Nội dung nghiên cứu về tiêu thụ lợn thịt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 33)

2.1.3.1 Tiêu thụ lợn thịt

Tùy theo từng góc độ nghiên cứu hay mục đích nghiên cứu mà chúng ta có cách nhìn nhận lợn thịt theo quan điểm khác nhau:

Theo đặc điểm sinh học, lợn là loài có khả năng sản xuất cao, chịu sự kham khổ tốt, ăn tạp, có khả năng thích nghi cao với các loại thời tiết khác nhau.

Theo quan điểm về giống, lợn thịt là giống lợn được sử dụng để chăn nuôi với mục đích lấy thịt, có nhiều giống lợn thịt khác nhau như giống lợn bản địa: lợn cỏ Nghệ An, lợn Móng Cái,…; giống lợn nhập nội: Yorkshine, Landrace; các giống lợn lai như Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu.

Theo quan điểm về các giai đoạn trong chăn nuôi thì lợn thịt là loại lợn được nuôi ở khâu cuối cùng quan trọng để hoàn thiện cả một quá trình sinh sản và sản xuất của con lợn.

Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của bài khóa luận, theo chúng tôi lợn thịt được nuôi với mục đích lấy thịt.

 Tiêu thụ lợn thịt và thịt lợn

Tiêu thụ lợn thịt được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình chăn nuôi, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế. Quá trình tiêu thụ lợn thịt được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị chăn nuôi được hoàn thành. Tiêu thụ lợn thịt tạo điều kiện thu hồi chi phí chăn nuôi và tích lũy để

thực hiện chăn nuôi mở rộng cho hộ.

Hoạt động tiêu thụ lợn thịt trên thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm

- Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người chăn nuôi bán lợn thịt cho hộ thu gom, hộ thu gom bán lợn thịt cho hộ giết mổ, hộ giết mổ bán thịt lợn cho hộ bán buôn và bán lẻ, hộ bán lẻ bán thịt lợn cho người tiêu dùng

- Đối tượng tiêu thụ là: lợn thịt và tiền tệ

- Thị trường tiêu thụ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán Tiêu thụ lợn thịt gồm có:

a, Tiêu thụ lợn thịt (lợn hơi) của người chăn nuôi lợn và của thương lái mua lợn hơi từ người nông dân vận chuyển tập trung để bán lại (tiêu thụ) cho tư nhân giết mổ và cho những đối tượng khác.

b, Tiêu thụ thịt lợn là việc của lò mổ sau khi giết mổ, phân phối thịt lợn sẽ đến người bán lẻ để cho họ bán cho người tiêu dùng (Phạm Vân Đình, 2003).

2.1.3.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt

Đối với sản phẩm lợn thịt, kênh tiêu thụ lợn thịt được xem là đường đi của sản phẩm từ khi lợn thịt xuất chuồng tại người chăn nuôi lợn thịt, qua hoạt động của các thành viên trung gian tham gia phân phối (như thương lái) đến người tiêu dùng sản phẩm lợn thịt là tư nhân giết mổ,…

- Đặc điểm:

+ Phần lớn lợn thịt là do nông hộ tạo ra (những người chăn nuôi phân tán) và trang trại chăn nuôi lợn thịt tạo ra, nên việc tổ chức các khâu tiêu thụ (mua gom, vận chuyển…) trở nên phức tạp (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).

+ Từ lợn thịt muốn thành sản phẩm hoàn chỉnh cho tiêu dùng thì phải qua hàng loạt khâu như giết mổ, bảo quản và chế biến tiếp.

+ Trọng lượng lợn thịt sẽ bị hao hụt, chất lượng thịt có thể bị xuống cấp trong quá trình vận chuyển, lưu trữ chờ đợi để giết mổ.

+ Nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra như an toàn thực phẩm, giết mổ, chế biến, thời hạn tiêu thụ, bảo quản sản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trình phân phối từ người sản xuất đến người tiêu dùng (Phạm Thị Huân, 2009).

Các loại kênh tiêu thụ lợn thịt chủ yếu như sau:

Các tổ chức cá nhân tham gia vào kênh tiêu thụ với những cách thức liên kết khác nhau hình thành nên cấu trúc của kênh khác nhau. Cấu trúc của kênh phân phối được xác định qua chiều dài, bề rộng của hệ thống kênh. Do đó hệ thống kênh phân phối lợn thịt được thể hiện qua sơ đồ 2.1

- Kênh trực tiếp: là kênh cấp không, bao gồm người sản xuất và người tiêu dùng/người sử dụng cuối cùng, không qua tác nhân trung gian nào.

- Kênh gián tiếp: thường gồm 3 kênh chủ yếu sau

+ Kênh một cấp, bao gồm: một tác nhân trung gian là người bán lẻ, nghĩa là người chăn nuôi bán trực tiếp cho người giết mổ không thông qua một trung gian nào. Đặc điểm của người chăn nuôi chỉ bán với số lượng ít, chủ yếu là người chăn nuôi trong địa bàn.

+ Kênh hai cấp, bao gồm: hai tác nhân trung gian là người bán buôn và người bán lẻ. Đây là kênh mà có thông qua trung gian tiêu thụ đó là người thu gom và hộ bán buôn. Đặc điểm tất cả lợn thịt được thu gom đều được đưa về lò giết mổ, khối lượng lớn, sau đó hộ bán buôn sẽ bán đến người tiêu dùng.

+ Kênh ba cấp là kênh có ba tác nhân trung gian đó là hợp tác xã chăn nuôi, hộ bán buôn và hộ bán lẻ. Đặc điểm hợp tác xã chăn nuôi hoạt động khác với các tác nhân trung gian khác là họ sẽ ký hợp đồng với người chăn nuôi về thời gian xuất chuồng lợn thịt, số lượng và giá cả thị trường với các thành viên trong hợp tác xã. Sau khi lợn thịt được tập hợp đúng thời điểm sẽ được chuyển thẳng đến lò giết mổ và phân phối cho người bán buôn và người bán lẻ trực tiếp bán cho người tiêu dùng.

+ Kênh bốn cấp là kênh có ba tác nhân trung gian đó là hộ thu gom, người bán buôn và người bán lẻ. Đặc điểm người thu gom mua lợn thịt của hộ chăn nuôi, sau đó chuyển đến lò mổ, nhờ hai tác nhân người bán buôn, người bán lẻ bán cho người tiêu dùng.

+ Kênh năm là kênh mà hộ chăn nuôi có thể bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến hoặc là trung gian thông qua hộ thu gom chuyển đến doanh nghiệp. Đây là kênh phục vụ cho công tác xuất khẩu.

Tiêu thụ sản phẩm lợn thịt là giai đoạn cuối cùng nhưng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình chăn nuôi. Thông qua tiêu thụ thì giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm lợn thịt được thực hiện. Qua quá trình tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người chăn nuôi được hoàn thành tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích lũy để thực hiện tái chăn nuôi mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến chu kỳ sản xuất sau, đến thời gian chu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng đồng vốn.

Tiêu dùng là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng là người cuối cùng của kênh phân phối, họ mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình. Quyết định của người tiêu dùng phụ thuộc vào giá của sản phẩm, giá của sản phẩm thay thế, quyết định tiêu dùng. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng là cơ sở để giải thích các quyết định của người tiêu dùng.

Nếu việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi với mức giá chấp nhận được thì người sản xuất sẽ tiếp tục quá trình sản xuất một cách bình thường. Ngược lại nếu việc tiêu thụ sản phẩm gặp trở ngại hoặc giá quá thấp thì người sản xuất sẽ điều chỉnh quy mô sản xuất phù hợp với diễn biến của thị trường. Bởi vì mọi nỗ lực của người sản xuất sẽ trở nên vô ích khi giá của sản phẩm ở dưới mức độ cho phép. Lý thuyết kinh tế thị trường đã khẳng định rằng, tiêu thụ là yếu tố quyết định sản xuất cả về quy mô và chiều hướng biến động.

Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4 Kênh 5 Hộ chăn nuôi Hộ chăn nuôi Hộ chăn nuôi Hộ chăn nuôi Hộ chăn nuôi

Hộ thu gom HTX chăn nuôi

Hộ thu gom

Hộ giết mổ Doanh nghiệp chế

biến

hộ bán buôn

hộ bán lẻ

Người tiêu dùng Thị trường trong nước và

ngoài nước 15

Sơ đồ 2.1: Các kênh tiêu thụ lợn thịt

(Nguồn: Lê Thị Thúy, 2012; trang 8) 2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ lợn thịt

Nhóm yếu tố thị trường

Bao gồm nhu cầu thị trường, lượng cung ứng và giá cả của lợn thịt • Người tiêu dùng và cầu

Cầu lợn thịt là cầu dẫn xuất của cầu các sản phẩm thịt lợn, cầu thịt lợn càng cao thì cầu lợn thịt càng lớn và ngược lại. Với xu thế tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ thịt ngày càng cao trong bữa ăn hàng ngày, làm cho cầu về lợn thịt ngày càng tăng. Tuy nhiên, cầu về sản phẩm lợn thịt cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm, phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và cơ cấu

dân cư của từng vùng, từng khu vực. Thông thường thu nhập tăng tỷ lệ thuận với tăng nhu cầu tiêu dùng.

• Người sản xuất và cung

Người sản xuất là nhân tố quyết định trong việc tạo ra sản phẩm, hàng hóa cung cấp cho thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra thuận lợi hay không là do số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng hay không. Nói cách khác, tác động qua lại giữa người sản xuất – người tiêu dùng, giữa cầu – cung là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ này gắn bó mật thiết với nhau cùng tồn tại, cùng phát triển. Người chăn nuôi có vai trò tạo ra sản phẩm của mình qua cách chăn nuôi, chọn giống đáp ứng nhu cầu thị trường (Lê Thị Thúy,2012).

Nhóm yếu tố về trình độ tiếp cận thị trường và tổ chức tiêu thụ

• Trình độ tiếp cận thị trường

Nhóm yếu tố này được thể hiện ở trình độ của hộ chăn nuôi trong việc phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc đưa sản phẩm lợn thịt đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra trình độ của hộ chăn nuôi trong việc nắm bắt thông tin thị trường. Các thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Đối với tiêu thụ lợn thịt các thông tin thị trường giúp người kinh doanh biết nguồn hàng từ đâu? Số lượng giá cả như thế nào?... Người tiêu dùng biết mua các sản phẩm cần thiết ở đâu, chất lượng ra sao, giá cả như thế nào?...thông tin thị trường cập nhật và thông suốt giúp công tác tiêu thụ diễn ra thuận lợi.

• Tổ chức tiêu thụ

Gồm tổ chức không gian của hình thức tiêu thụ như chợ, cửa hàng, siêu thị và công tác tổ chức điều hành hoạt động của các hình thức này. Nếu tổ chức quản lý sử dụng tốt sẽ sử dụng hết công năng của cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh cho hiệu quả.

Tổ chức kênh tiêu thụ, bao gồm: các hệ thống thu gom, bán buôn, bán lẻ,

người tiêu dùng và mối quan hệ giữa chúng. Tổ chức các kênh tiêu thụ hợp lý sẽ làm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng cho công tác tiêu thụ, bao gồm: kết cấu kiến trúc xây dựng các khu bán hàng, hệ thống đường đi trong các chợ, cửa hàng, siêu thị, kho bãi cất giữ sản phẩm, phương tiện vận chuyển, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống chiếu sáng và các dịch vụ khác (Hoàng Văn Hiểu, 2004). Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi cho quản lý điều hành và các hoạt động của các tác nhân tham gia tiêu thụ qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm và ngược lại.

Nhóm yếu tố về chính sách

Chính sách là những quyết sách của nhà nước nhằm điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, từng bước phá vỡ những khó khăn trong thực tiễn, đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thông qua các văn bản của Chính phủ; chính sách là những phương sách, những biện pháp cụ thể của Nhà nước trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và thực trạng kinh tế - xã hội trong và ngoài nước nhằm điều tiết, đảm bảo những cân bằng nhất định theo những mục tiêu đã định nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tháo gỡ các ách tắc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bao gồm các chính sách tự do hóa thương mại, kích thích xuất khẩu, kích thích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thuế, vốn vay và kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng tiêu thụ lợn thịt khác, các chính sách của nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa trên thị trường

(Hoàng Văn Hiểu,2004).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt cho các hộ chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w