Thực trạng tiêu thụ lợn thịt của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 61 - 77)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: GO/IC (lần)

4.2.2 Thực trạng tiêu thụ lợn thịt của các nhóm hộ điều tra

Qua khảo sát thực tế 3 thôn về tình hình chăn nuôi lợn trong thời gian gần đây ở xã Long Hưng cho thấy: quy mô đàn lợn thịt của các hộ chăn nuôi của xã so với mặt bằng chung của xã hội còn nhỏ, manh mún, tồn tại nhiều hộ chăn nuôi mang tính tận dụng sản phẩm thấp kém của trồng trọt và lượng thức ăn phế phụ phẩm từ sinh hoạt gia đình nên năng suất và chất lượng sản phẩm thịt không cao. Những hộ chăn nuôi QMTB và QMN còn nhiều, nằm rải rác ở các thôn trong xã. Đa số các hộ gia đình đã và đang chăn nuôi lợn nhưng chưa hạch toán, chưa mạnh rạn đầu tư cho sản xuất do vậy mà tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi lợn chưa cao, tỷ lện mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra sản phẩm.

Qua điều tra cho thấy trong các hộ điều tra còn tồn tại hai hình thức chăn nuôi lợn thịt đó là hộ chuyên nuôi lợn thịt và hộ nuôi kết hợp. Hộ chuyên nuôi lợn thịt đa số họ mua giống 100% ở bên ngoài để nuôi thành đàn lợn thịt. Còn những hộ chăn nuôi kết hợp là nuôi cả lợn thịt và lợn nái, những hộ này tự gây giống lợn, lấy lợn con gây giống để phát triển thành đàn lợn thịt hoặc mua giống từ bên ngoài khi thiếu chưa đủ đàn hoặc bán giống khi thừa và đủ nuôi.

Với tổng số 60 hộ điều tra thì có 21 hộ chuyên nuôi lợn thịt chiếm 35%, trong đó có 6 hộ chăn nuôi theo QM nhỏ, 10 hộ QM trung bình, 5 hộ QM lớn.

Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ QMN Hộ QMTB Hộ QML

A.Tổng số hộ điều tra Hộ 10 30 20

1.Hộ chuyên nuôi lợn thịt Hộ 6 10 5 -Số lợn thịt BQ/hộ/năm Con 24 62 164 -Số lứa/năm Lứa 2 2 2 -Số con/lứa Con 12 31 82 2. Hộ nuôi kết hợp Hộ 4 20 15 -Số lợn nái/hộ Con 1 3 10 -Số lợn thịt/hộ/năm Con 26 80 260 -Số lợn thịt/lứa Con 13 40 130 B.Các chỉ tiêu phân tích

-Thời gian nuôi/lứa Tháng 6,7 6,2 5,8

-Trọng lượng xuất chuồng/con Kg 85,7 103,1 104,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Qua phân tích cho thấy, những hộ nuôi kết hợp là những hộ có vốn, không sợ rủi ro, biết hạch toán kinh tế trong chăn nuôi, họ tự gây giống lợn để phát triển đàn lợn thịt, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí do đó nâng cao thu nhập, tránh được dịch bệnh mang từ bên ngoài vào, giảm phụ thuộc vào giá cả đầu vào. Tuy nhiên, lợn giống của hộ sản xuất ra chủ yếu là giống lợn nội nên sản phẩm cho chất lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Còn những hộ chuyên nuôi lợn thịt phải mua giống ở bên ngoài do mua ở rất nhiều nơi như: cơ sở giống, chợ, thương lái, nông dân khác… Do đó khả năng mang mầm bệnh vào đàn lợn là rất lớn, phụ thuộc vào giá cả đầu vào do đó không ổn định đầu vào cũng như là con giống.

Thời gian nuôi lợn trên một lứa ở các hộ QMN là nhiều nhất (6,7 tháng) vì các hộ QMN thường chăn nuôi theo phương thức truyền thống, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong gia đình. Còn các hộ QMTB và QML thì thời gian nuôi ngắn hơn các hộ QMN, các hộ này chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp, sử dụng cám hỗn hợp, cám đậm đặc làm thức ăn nên thời gian nuôi ngắn hơn.

Như vậy, qua quá trình điều tra tình hình chăn nuôi lợn của các hộ gia đình cho thấy, tình hình chăn nuôi và phát triển đàn lợn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do vậy, để nâng cao quy mô chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đòi hỏi các hộ chăn nuôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa về kỹ thuật, về nâng cao chất lượng con giống và đầu tư cho thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, đem lại thu nhập mong muốn cho nông hộ.

4.2.2.2 Tình hình tiêu thụ lợn thịt theo quy mô của các hộ điều tra năm 2014

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có trọng lượng con xuất chuồng trung bình là 85,7 kg, thấp nhấp trong ba quy mô chăn nuôi. Lý do vì đây hấu hết là những hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, sử dụng cám gạo, ngô, rau, thức ăn thừa và bã rượu làm thức ăn cho lợn. Từ khi mua giống con

giống đã nặng khoảng 15 kg,các hộ thường mua giống lợn có trọng lượng thấp do ít vốn và thời gian chăn nuôi có thể kéo dài 4-5 tháng. Chính vì vậy mà một năm họ có thể nuôi được trung bình 2 lứa/năm.

Đối với hộ chăn nuôi quy mô vừa thường có sự đầu tư nhất định. Tuy không có hệ thống chuồng trại với trang thiết bị hiện đại, nhưng họ sử dụng hầu hết cám hỗn hợp, cám đậm đặc làm thức ăn cho chăn nuôi lợn nên trọng lượng con xuất chuồng bình quân trên hộ lớn hơn so với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ là 17,4 kg/con, thời gian chăn nuôi của hộ ngắn hơn và mức tăng trọng cũng cao hơn hộ chăn quy mô nhỏ

Các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn là những hộ có tiềm lực kinh tế, chủ động được vốn tập trung đầu tư vào chăn nuôi, coi chăn nuôi là nguồn chính để phát triển kinh tế gia đình do vậy họ tích cực hơn trong việc học hỏi, nắm bắt khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi, thường đầu tư chuồng trại, trang thiết bị hiện đại, tìm hiểu thông tin thị trường, đầu ra cho sản phẩm... nên hiệu quả cao hơn. Trọng lượng con trung bình khi xuất chuồng là 104,5 kg/con, lớn hơn so với quy mô nhỏ là 18,8 kg/con, và 1,4 kg/con so với các hộ nuôi quy mô vừa.

Cũng chính sự khác nhau về quy mô chăn nuôi dẫn đến số lợn thịt xuất chuồng bình quân trên lứa là khác nhau và tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trên lứa của các hộ có sự chênh lệch lớn. Các hộ quy mô nhỏ với số lợn thịt xuất chuồng bình quân/lứa/hộ là 12 con, hộ quy mô lớn là 110 con. Tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng trên lứa ở các hộ điều tra theo hộ chăn nuôi quy mô lớn là 11.495 kg, lớn hơn rất nhiều so với các hộ quy mô nhỏ là 1.028,4 kg

Bảng 4.4: Tình hình tiêu thụ lợn thịt theo quy mô của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMTB QML BQ

1.Tổng số hộ điều tra Hộ 10 30 20

2.Số lợn thịt xuất chuồng BQ/lứa/hộ

Con 12 35 110 52,33

3.Trọng lượng xuất chuồng Kg 85,7 103,1 104,5 97,77 49

BQ/con 4.Tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng/hộ/lứa Kg 1.028,4 3.608,5 11.495 5.377,3 5.Tổng số lợn thịt xuất chuồng năm 2013 Con 24 70 220 104,67

6.Tổng trọng lượng xuất chuồng năm 2013

Kg 2.056,8 7.217 22.990 10.754,6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Như vậy, các chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô khác nhau, chúng tôi thấy chăn nuôi theo quy mô lớn là vượt trội hơn hẳn so với quy mô vừa và nhỏ về trọng lượng xuất chuồng bình quân/con, nhưng thời gian nuôi trên lứa ở quy mô lớn lại ít nhất, đây chính là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt, tuy thời gian nuôi đã được rút ngắn đi nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế.

4.2.2.3 Tình hình tiêu thụ lợn thịt theo phương thức chăn nuôi của các hộ điều tra

Phương thức chăn nuôi là khái niệm phản ánh trình độ, công nghệ…mà người chăn nuôi sử dụng trong quá trình chăn nuôi, phương thức chăn nuôi phản ánh về cách thức sử dụng thức ăn có sẵn trong gia đình và tỷ trọng sử dụng thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi lợn thịt của các hộ. Phương thức chăn nuôi bao gồm chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp.

Theo kết quả điều tra cho thấy, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được người chăn nuôi sử dụng chủ yếu chiếm 51,67% trong tổng số hộ điều tra. Phương thức này thường thấy ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn và một phần ở các hộ quy mô trung bình. Các hộ chăn nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp, cám ăn thẳng, cám đậm đặc. Do áp dụng trình độ kỹ thuật hiện đại, thức ăn công nghiệp và chế độ chăm sóc tốt nên chăn nuôi theo phương thức công nghiệp trọng lượng xuất chuồng bình quân của một con lợn thịt đạt cao nhất trong ba phương thức chăn nuôi là 104,67 kg/con, cao hơn 4,67 kg/con đối với chăn nuôi

bán công nghiệp và cao hơn 17,55 kg/con đối với chăn nuôi truyền thống. Nhưng thời gian nuôi/lứa lại ngắn nhất, 5,7 tháng/lứa. Vì vậy, việc chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang ngày càng được người dân lựa chọn nhiều.

Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ lợn thịt theo phương thức chăn nuôi của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Chăn nuôi truyền thống Chăn nuôi bán công nghiệp Chăn nuôi công nghiệp BQ 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 8 21 31 2.Số lợn thịt xuất chuồng BQ/lứa/hộ Con 12 34 82 42,67

3.Thời gian nuôi/lứa Tháng

6,5 6,2 5,7 6,13 4.Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 87,12 100 104,67 97,26 5.Tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng/hộ/lứa Kg 1.045,44 3.400 8.582,94 4342,79 6.Tổng số lợn thịt xuất chuồng năm 2013 Con 24 68 164 85,33 7.Tổng trọng lượng xuất chuồng năm 2013

Kg 2.090,88 6.800 17.165,88 8685,59

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Phương thức chăn nuôi truyền thống là rất ít chiếm 13,33%. Trọng lượng xuất chuồng bình quân của một con lợn thịt là 87,12 kg/con, nhỏ nhất trong ba phương thức chăn nuôi nhưng thời gian nuôi/lứa lại kéo dài nhất là 6,5 tháng/lứa. Phương thức này chủ yếu áp dụng ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, người dân tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ như lúa, ngô,…các phụ phẩm để chân nuôi, giảm thiểu chi phí cho thức ăn chăn nuôi. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân cần phải hạn chế phương thức chăn nuôi truyền thống.

Chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 35%, trọng lượng xuất chuồng bình quân/con là 100 kg/con, thời gian nuôi/lứa là 6,2 tháng/lứa. Các hộ vừa tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong gia đình vừa sử dụng các loại cám công nghiệp như cám hỗn hợp, đậm đặc.

Nhìn chung, giữa quy mô chăn nuôi và phương thức chăn nuôi có sự liên kết chặt chẽ với nhau về quy trình và hệ thống trong chăn nuôi. Chăn nuôi theo quy mô lớn thường gắn với phương thức chăn nuôi công nghiệp. Chăn nuôi quy mô trung bình gắn với phương thức chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Còn chăn nuôi quy mô nhỏ thường gắn với phương thức truyền thống.

Trong chăn nuôi lợn cũng không có sự khác biệt về giá sản phẩm giữa các phương thức chăn nuôi mặc dù thời gian của một lứa ở các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống lâu hơn.

Biểu đồ 4.1: Phương thức chăn nuôi trên địa bàn

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014) 4.2.2.4 Tình hình tiêu thụ lợn thịt theo đối tượng xuất bán.

Các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã đều mong muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ hết với mức giá cao. Sản phẩm lợn thịt của các hộ chăn nuôi được tiêu thụ bằng nhiều cách khác nhau. Có những hộ thì bán cho những người thu gom, lái buôn; có những hộ thì bán lợn cho các lò mổ và có những hộ bán cho thợ giết mổ bán lẻ trong xã.

Bảng 4.6 Tình hình tiêu thụ lợn thịt theo đối tượng xuất bán

Đối tượng xuất bán Hộ QMN Hộ QMTB Hộ QML

Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Lái buôn 0 0 22 73,33 15 75 Thợ giết mổ bán lẻ 10 100 8 26,67 0 0 Lò mổ 0 0 0 0,00 5 25

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014) Qua bảng 4.6 ta thấy, phần lớn các hộ chăn nuôi quy mô trung bình (73,33%) và các hộ quy mô lớn (75%) bán lợn cho người thu gom (lái buôn). Các hộ này chăn nuôi với số lượng lợn thịt nhiều, những người thu gom (lái buôn) sẽ đến tận nơi để vận chuyển, người chăn nuôi không phải đưa đi tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động chính của họ không phải là mổ thịt lợn mà họ mua lợn của những người chăn nuôi sau đó bán lại cho người giết mổ ở nơi khác hoặc bán cho những lò giết mổ. 26,67% các hộ quy mô trung bình và 100% các hộ quy mô nhỏ bán cho thợ giết mổ bán lẻ địa phương. Thông thường các gia đình chăn nuôi có quen biết các hộ giết mổ lợn, khi có lợn xuất chuồng thì lại liên hệ để mời đến mua. Đặc điểm của họ là giết mổ tại nhà của hộ chăn nuôi, sau đó sẽ đem thịt lợn đến các chợ trong xã để bán cho người tiêu dùng. Lò mổ tiêu thụ 25% sản phẩm chăn nuôi ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn, sau khi lợn đến thời điểm xuất chuồng các chủ lò mổ ở ngoài Hà Nội sẽ về xem lợn và định giá bán. Hộ chăn nuôi có thể bán được với số lượng lớn và yên tâm về giá cả.

Qua điều tra chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi lợn thịt họ luôn là những người chủ động trong sản xuất và trong tiêu thụ họ tự tìm kiếm người tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của mình. Họ thường chọn khách hàng quen thuộc đến để tiêu thụ sản phẩm. Hộ chăn nuôi bán lợn cho đối tượng lò mổ có hiệu quả cao vì các hộ chăn nuôi khi bán sản phẩm chăn nuôi của mình cho lò mổ luôn bán được giá cao hơn so với các đối tượng khác từ nửa giá đến một giá bởi sản phẩm đầu ra của hộ tương đối là đảm bảo chất lượng.

Bảng 4.7 Phương thức thanh toán khi bán cho các đối tượng thu mua Hình thức Hộ QMN Hộ QMTB Hộ QML Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Trả trước 1 phần, sau khi giao lợn thanh toán nốt

0 0 0 0 0 0

Trả toàn bộ sau khi

giao lợn 3 30 30 100 20 100

Trả sau 3 – 7 ngày 7 70 0 0 0 0

Nợ lâu 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Hình thức thanh toán hiện nay rất đa dạng, phổ biến nhất là trả toàn bộ ngay sau khi cân lợn và trả trong vòng 3 – 7 ngày sau khi cân lợn. Các hộ quy mô nhỏ phần lớn hình thức thanh toán là trả sau 3 – 7 ngày. Một số trả toàn bộ sau khi cân lợn. Họ bán lợn cho những người giết mổ quen biết trong thôn, hay trong xã nên không sợ tình trạng không trả tiền. Các hộ chăn nuôi quy mô trung bình và quy mô lớn 100% giao dịch thanh toán toàn bộ tiền ngay sau khi cân lợn. Vì họ bán cho những người thu gom, lái buôn với số lượng lớn, nên người mua phải thanh toán tiền luôn khi bắt lợn. Và các hộ chăn nuôi ở đây không hề có một hình thức hợp đồng nào với các chủ giết mổ hay thu gom. Chỉ khi nào cần bán lợn, các hộ chăn nuôi mới liên lạc với nhóm đối tượng này. Như vậy mối quan hệ giữa tác nhân hộ chăn nuôi với các tác nhân người thu gom, bán buôn, bán lẻ là khá lỏng lẻo. Thường thì mối quan hệ theo thời điểm là chủ yếu. Chính vì vậy nên có thời điểm xảy ra tình trạng các hộ chăn nuôi muốn bán lợn mà không bán được. Chủ yếu đây là thực trạng diễn ra tại thời điểm có dịch bệnh.

Biểu đồ 4.2 Phương thức thanh toán của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Các kênh tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra

Qua điều tra, có thể thấy tại xã Long Hưng hiện tồn tại 5 kênh tiêu thụ lợn thịt phổ biến. Nhìn vào sơ đồ có thể thấy rằng để thịt lợn đến được tay người tiêu dùng thì phải trải qua rất nhiều khâu trung gian, điều nay đã trực tiếp làm giá thịt lợn lên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w