhưng vào dịp hè nhu cầu của người dân giảm. Chính vì vậy, qua tính thời vụ hộ chăn nuôi tính toán để đạt được hiệu quả tốt

4.3.7 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong quá trình khảo sát ở địa phương, khi được hỏi về vấn đề kiểm dịch thì 100% số hộ được điều tra đều trả lời rằng lợn thịt của gia đình họ không hề được kiểm dịch trước khi bán cho những người giết mổ, người thu gom. Tại xã cũng không hề có một đơn vị hay tổ chức nào chịu trách nhiệm về vấn đề này. Các hộ được bán lợn thịt của gia đình mình một cách tự do, không hề có sự quản lý. Nhiều con lợn ốm, lợn bệnh chỉ cần giá mua rẻ đi một chút là đã có thể được mang đi tiêu thụ được. Khi được phỏng vấn thì các hộ chăn nuôi cho rằng họ nuôi lợn thịt với số lượng ít, vả lại lợn cũng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên không cần phải kiểm dịch. Đồng thời kiểm dịch cũng mất một phần chi phí, kiểm dịch xong người ta lại mang đi nơi khác bán. Hầu hết các hộ được phỏng vấn trả lời rằng họ đã được nghe nói đến tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng trong đó chỉ có 21,05% số hộ là biết và hiểu rõ về vấn đề này. Còn lại đến 78,95% số hộ là chỉ biết sơ sơ. Điều này chứng tỏ rằng người chăn nuôi lợn vẫn còn thiếu các thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm. Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan trọng. Trong khi đó người chăn nuôi lại chưa thực sự hiểu biết, nắm chắc thông tin, kiến thức.Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt thì các hộ chăn nuôi cần phải nâng cao hiểu biết và tiếp thu những thông tin về an toàn trong thức ăn chăn nuôi; nên dùng các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn sẽ tránh được tồn dư kháng sinh trong thịt; tuyệt đối tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi giết thịt đúng theo hướng dẫn trên nhãn chai hoặc bao bì.

Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ các hộ biết và hiểu về vấn đề VSATTP

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

4.3.8 Yếu tố công nghệ kỹ thuật

Trong chăn nuôi để giảm rủi ro và tăng mức tăng trọng về lượng, về chất của vật nuôi thì công nghệ kỹ thuật là yếu tố chủ chốt. Có công nghệ kỹ thuật tốt sẽ giảm được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận cho hộ nông dân. Nhưng về điểm này thì nhìn chung các hộ nông dân trên địa bàn xã còn kém. Người nông dân vẫn dựa rất nhiều vào kinh nghiệm qua thời gian, phải thừa nhận rằng

trong chăn nuôi kinh nghiệm có quan trọng nhưng chỉ với kinh nghiệm đó thì khó có thể giải quyết các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề mà trước đó trong quá trình chăn nuôi hộ chưa từng gặp

Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán có lẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất. Người sản xuất ngại áp dụng các kỹ thuật mới khi quy mô chăn nuôi nhỏ do không mang lại hiệu quả lớn.

4.4 Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã Long Hưng

Dựa trên thực trạng về tiêu thụ lợn thịt, các khó khăn đang tồn tại của hộ chăn nuôi, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã Long Hưng

4.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Qua đánh giá và phân tích thực trạng tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã và ở các hộ chăn nuôi, ta có thể thấy được những tiềm năng, cơ hội và các khó khăn trong việc tiêu thụ lợn thịt ở địa phương. Từ những điểm mạnh giúp hạn chế những thách thức trong tương lai nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, một sân chơi bình đẳng cho các nước khi ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng đang chịu rất nhiều áp lực để đứng vững và phát triển trong tương lai. Hạn chế các điểm yếu bằng những cơ hội cho phát triển hoạt động tiêu thụ trên địa bàn

Bảng 4.9 : Phân tích ma trận SWOT trong phát triển tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã Long Hưng

SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, giàu tiềm năng như thành phố Hà Nội

- Chợ được đầu tư xây mới, mở rộng

- Đa phần vẫn là chăn nuôi còn nhỏ lẻ.

- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức về thị trường còn hạn chế, dễ bị chi phối của ngành nghề khác.

- Chưa gắn kết được người chăn nuôi với người giết mổ, lò mổ, hộ thu gom.

- Chưa chú trọng vấn đề VSATTP

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Đất nước đang trong quá trình hội nhập nên khả năng về thị trường tiêu thụ mở rộng.

- Đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư

- Có sự giúp đỡ của cộng đồng về phòng chống dịch bệnh

- Lợi nhuận thu được không cao, thậm chí lỗ.

- Dịch bệnh đang phát triển theo chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp

- Yêu cầu chất lượng thịt lợn và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao

- Thị trường đầu vào và đầu ra luôn có những biến động phức tạp - Phương thức tiêu thụ và phương

thức thanh toán mang tính thời điểm

4.4.2 Giải pháp trong tiêu thụ

4.4.2.1 Tăng cường mối liên kết giữa hộ chăn nuôi với các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ lợn thịt

Mục đích là xây dựng các nhóm hợp tác trong cung ứng đầu vào, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết trong cơ

chế thị trường vì nó tạo ra sức mạnh cho những người trực tiếp sản xuất. Đối với ngành chăn nuôi lợn, vấn đề hợp tác, liên kết là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Các hoạt động liên kết trong ngành hàng là:

- Mua chung thức ăn gia súc - Tiêm phòng thú y

- Tiêu thụ sản phẩm - Thông tin thị trường

Liên kết trong chăn nuôi không những tạo ra thị trường cung cấp hàng hóa với số lượng lớn để đáp ứng những khách hàng lớn mà còn phòng chống được rủi ro, hỗ trợ nhau về mặt giống, vốn và kỹ thuật. Ở Hưng Yên, vấn đề này còn rất manh nha, có một vài nơi làm thí điểm nhưng chưa được nhân rộng. Mô hình HTX chăn nuôi cần phải được tiếp tục nghiên cứu và đưa vào thực tiễn. Nếu làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào, đầu ra trong chăn nuôi đó là một hướng đi phù hợp với những vùng có tiềm năng chăn nuôi lớn. Thực hiện được điều này sẽ góp phần giảm được chi phí đầu vào, có thể ký kết những hợp đồng tiêu thụ với khối lượng lớn.

Qua quá trình điều tra cho thấy, hầu hết người chăn nuôi không biết chắc chắn về giá sản phẩm mình bán ra. Giá cả thị trường không ổn định, rất khó xác định trước về kết quả thu được từ hoạt động chăn nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi phải có quan hệ một cách chủ động với các hộ giết mổ, người thu gom, các cơ sở giết mổ lớn,…để đến thời điểm tiêu thụ có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Từ đó hình thành sự liên kết làm ăn lâu dài, đảm bảo tính ổn định. Muốn làm được điều đó cần có các hợp đồng ràng buộc chắc chắn, thỏa thuận hợp lý và tạo được sự tin tưởng trách nhiệm lẫn nhau, như vậy mới đảm bảo được lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. Bên cạnh đó việc có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp các hộ chăn nuôi chia sẻ được phần nào rủi ro trong quá trình chăn nuôi với các tác nhân khác.

Thông tin đối với mọi người đều rất quan trọng, với các ngành nghề khác mức độ quan trọng của các thông tin cũng khác nhau. Việc tìm hiểu thông tin về giá cả đầu vào và đầu ra trên thị trường là rất quan trọng để hộ nông dân có thể chủ động trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đàn lợn.

Qua điều tra cho thấy người nông dân biết được giá cả đầu vào và đầu ra là do trao đổi với những người chăn nuôi khác. Vì vậy, cần có các nghiên cứu để định hướng thị trường và tăng khả năng tiêu thụ.

Các thông tin về khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất chăn nuôi lợn là rất quan trọng và cần thiết làm cho giảm giá thành thịt lợn, nâng cao khả năng cạnh tranh thịt lợn trên thịt trường trong và ngoài nước.

Cần thành lập các câu lạc bộ những hộ chăn nuôi lợn để trao đổi thông tin về kinh nghiệm chăn nuôi, về thông tin thị trường đầu vào, đầu ra, thị trường tiêu thụ, chia sẻ các kiến thức tiến bộ để các hộ chưa có cơ hội học tập sẽ được tích lũy kinh nghiệm của các hộ đã ứng dụng trước đó.

Quy hoạch phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, các trung tâm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w