Liên kết giữa các tác nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 79)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: GO/IC (lần)

4.3.1 Liên kết giữa các tác nhân

Quá trình tiêu thụ lợn thịt là tập hợp các tác nhân tham gia: sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ trong mối quan hệ với nhau. Thực tế nghiên cứu tại địa bàn xã Long Hưng, các tác nhân tham gia tiêu thụ chưa có sự gắn kết chặt chẽ, thiếu hỗ trợ lẫn nhau trong cung ứng đầu vào, thông tin và gánh chịu rủi ro. Các hộ chăn nuôi đã có sự liên kết, hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất nhưng còn ở mức độ hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi sự liên kết này còn khá lỏng lẻo, thiếu sự tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Đặc biệt là chưa có sự liên kết với nhau để tránh những rủi ro có thể mang đến như giá cả đầu vào tăng cao, hoặc giá đầu ra giảm, dịch bệnh phát sinh. Trong khi bán các hộ chăn nuôi cũng không hề tham gia ký kết hợp đồng với người mua. Như vậy mối quan hệ giữa tác nhân hộ chăn nuôi với các tác nhân người thu gom, bán buôn, bán lẻ là khá lỏng lẻo. Thường thì mối quan hệ theo thời điểm là chủ yếu.Hộ giết mổ, bán buôn thịt lợn bản thân các hộ này thường độc lập với nhau và rất ít có liên kết với nhau trong quá trình hoạt động. Nhiều khi các thành viên trong tác nhân này còn cạnh tranh với nhau.

Các tác nhân liền kề thường có thông tin hiểu biết nhau nhiều hơn nhưng thường theo chiều thuận. Ví dụ hộ giết mổ lợn nắm rất rõ thực trạng sản xuất của hộ chăn nuôi, nhưng ngược lại, hộ chăn nuôi lại có rất ít thông tin để có thể kiểm soát được hộ giết mổ cũng như hộ thu gom, lái buôn…Chính điều này trên

thực tế hộ nuôi lợn càng dễ bị thua thiệt, họ không có quyền định giá đầu ra, trong khi đó hộ giết mổ và bán buôn có thể tăng giá đầu ra của mình để giành được nhiều lợi ích.

Do sự liên kết chưa chặt chẽ mà phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong tiêu thụ lợn thịt còn bất hợp lý. Thực chất hộ giết mổ, hộ thu gom, lái buôn đang thu được nhiều lợi ích lại chịu ít rủi ro. Trong khi đó hộ chăn nuôi thì ngược lại, chịu rủi ro lớn và thu được lợi ích thấp. Trong các tác nhân tham gia tiêu thụ lợn thịt, khi tình huống rủi ro xảy ra, hầu như chỉ hộ chăn nuôi là gánh chịu toàn bộ. Như vậy đang xảy ra tình trang bất hợp lý và bất công bằng trong phân phối và chia sẻ rủi ro.

4.3.2 Dịch bệnh và công tác thú y

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, khi gặp phải dịch bệnh xảy ra thì tác hại của chúng rất lớn và gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn là rất lớn, giá thành sản phẩm lại cao gây ảnh hưởng lớn cho chu kỳ tiếp theo. Để đảm bảo cho đàn lợn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn mà vẫn đạt tỷ lệ nạc cao cần phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật, có nghĩa là công tác thú y phải được giám sát chặt chẽ.

Bảng 4.9 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt

ĐVT: % Chỉ tiêu Nhóm hộ QMN QMTB QML -Dịch tả 0,0 65,0 80,0 -Tụ huyết trùng 100 100 100 -Đóng dấu lợn 0,0 60,0 75,0 -Phó thương hàn 0,0 30,0 45,0 -Khác 0,0 6,7 5,4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Ở lợn, nhóm bệnh nguy cơ mắc cao nhất còn gọi là nhóm “bệnh đỏ” gồm các bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu và phó thương hàn. Dịch tả với tụ

huyết trùng là hai bệnh phổ biến diễn ra trên đàn lợn. Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm diễn biến cấp tính gây ra tử vong hàng loạt không những cho lợn mà còn gây tử vong cho hàng loạt trâu bò cụ thể hầu như 100% các hộ chăn nuôi QM lớn, QM TB, QM nhỏ đều mắc phải dịch bệnh.

Trong năm 2012, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi có nhiều diễn biến phức tạp và căng thẳng, đáng chú ý là dịch lợn tai xanh và tiêu chảy cấp trên đàn lợn xảy ra vào giữa năm tại một số tỉnh thành trong cả nước khiến người chăn nuôi thiệt hại rất lớn, nhiều hộ chăn nuôi hay các trang trại buộc phải giảm đàn hoặc tạm ngừng chăn nuôi để hạn chế thua lỗ.

Theo thống kê của Cục chăn nuôi Việt Nam, phản ứng của người tiêu dùng khi có dịch bệnh, giảm lượng tiêu dùng 20 - 30%, chuyển sang mua các sản phẩm thay thế. Dẫn đến giá thịt lợn hơi giảm, người chăn nuôi bị thiệt hại lớn nhất, dù có đàn lợn bị bệnh hay không bị bệnh cũng khó bán và phải bán giá thấp. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, 6 tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, đàn lợn cả nước khôi phục chậm, người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư tăng đầu con. Dịch bệnh tai xanh tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn xuất hiện rải rác tại một vài tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, tiêu thụ lợn giảm. Từ những tháng cuối năm 213 cho đến nay, công tác tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho gia súc gia cầm trên địa bàn xã được triển khai đồng bộ và nhanh chóng nên không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh tai xanh đã không còn thấy trên đàn lợn cả nước, người dân vẫn tiêu thụ nhịp nhàng và tăng mạnh trong các dịp lễ tết. Hiện nay, người chăn nuôi vẫn tiếp tục đề cao cảnh giác, phòng chống các loại dịch bệnh dễ gặp trên đàn lợn, công tác phòng chống dịch bệnh tai xanh được toàn xã tập trung, tăng cường theo dõi, các hộ chăn nuôi chủ động trong mua thuốc và tiêm phòng cho gia súc của mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ lơ là công tác phòng dịch do chưa nhận thức đầy đủ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, vì vậy cần có sự đôn đốc và kiểm

soát sát sao hơn của các cơ quan chức năng. 4.3.3 Giá thịt lợn hơi

Trong chăn nuôi, giá của sản phẩm là nhân tố quyết định đến thu nhập của người chăn nuôi bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Giá sản phẩm thấp chăn nuôi không có lãi các hộ sẽ giảm quy mô chăn nuôi và ngược lại, giá cao thu nhập cao lãi cao thì người chăn nuôi sẽ mở rộng quy mô tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên giá cả sản phẩm luôn biến động không theo quy luật do đó người chăn nuôi rất khó có thể dự đoán chính xác giá sản phẩm để đưa ra quyết định sản xuất phù hợp.

Giá cả sản phẩm chăn nuôi biến động rất lớn một phần phụ thuộc vào thị trường quốc tế, một phần phụ thuộc vào tình hình sản xuất chăn nuôi trong nước nhất là khi có dịch bệnh hoặc là ở lợn hay trên các loại gia súc gia cầm khác (chẳng hạn như cúm gia cầm). Sự biến động mạnh về giá cả đã làm chùn bước các nhà đầu tư vào phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Theo như tờ trình “Về một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất chăn nuôi, hỗ trợ thị trường” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 03/08/2012 thì nguyên nhân của việc giá thịt lợn hơi giảm mạnh là do: Một là, do khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới khiến cầu tiêu dùng trong nước giảm mạnh, sức mua của người dân cũng giảm theo, đặc biệt mức tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể của các khu công nghiệp ước giảm khoảng 25% - 30% so với cùng kỳ năm ngoái; hai là, do dư âm của tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi từ giữa tháng 3, đến nay một bộ phận người tiêu dùng vẫn e ngại và giảm tiêu thụ thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày; ba là, dịch bệnh lợn tai xanh diễn biến phức tạp, khó lường; bốn là, tình trạng nhập lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát. Trong khi đó, Trung Quốc siết chặt việc tạm dừng nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi cả nước luôn phải đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng

cao nhưng giá bán giảm khiến nhiều hộ chăn nuôi phải “treo” chuồng. Nhưng bù lại, những tháng cuối năm giá heo bắt đầu tăng mạnh và đạt ở mức cao nhất trong gần 2 năm qua, vượt qua ngưỡng 50.000đ/kg và tiếp tục trên đà tăng giá khiến bà con chăn nuôi rất phấn khởi. Giá thịt lợn hơi năm 2014 nhìn chung có xu hướng tăng, giá lợn hơi dao động từ 46.000 – 48.000 đồng/kg, người chăn nuôi cũng vẫn có lãi.

Trong quá trình giao dịch với các tác nhân khác, có nhiều hình thức giao dịch để đi đến quyết định giá bán thịt lợn hơi của các hộ chăn nuôi như người chăn nuôi đưa ra giá, theo giá thị trường hay tự thỏa thuận. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức giao dịch đó

Biểu đồ 4.4 Các hình thức giao dịch để quyết định giá bán lợn thịt

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Biểu đồ 4.10 cho thấy yếu tố giá cả thị trường quyết định rất lớn đến giá lợn thịt. Yếu tố này chiếm đến 80% trong tổng số các yếu tố quyết định đến giá lợn thịt mà các hộ chăn nuôi đưa ra. Yếu tố thỏa thuận giữa người bán và người mua đến khi được giá chiếm 15%. Còn lại giá mà do người chăn nuôi quyết định chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 5%. Điều này cho thấy rằng, giá cả sản phẩm lợn thịt

còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả trên thị trường mà người chăn nuôi không được một tác nhân nào chia sẻ rủi ro cho họ về giá. Giá lợn thịt xuống quá thấp, người chăn nuôi phải chịu thiệt, nhiều hộ chăn nuôi lỗ đến hàng trăm triệu đồng trong khi các đại lý cung cấp TĂCN, các đối tượng thu gom, bán buôn, bán lẻ vẫn thu được lợi nhuận mà không hề tham gia trực tiếp vào hoạt động chăn nuôi lợn thịt.

4.3.4 Phương thức tiêu thụ

Khi có cần xuất bán lợn, người chăn nuôi thường liên hệ với những người giết mổ, người mua buôn lợn để mời đến xem, mua lợn. Các hộ chăn nuôi lợn đều chưa có hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nào được thực hiện. Người chăn nuôi thỏa thuận giá bán, cân lợn ngay tại trại. Hiện nay người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt theo một số cách sau:

- Bán lợn cho người thu gom: cách này chiếm khoảng 61.67% số hộ được điều tra, thường áp dụng cho những gia đình có trại chăn nuôi lớn và trung bình

- Bán cho những người giết mổ bán lẻ: 100% các hộ quy mô nhỏ áp dụng hình thức này. Các hộ quy mô trung bình có 8 hộ chiếm 26,67%. Thông thường các gia đình chăn nuôi có quen các hộ giết mổ lợn, khi có lợn xuất chuồng thì lại liên hệ để mời đến mua. Những hộ chăn nuôi nào đã thân quen và có uy tín với những người giết mổ thì chỉ cần liên lạc thông qua điện thoại là đã có thể thỏa thuận với nhau. Còn chủ yếu vẫn là những người giết mổ đến xem lợn tại chuồng rồi thỏa thuận giá cả.

- Bán cho lò mổ: cách này chiếm số lượng rất ít 8,33% số hộ điều tra, và chỉ có ở một số hộ chăn nuôi quy mô lớn. Sau khi lợn đến thời điểm xuất chuồng, chủ hộ chăn nuôi sẽ gọi điện cho các chủ lò mổ ở ngoài Hà Nội về xem lợn và định giá bán. Hộ chăn nuôi có thể bán được với số lượng lớn và yên tâm về giá cả.

Như vậy mối quan hệ giữa hộ chăn nuôi lợn với những người mua gom - giết mổ ở địa phương là mối quan hệ tạm thời, ít bền vững, mang tính thời điểm.

Khi lợn đến độ xuất chuồng hộ nuôi có thể bán cho bất cứ người thu gom nào, miễn rằng là được giá. Nếu hai bên thỏa thuận được thì bán chứ hộ nuôi không nhất thiết bán cho người thu gom cố định nào. Các hộ nuôi cho biết ai mua được giá cao thì bán không kể bán cho ai. Trong mối quan hệ này chưa có sự hợp tác giữa hai tác nhân. Người thu gom - giết mổ vẫn tìm mọi cách để ép giá hộ nuôi. 4.3.5 Thông tin và yếu tố thị trường

Trình độ tiếp cận thị trườngđược thể hiện ở trình độ của hộ chăn nuôi trong việc phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc đưa sản phẩm lợn thịt đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra trình độ của hộ chăn nuôi trong việc nắm bắt thông tin thị trường. Các thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Đối với tiêu thụ lợn thịt các thông tin thị trường giúp người kinh doanh biết nguồn hàng từ đâu? Số lượng giá cả như thế nào?... Người tiêu dùng biết mua các sản phẩm cần thiết ở đâu, chất lượng ra sao, giá cả như thế nào?...thông tin thị trường cập nhật và thông suốt giúp công tác tiêu thụ diễn ra thuận lợi

Thông tin tốt giúp nông dân đưa ra được quyết định hiệu quả hơn, vì vậy mà thông tin có ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã. Thông tin từ các đầu vào như giá cả đầu vào, đầu ra đều phải được người chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Các hộ chăn nuôi hầu như chưa nắm rõ thông tin về thị trường, họ được biết thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi; từ hộ chăn nuôi khác, từ người mua… Tại bảng 4.10 có tới 75% số hộ tiếp cận thông tin thông qua đài báo, tivi, các hộ chăn nuôi này thường là các hộ chăn nuôi quy mô lớn vì vậy họ có khả năng đáp ứng linh hoạt với thông tin thị trường. Các hộ nông dân sẽ đạt lợi nhuận cao nếu biết cách bán đúng thời điểm, họ sẽ biết được thời điểm nào nên bán, và bán cho ai để được giá cao.

Bảng 4.10 Phương thức tiếp cận thông tin chủ yếu

Phương tiện Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%)

-Thông tin trên đài, báo, tivi 34 75,55

-Khuyến nông cơ sở 17 37,37

-Tư thương 25 55,55

-Hộ chăn nuôi khác 20 44,44

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng là vấn đề mà các hộ đang gặp khó khăn trong chăn nuôi. Do việc tiếp xúc với thị trường của các hộ sản xuất bị hạn chế nên khó khăn cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các hộ chăn nuôi chưa tìm cho sản phẩm của mình có đầu ra ổn định, thông qua những hợp đồng hay các hình thức liên kết khác. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các hộ chăn nuôi lợn thường bán sản phẩm với giá thấp, hiệu quả thu được không cao.

Tổ chức không gian của hình thức tiêu thụ như chợ, cửa hàng, siêu thị và công tác tổ chức điều hành hoạt động của các hình thức này. Nếu tổ chức quản lý sử dụng tốt sẽ sử dụng hết công năng của cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh cho hiệu quả.

Tổ chức kênh tiêu thụ, bao gồm: các hệ thống thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng và mối quan hệ giữa chúng. Tổ chức các kênh tiêu thụ hợp lý sẽ làm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi cho quản lý điều hành và các hoạt động của các tác nhân tham gia tiêu thụ qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm và ngược lại.

4.3.6 Cầu về thịt lợn ảnh hưởng đến cung thịt lợn

Là một xã giáp thị trấn Văn Giang,cách thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam, giao thông thuận lợi các dịch vụ về thức ăn chăn nuôi và thú y

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w