Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 59 - 61)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: GO/IC (lần)

4.2.1Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn của xã rất phát triển. Bên cạnh các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ thì đa phần các hộ chăn nuôi lợn đã

chuyển sang hình thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp. Để tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn xã tôi đã tiến hành điều tra ở 3 thôn. Đây là những thôn đại diện cho các QM chăn nuôi trên địa bàn xã. Những thôn tiến hành điều tra là những thôn có quy mô chăn nuôi lớn, trung bình và nhỏ.

Qua bảng 4.2 , có thể thấy rằng tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Các chủ hộ có QM chăn nuôi lớn có độ tuổi trung bình là 42,75 tuổi, nhỏ hơn độ tuổi của các hộ có QM trung bình (44 tuổi) và QM nhỏ (55,2 tuổi).Thông thường những chủ hộ có số tuổi nhỏ hơn luôn dễ dàng trong việc tiếp thu kiến thức khoa học, mạnh dạn trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, dám đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi so với những chủ hộ có số tuổi lớn hơn. Vì vậy các chủ hộ trẻ tuổi hơn thường là những hộ có quy mô chăn nuôi lớn, phương thức chăn nuôi hiện đại. Ngược lại, các hộ có độ tuổi bình quân cao hơn là những hộ chăn nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm sản xuất không dám mạo hiểm đầu tư cải tiến phương thức chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi theo quy mô nhỏ và phương thức chăn nuôi truyền thống. Những hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ có số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt là khoảng 15 năm, lớn nhất trong ba quy mô. Số năm kinh nghiệm trung bình chung cho tất cả số hộ điều tra là 12,67 năm. Điều đó nói lên rằng các hộ nuôi đều là những người có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động chăn nuôi lợn nói riêng thì kinh nghiệm của những người nông dân rất quý báu, nó được đúc rút từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất.

Bảng 4.2: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn 1.Tổng số hộ điểu tra Hộ 10 30 20

2.Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 55,2 44 42,75

3.Trình độ học vấn

Cấp 1 % 50 33,33 5

Cấp 2 % 30 6,67 10

Cấp 3 % 20 60 85

Không đi học % 0 0 0

Số năm chăn nuôi lợn Năm 15 13 10

4.BQ nhân khẩu/hộ Người 5 4 4

5.BQ lao động/hộ Người 4 3 2

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014) Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy rằng, các chủ hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có tuổi trung bình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi theo quy mô trung bình và nhỏ, trình độ văn hóa của các chủ hộ chăn nuôi theo quy mô lớn cũng cao hơn so với hộ chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn là ở tuổi trung niên, họ có tuổi trẻ và trình độ học vấn cao hơn. Cụ thể, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn, các chủ hộ đều là người có học vấn cao, số người học cấp 3 chiếm 85%, số người học cấp 2 chiếm 10% và số người học cấp 1 chiếm con số rất nhỏ 5% trong tổng số hộ đã điều tra. Đối với hộ chăn nuôi theo quy mô vừa, tỉ lệ người học cấp 3 chiếm 60%, hộ học cấp 2 chiếm tới 6,67%, hộ học cấp 1 chiếm 33,33%. Còn đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tỉ lệ người có trình độ cấp 3 là rất thấp khoảng 20% trong tổng số hộ điều tra.

Đối với các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại thì cũng không phải thuê thêm lao động vì hình thức chăn nuôi ở các hộ này 100% là công nghiệp nên chỉ cần 1 - 2 lao động là có thể tổ chức quản lý sản xuất được.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 59 - 61)