Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí: VA/IC (lần)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 55)

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: GO/IC (lần) * Chỉ tiêu về tiêu thụ - Khối lượng sản phẩm (Q) - Giá bán sản phẩm (P) - Doanh thu (TR) TR = P*Q Trong đó: P là giá bán sản phẩm Q là sản lượng sản phẩm

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn xã Long Hưng

4.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của xã Long Hưng

Trong mấy năm trở lại đây chăn nuôi lợn thịt ở xã Long Hưng rất phát triển. Chăn nuôi lợn thịt không còn là ngành chăn nuôi tận dụng như trước nữa mà đã có nhiều loại hình chăn nuôi mới theo hướng tập trung quy mô lớn như chăn nuôi lợn hướng nạc để xuất khẩu, tiêu dùng, chăn nuôi lợn nái để tự cung cấp con giống cho hộ và đem bán. Có nhiều nguyên nhân để cho chăn nuôi lợn tồn tại và phát triển trên địa bàn xã Long Hưng. Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân quan trọng nhất đó là sản phẩm chăn nuôi lợn thịt không phải lo khâu tiêu thụ hay bảo quản, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy, như vậy người nông dân yên tâm về đầu ra sẽ sản xuất tập trung và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Thứ hai, do kinh tế xã hội nói chung và trên địa bàn xã nói riêng ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng thịt của người dân ngày càng cao. Thứ nữa, xã đã có nghề chăn nuôi lợn thịt lâu đời nên kinh nghiệm chăn nuôi lợn mà cha ông để lại là nền tảng vững chắc cho các hộ chăn nuôi. Lợn giống ở xã cũng đã có uy tín về giống tốt, giống chuẩn. Mặt khác, xã Long Hưng có nhiều điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, hệ thống giao thông hoàn chỉnh nên việc tiêu thụ sản phẩm lợn thịt dễ dàng là một lợi thế.

Qua bảng 4.1 ta thấy tình hình chăn nuôi của xã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ từ năm 2012 đến năm 2014. . Số lượng đàn gia cầm tăng đáng kể từ 23900 con năm 2012 đến 28300 con năm 2014 tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 8,82%. Đàn bò của xã không phát triển mạnh lắm, toàn xã chỉ có khoảng 241 con, chăn nuôi bò của xã chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ với chỉ 1, 2 con.

Tổng đàn lợn của xã tăng một cách đáng kể từ 16620 con năm 2012 lên 41

đến 18250 con năm 2014 bình quân tăng 4,79%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm cho số lợn thịt xuất chuồng giảm so với tổng số lợn thịt qua các năm, nhưng tổng số lợn thịt xuất chuồng vẫn tăng từ 15600 năm 2012 đến năm 2014 tăng 1900 con. Từ đó cho thấy xã đã tập trung lớn vào chăn nuôi lợn thịt hàng năm sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng là rất lớn. Trọng lượng xuất chuồng bình quân của đàn lợn thịt lại có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Năm 2012, trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân là 95 kg/con, năm 2013 là 100 kg/con, tăng 5,26% so với năm 2012 và đến năm 2014 đạt 105,3 kg/con, tăng 5,3% so với năm 2013. Nguyên nhân là do các hộ chăn nuôi ở xã chuyển dần sang sử dụng cám công nghiệp làm thức ăn chủ yếu cho lợn. Chính vì vậy, lợn tăng trọng nhanh và đạt được mức trọng lượng ngày càng lớn khi xuất chuồng.

Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi lợn thịt của xã Long Hưng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 13/12So sánh (%)14/13 BQ 1.Tổng số đầu lợn 17.460 18.200 19.500 104,24 107,14 105,6 8 -Lợn nái Con 840 980 1.250 116,67 127,55 121,99 -Lợn thịt Con 16.620 17.220 18.250 103,61 105,98 104,79 2. Đàn bò Con 199 229 241 115,07 105,24 110,04 3. Gia cầm, thủy cầm Con 23.900 25.800 28.300 107,95 109,69 108,8 2 4. Tổng số lợn thịt xuất chuồng Con 15.600 16.430 17.500 105,32 106,51 105,91 5. Tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Tấn 1.489,86 1.596,00 1.842,75 107,12 115,46 111,21 6. Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng BQ Kg/con 95 100 105,3 105,26 105,30 105,28

Hiện nay, người dân chăn nuôi chủ yếu hai loại lợn là lợn siêu nạc và lợn lai kinh tế, không còn nuôi giống lợn nội nữa. Giống lợn siêu nạc hay người dân gọi là lợn ngoại tỷ lệ nạc rất cao, tỉ lệ thịt móc hàm cao hơn lợn lai vì thế giá bán thịt lợn hơi cao hơn. Tuy nhiên theo những người sành ăn thì thịt lợn giống cũ chất lượng thịt ngon hơn, đậm đà hơn thịt lợn siêu nạc. Lợn giống được mua tại các cơ sở giống trong khu vực hoặc tại những hộ gột lợn con để bán. Vì yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi và điều kiện chuồng trại cao nên hiện nay vẫn còn ít hộ nuôi được lợn siêu nạc. Trên địa bàn xã hiện nay đang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn mỗi trại chăn hàng trăm con lợn. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi qui mô trung bình từ 20 - 50 con/lứa, và quy mổ nhỏ dưới 20 con/lứa, chuồng trại xen lẫn trong khu vực đông dân cư. 4.1.2 Tình hình tiêu thụ lợn thịt của xã Long Hưng

Theo ước lượng của các cán bộ phụ trách chăn nuôi, sản lượng thịt lợn sản xuất hàng năm của xã được tiêu thụ chủ yếu trong các chợ trên địa bàn xã và trong huyện. Số còn lại được bán ra thị trường Hà Nội theo cả hai cách là xuất lợn nguyên con cho các lò mổ hoặc theo một số người cất thịt ngon bỏ mối tại các chợ Hà Nội, một số lợn nguyên con được vận chuyển xuống Hải Phòng và Quảng Ninh để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế về tình hình tiêu thụ lợn thịt theo đối tượng khách hàng của các hộ chăn nuôi cho thấy: các hộ đều bán cho người thu gom, người giết mổ và lò mổ.

Người giết mổ tiêu thụ khoảng 25% sản phẩm chăn nuôi của xã, đặc điểm của họ là giết mổ tại nhà của hộ chăn nuôi, sau đó tác nhân này sẽ phân phối toàn bộ sản phẩm thit lợn mà họ giết mổ cho người bán buôn, bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Lò mổ tiêu thụ khoảng 35% sản phẩm chăn nuôi của xã, sau khi lợn đến thời điểm xuất chuồng các chủ lò mổ ở ngoài Hà Nội sẽ về xem lợn và định giá

bán. Hộ chăn nuôi có thể bán được với số lượng lớn và yên tâm về giá cả.

Bên cạnh tiêu thụ thông qua người giết mổ, lò mổ thì người chăn nuôi còn bán lợn cho những người thu gom hay còn gọi là những lái buôn. Những hộ thu gom này tiêu thụ khoảng 40% sản phẩm chăn nuôi của xã, trong đó có một số hộ thu gom ở trong xã và một số hộ ngoài xã. Hoạt động chính của họ không phải là mổ thịt lợn mà họ mua lợn của những người chăn nuôi sau đó bán lại cho người giết mổ ở nơi khác hoặc bán cho những lò giết mổ. Do điều kiện giao thông đi lại thuận lợi cho các tư thương vận chuyển và buôn bán lợn đi nơi khác, chủ yếu là ra Hà Nội.

Qua điều tra chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi lợn thịt trong xã họ luôn là những người chủ động trong sản xuất và tự tìm kiếm người tiêu thụ. Họ thường chọn khách hàng quen thuộc là các tư thương trong vùng, đến tận nhà giết mổ và các tư thương này trực tiếp cung cấp thịt lợn cho người tiêu dùng, hoặc các tư thương giao hàng cho người bán lẻ, rồi từ người bán lẻ sẽ đến người tiêu dùng.

Thị trường tiêu thụ lợn thịt của xã là tương đối lớn và đa dạng, ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong xã, thì thịt lợn trong xã còn cung cấp cho các thị trường khác ngoài xã và đặc biệt là thị trường Hà Nội. Mỗi ngày có tới hàng tấn thịt lợn của xã được đem tiêu thụ ở thị trường Hà Nội do tư thương trong xã và các cơ sở giết mổ tại Hà Nội trực tiếp về thu gom. Tuy nhiên thịt lợn của xã đem xuất khẩu vẫn chưa nhiều. Muốn phát triển chăn nuôi lợn thịt nhanh và bền vững thì các cơ quan chức năng cũng như người dân trong huyện cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến khâu tiêu thụ lợn thịt, đảm bảo thị trường ổn định để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

4.2 Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra

4.2.1 Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn của xã rất phát triển. Bên cạnh các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ thì đa phần các hộ chăn nuôi lợn đã

chuyển sang hình thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp. Để tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn xã tôi đã tiến hành điều tra ở 3 thôn. Đây là những thôn đại diện cho các QM chăn nuôi trên địa bàn xã. Những thôn tiến hành điều tra là những thôn có quy mô chăn nuôi lớn, trung bình và nhỏ.

Qua bảng 4.2 , có thể thấy rằng tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Các chủ hộ có QM chăn nuôi lớn có độ tuổi trung bình là 42,75 tuổi, nhỏ hơn độ tuổi của các hộ có QM trung bình (44 tuổi) và QM nhỏ (55,2 tuổi).Thông thường những chủ hộ có số tuổi nhỏ hơn luôn dễ dàng trong việc tiếp thu kiến thức khoa học, mạnh dạn trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, dám đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi so với những chủ hộ có số tuổi lớn hơn. Vì vậy các chủ hộ trẻ tuổi hơn thường là những hộ có quy mô chăn nuôi lớn, phương thức chăn nuôi hiện đại. Ngược lại, các hộ có độ tuổi bình quân cao hơn là những hộ chăn nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm sản xuất không dám mạo hiểm đầu tư cải tiến phương thức chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi theo quy mô nhỏ và phương thức chăn nuôi truyền thống. Những hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ có số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt là khoảng 15 năm, lớn nhất trong ba quy mô. Số năm kinh nghiệm trung bình chung cho tất cả số hộ điều tra là 12,67 năm. Điều đó nói lên rằng các hộ nuôi đều là những người có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động chăn nuôi lợn nói riêng thì kinh nghiệm của những người nông dân rất quý báu, nó được đúc rút từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất.

Bảng 4.2: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn 1.Tổng số hộ điểu tra Hộ 10 30 20

2.Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 55,2 44 42,75

3.Trình độ học vấn

Cấp 1 % 50 33,33 5

Cấp 2 % 30 6,67 10

Cấp 3 % 20 60 85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không đi học % 0 0 0

Số năm chăn nuôi lợn Năm 15 13 10

4.BQ nhân khẩu/hộ Người 5 4 4

5.BQ lao động/hộ Người 4 3 2

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014) Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy rằng, các chủ hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có tuổi trung bình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi theo quy mô trung bình và nhỏ, trình độ văn hóa của các chủ hộ chăn nuôi theo quy mô lớn cũng cao hơn so với hộ chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn là ở tuổi trung niên, họ có tuổi trẻ và trình độ học vấn cao hơn. Cụ thể, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn, các chủ hộ đều là người có học vấn cao, số người học cấp 3 chiếm 85%, số người học cấp 2 chiếm 10% và số người học cấp 1 chiếm con số rất nhỏ 5% trong tổng số hộ đã điều tra. Đối với hộ chăn nuôi theo quy mô vừa, tỉ lệ người học cấp 3 chiếm 60%, hộ học cấp 2 chiếm tới 6,67%, hộ học cấp 1 chiếm 33,33%. Còn đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tỉ lệ người có trình độ cấp 3 là rất thấp khoảng 20% trong tổng số hộ điều tra.

Đối với các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại thì cũng không phải thuê thêm lao động vì hình thức chăn nuôi ở các hộ này 100% là công nghiệp nên chỉ cần 1 - 2 lao động là có thể tổ chức quản lý sản xuất được.

4.2.2 Thực trạng tiêu thụ lợn thịt của các nhóm hộ điều tra

Qua khảo sát thực tế 3 thôn về tình hình chăn nuôi lợn trong thời gian gần đây ở xã Long Hưng cho thấy: quy mô đàn lợn thịt của các hộ chăn nuôi của xã so với mặt bằng chung của xã hội còn nhỏ, manh mún, tồn tại nhiều hộ chăn nuôi mang tính tận dụng sản phẩm thấp kém của trồng trọt và lượng thức ăn phế phụ phẩm từ sinh hoạt gia đình nên năng suất và chất lượng sản phẩm thịt không cao. Những hộ chăn nuôi QMTB và QMN còn nhiều, nằm rải rác ở các thôn trong xã. Đa số các hộ gia đình đã và đang chăn nuôi lợn nhưng chưa hạch toán, chưa mạnh rạn đầu tư cho sản xuất do vậy mà tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi lợn chưa cao, tỷ lện mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra sản phẩm.

Qua điều tra cho thấy trong các hộ điều tra còn tồn tại hai hình thức chăn nuôi lợn thịt đó là hộ chuyên nuôi lợn thịt và hộ nuôi kết hợp. Hộ chuyên nuôi lợn thịt đa số họ mua giống 100% ở bên ngoài để nuôi thành đàn lợn thịt. Còn những hộ chăn nuôi kết hợp là nuôi cả lợn thịt và lợn nái, những hộ này tự gây giống lợn, lấy lợn con gây giống để phát triển thành đàn lợn thịt hoặc mua giống từ bên ngoài khi thiếu chưa đủ đàn hoặc bán giống khi thừa và đủ nuôi.

Với tổng số 60 hộ điều tra thì có 21 hộ chuyên nuôi lợn thịt chiếm 35%, trong đó có 6 hộ chăn nuôi theo QM nhỏ, 10 hộ QM trung bình, 5 hộ QM lớn.

Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ QMN Hộ QMTB Hộ QML

A.Tổng số hộ điều tra Hộ 10 30 20

1.Hộ chuyên nuôi lợn thịt Hộ 6 10 5 -Số lợn thịt BQ/hộ/năm Con 24 62 164 -Số lứa/năm Lứa 2 2 2 -Số con/lứa Con 12 31 82 2. Hộ nuôi kết hợp Hộ 4 20 15 -Số lợn nái/hộ Con 1 3 10 -Số lợn thịt/hộ/năm Con 26 80 260 -Số lợn thịt/lứa Con 13 40 130 B.Các chỉ tiêu phân tích

-Thời gian nuôi/lứa Tháng 6,7 6,2 5,8

-Trọng lượng xuất chuồng/con Kg 85,7 103,1 104,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Qua phân tích cho thấy, những hộ nuôi kết hợp là những hộ có vốn, không sợ rủi ro, biết hạch toán kinh tế trong chăn nuôi, họ tự gây giống lợn để phát triển đàn lợn thịt, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí do đó nâng cao thu nhập, tránh được dịch bệnh mang từ bên ngoài vào, giảm phụ thuộc vào giá cả đầu vào. Tuy nhiên, lợn giống của hộ sản xuất ra chủ yếu là giống lợn nội nên sản phẩm cho chất lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Còn những hộ chuyên nuôi lợn thịt phải mua giống ở bên ngoài do mua ở rất nhiều nơi như: cơ sở giống, chợ, thương lái, nông dân khác… Do đó khả năng mang mầm bệnh vào đàn lợn là rất lớn, phụ thuộc vào giá cả đầu vào do đó không ổn định đầu vào cũng như là con giống.

Thời gian nuôi lợn trên một lứa ở các hộ QMN là nhiều nhất (6,7 tháng) vì các hộ QMN thường chăn nuôi theo phương thức truyền thống, tận dụng nguồn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 55)