3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Long Hưng là xã nằm ở trung tâm thị trấn Văn Giang thuộc khu vực châu thổ sông Hồng, là một xã có nền kinh tế đang phát triển của huyện. Xã nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 20km, với tổng diện tích đất tự nhiên là
848,63 ha, diện tích đất nông nghiệp 552,90 ha. Vị trí địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Phía Bắc giáp xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm Phía Nam giáp xã Tân Tiến và Liên Nghĩa, huyện Văn Giang
Phía Đông giáp xã Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang Phía Tây giáp thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang
Vị trí địa lý hết sức thuận lợi, có tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên và đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội (quốc lộ 5A) chạy qua nên rất thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các vùng trong và ngoài tỉnh.
Nằm trong đồng bằng sông Hồng, đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, có thành phần cơ giới nhẹ, khá tơi xốp rất thích hợp cho việc phát cây ăn quả, rau màu và nuôi trồng thủy sản. Địa hình của xã bằng phẳng đất đai được chia thành hai phần đất đó là đất vùng chiêm chuyên cấy lúa và đất đồng màu chuyên trồng các loại cây ăn quả rau màu. Ngoài sản xuất rau màu, lương thực thì xã còn có khả năng trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: lợn, gà, vịt, trâu bò,…
Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông thôn, nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Xã Long Hưng nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 290C và tháng 1 nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C.
có năm lượng mưa lên tới 2000mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 8 chiếm 80%, từ tháng 1 đến tháng 4 chỉ chiếm 20%, số giờ nắng trung bình các tháng là 140 giờ, tháng 2 có số giờ nắng thấp nhất 47 giờ và tháng 7 có số giờ nắng cao nhất là 203 giờ.
Độ ẩm không khí trung bình/năm là 84%, tháng 3 có độ ẩm lớn nhất là 88% và tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 70%.
Long Hưng có sông Ngưu Giang chảy từ đầu xã đến cuối xã và sông Tam Mã Hiển. Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ hai con sông này. Có hai hệ thống kênh tưới là kênh Đông và kênh Tây, bao bọc thuận lợi cho việc tưới tiêu sản xuất của ngành nông nghiệp trong xã.
Với điều kiện khí hậu như trên thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Đặc biệ phát triển ngành chăn nuôi nói riêng. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng trong qua trình sản xuất nông nghiệp. Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, nó là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng. Đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các loại cây trồng, phát triển chăn nuôi. Năng suất cây trồng còn phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, sử dụng đất hợp lý sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn, vì vậy chúng ta cần phải có kế hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý và hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng của đất.
Tình hình sử dụng đất đai của xã Long Hưng được thể hiện qua bảng 3.1.Ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 848,63 ha, trong đó đất nông nghiệp năm 2012 là 552,74 ha chiếm 65,13% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Nhưng đến năm 2014 diện tích đất nông nghiệp giảm đi là 516,47 ha, chiếm 64,92% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Bình quân mỗi năm diện
tích đất nông nghiệp giảm đi 0,17%, nguyên nhân của việc này là do quá trình CNH – HĐH.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Long Hưng (2012 – 2014)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 13/12 14/13 BQ Tổng diện tích đất tự
nhiên 848,63 100,00 848,63 100,00 848,63 100,00 100,00 100,00 100,00 I.Đất nông nghiệp 552,74 65,13 552,74 65,13 550,90 64,92 100,00 99,67 99,83
1.Đất sản xuất nông nghiệp 517,62 60,99 517,62 60,99 516,47 60,86 100,00 99,78 99,89
2.Đất nuôi trồng thủy sản 35,09 4,13 35,09 4,13 34,40 4,05 100,00 98,03 99,01
3.Đất nông nghiệp khác 0.03 0,01 0.03 0,01 0,03 0,01 100,00 100,00 100,00
II.Đất phi nông nghiệp 295,89 34,87 295,89 34,87 297,73 35,08 100,00 100,62 100,31
1.Đất thổ cư 71,68 8,45 71,68 8,45 73,17 8,62 100,00 102,07 101,02
2.Đất chuyên dùng 184,15 21,7 184,15 21,7 184,50 21,74 100,00 100,19 100,09
3.Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,76 0,21 1,76 0,21 1,76 0,21 100,00 100,00 100,00
4.Đất nghĩa trang 6,55 0,77 6,55 0,77 6,55 0,77 100,00 100,00 100,00 5.Đất sông suối 31,75 3,74 31,75 3,74 31,75 3,74 100,00 100,00 100,00 III.Một số chỉ tiêu 1.BQDT đất nông nghiệp/khẩu 0,042 - 0,041 - 0,040 - 97,62 97,56 97,59 2.BQDT đất nông nghiệp/hộ 0,168 - 0,167 - 0,162 - 99,40 97,01 98,20
(Nguồn: Ban địa chính xã Long Hưng,năm 2014)
Qua bảng 3.1 cho ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng năm 2012 là 295,89 ha chiếm 34,87% diện tích đất tự nhiên, đến năm 2014 là 297,73 ha, chiếm 35,08%. Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng ngày càng tăng, đất chuyên dùng bình quân qua 3 năm tăng 0,09%, đất thổ cư tăng bình quân qua 3 năm tăng 1,02%, do dân số tăng nhu cầu về nhà ở và sản xuất tăng do vậy xã đã chuyển dần một số diện tích đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở. Nhìn chung thì diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do vậy dẫn đến các chỉ tiêu về đất giảm.
3.1.2.2 Tình hình dân số lao động
Theo kết quả điều tra dân số của xã năm 2014 toàn xã có tổng số khẩu là 13633 và có xu hướng tăng dần qua 3 năm nhưng tỷ lệ gia tăng không cao, trong đó cơ cấu của hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao luôn ở trên 70% và khẩu phi nông nghiệp thấp hơn 30%.
Cùng với sự tăng lên của số nhân khẩu thì số hộ cũng tăng lên theo bình quân 3 năm là 101,49%. Số hộ trong xã trong xã chia làm hai loại hộ chính là hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp. Hộ phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng, năm 2012 với 625 hộ chiếm 18,98 % thì đến 2014 là 678 hộ chiếm 19,99% so với cơ cấu tổng số hộ.
Qua số liệu trong bảng trên ta có thể nhận thấy khẩu nông nghiệp, số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, từ đó có thể kết luận rằng trong xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, lao động trong xã bao gồm 2 loại lao động cơ bản là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Nhìn chung qua 3 năm lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng.
Cùng với xu thế tăng lên về ngành phi nông nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, dẫn đến nhận thức của nhân dân trong vùng ngày tiến bộ, họ đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục và kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe của bản thân, chính điều đó đã tạo cho xã hội, gia đình và cá nhân có điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Long Hưng (2012-2014)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC 13/12 14/13 BQ
I.Tổng số hộ Hộ 3293 100 3315 100 3392 100 100,67 102,32 101,49
1.Hộ nông nghiệp 2668 81,02 2678 80,78 2714 80,01 100,37 101,34 100,85
2.Hộ phi nông nghiệp 625 18,98 637 19,22 678 19,99 101,92 106,44 104,16
II.Tổng số nhân khẩu Khẩu 13319 100 13482 100 13633 100 101,22 101,12 101,17
1.Khẩu nông nghiệp 11034 82,84 11134 82,58 11236 82,42 100,91 100,92 100,91 2.Khẩu phi nông nghiệp 2285 17,16 2346 17,42 2397 17,58 102,67 102,17 102,42
III.Tổng số lao động Người 6469 100 6566 100 6716 100 101,50 102,28 101,89
1.Số lao động NN 5418 83,76 5410 82,39 5401 80,42 99,85 99,83 99,84
2.Số LĐ phi NN 1051 16,24 1156 17,61 1315 19,58 109,99 113,75 111,85
IV.Một số chỉ tiêu
1.BQ khẩu/hộ Khẩu/ Hộ 4,04 - 4,06 - 4,02 - 100,50 99,01 99,75
2.BQLĐ/hộ HộLĐ/ 1,96 - 1,98 - 1,98 - 101,02 100 100,51
(Nguồn: Ban thống kê xã Long Hưng, năm 2014)
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông tương đối đảm bảo, do trong những năm gần đây, giao thông ở Long Hưng luôn được cải thiện và nâng cấp. Đến nay 100% số thôn có đường ô tô vào đến trung tâm; trong đó đường giao thông liên xã (huyện lộ ) có 2 tuyến dài 9km, đã có 5km được nhựa hóa, 4km được nâng cấp đường bê tông phối,các tuyến đường giao thông nông thôn do xã quản lý có trên 40km hàng năm đều được tu bổ nâng cấp, đến nay đã có trên 30km, bê tông hóa, số còn lại được xây dựng vật liệu gạch nghiêng. Đường huyện lộ179a và 205b đi qua xã góp phần tăng thêm lưu lượng giao thông cho người dân trong vùng, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Hệ thống phương tiện vận tải hiện có 82 xe ô tô chở hàng hóa các loại, 71 xe tải và 11 xe chở khách các loại.
- Về hệ thống điện:
Đến nay đã có 100% có điện lưới về trung tâm thôn, chiều dài đường dây cao thế toàn xã 6km, đường dây hạ thế là 15km với 7 trạm hạ thế, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%. Tuy nhiên đường dây hạ thế tại các thôn đều huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân để xây dựng, qua khảo sát đánh giá cho thấy tổng chiều dài đường dây hạ thế đảm bảo tiêu chuẩn chỉ mới đạt 12km(chiếm 90%) nên nhìn chung giá điện sử dụng tại hộ theo quy định của nhà nước.
- Hệ thống thủy lợi:
Toàn xã có 4 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được đầu tư xây dựng trong thời kì bao cấp đến nay phần lớn đã xuống cấp. Trong những năm qua xã đã tập trung huy động các nguồn kinh phí, đầu tư nâng cấp, sửa chữa một số công trình như: trạm bơm Như Lân, Ngọc Bộ. Nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu chủ động, phục vụ thâm canh sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống công trình phúc lợi:
khá khang trang. Hệ thống trường trung học cơ sở và tiểu học nhìn chung đã được đầu tư xây dựng khá kiên cố, đáp ứng cơ bản việc dạy và học. Có 7/7 thôn đã có trường mầm non. Trường Tiểu học, THCS đã được kiên cố hóa phục các cháu học đảm bảo, các nhà trường đều được công nhận chuẩn quốc gia.
Xã có một trạm xá và các phòng chức năng phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã và thực hiện công tác y tế cơ sở đảm bảo với 10 bác sỹ và 6 y sỹ, phục vụ liên tục cho nhân dân.
Cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao, phúc lợi, quản lý nhà nước trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư, xong nhìn chung hệ thống thuộc tuyến thôn còn thiếu cần bổ xung để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của người dân.
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Long Hưng năm 2014
Diễn giải Đơn vị tính Số lượng
I.Hệ thống giao thông
1.Đường nhựa Km 9
2.Đương bê tong Km 40
II.Công trình thủy lợi
1.Trạm bơm Trạm 4 2.Mạng tưới tiêu Km 5 III.Công trình phúc lợi 1.Nhà trẻ mẫu giáo Nhà 7 2.Trường tiểu học - 1 3.Trường THCS - 1 4.Trạm y tế - 1 5.Bưu điện - 1 6.Nhà văn hóa - 7 7.Ủy ban ND xã - 1 IV.Công trình điện 1.Trạm biến áp lớn nhỏ Trạm 7
2.Đường dây điện cao thế Km 6
3.Đường dây điện hạ thế Km 15
(Nguồn: Ban thống kê xã Long Hưng, năm 2014)
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh
Qua bảng 3.4 cho thấy giá trị sản xuất của xã tăng lên qua các năm, bình 33
quân 3 năm tăng 9,95%, ba ngành cơ bản tạo thu nhập cho xã là nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Nhìn vào bảng qua 3 năm ngành nông nghiệp có xu hướng biến động nhẹ do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Ngành dịch vụ cũng đang ngày một khẳng định vai trò của nó và đã đem lại thu nhập cho người dân trong toàn xã. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có giá trị sản xuất tăng dần qua 3 năm. Qua đó cho thấy xã không những có khả năng phát triển nông nghiệp mà còn có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.
Thông qua các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của xã đang phát triển rất tốt, bình quân qua các năm đều phát triển đã nâng cao bình quân thu nhập đầu người lên. Chúng ta khẳng định vai trò của ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối trong GDP của xã, song không thể không khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp đối với nhân dân trong vùng. Ngành nông nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong khi bắt đầu sản xuất cho đến khi bán ra thị trường đó là giá đầu vào cao và quá trình bảo quản chế biến còn thô sơ. Chính vì vậy mà xã cần có các phương thức sản xuất canh tác phù hợp, tập trung các thửa ruộng để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Long Hưng (2012-2014)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 13/12 14/13 BQ I.Tổng giá trị sản xuất 159200 100 172300 100 192500 100 108,21 111,72 109,95
1.Nông nghiệp 56100 35,24 60890 35,93 65377 33,96 108,54 107,37 107,95
Trồng trọt 33773 60,20 35585 58,44 37919 58,00 105,37 106,56 105,96
Chăn nuôi 22327 39,80 25305 41,56 27458 42,00 113,34 108,51 110,90
2.Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng 50500 31,72 54988 31,91 62243 32,34 108,8 8 113,19 111,01 3.Thương mại dịch vụ 52600 33,04 56422 32,75 64880 33,70 107,26 114,99 111,06 II.Một số chỉ tiêu 1.GTSX/hộ/năm 48,34 - 51,96 - 56,75 - 107,48 109,21 108,34 2.GTSX/khẩu/năm 11,95 - 12,78 - 14,12 - 106,94 110,48 108,69 35
3.GTSX/LĐ/năm 24,61 - 26,24 - 28,66 - 106,62 109,22 107,91
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài chọn xã Long Hưng – huyện Văn Giang làm điểm nghiên cứu cho đề tài của mình vì xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ đặc biệt là kinh tế chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở đây còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm thịt lợn
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các nghiên cứu báo cáo sẵn có, các tài liệu, số liệu liên quan đến