4.4.1.1 Tăng cường sự hiểu biết về vai trò của Hợp tác xã, chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho các cấp chính quyền địa phương và cho cán bộ Hợp tác xã
Chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã được quy định cụ thể tại Nghị định 88/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 193/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012. Nhìn nhận những kết quả đạt được về công tác hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê chưa được tốt bởi một phần do nhận thức của ban lãnh đạo xã về vai trò của HTX trong việc phát triển kinh tế chung. Ban lãnh đạo xã còn khá thờ ơ và hầu như không quan tâm đến các hoạt động của HTX, thả nổi HTX tự do hoạt động. Chính vì vậy, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương trong thời gian qua chưa được thực hiện, ban lãnh đạo xã đều biết đó là những chính sách mà các HTX được hưởng, các HTX cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, trong thời gian tới, cần thực hiện các biện pháp sau:
HTX trên địa bàn xã đồng thời phải ưu tiến hỗ trợ các HTX trong trường hợp các HTX gặp khó khăn.
Thứ hai, phải xem xét, ưu tiên, bố trí các nguồn lực, phân công công việc cho các ban có liên quan ở xã thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong hệ thống chính sách hiện hành. Đặc biệt là việc cấp đất đai, mặt bằng và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho HTX.
4.4.1.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
Chính sách muốn thực hiện được thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến mọi người dân phải được triển khai mạnh mẽ. Khi tất cả mọi đối tượng đều biết tới chính sách thì việc thực hiện chính sách đó trở nên rất dễ dàng. Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về hỗ trợ phát triển HTX đến người dân tại Nguyên Khê là khá tốt nhưng hình thức chủ yếu mới chỉ là thông qua phát thanh xã. Như vậy, thông tin đến với người dân chỉ đạt được chiều rộng chứ chưa đạt được chiều sâu, người dân chỉ biết có bao nhiêu chính sách hỗ trợ phát triển HTX chứ không biết được quy định cụ thể của từng chính sách nếu áp dụng vào địa phương mình như thể nào. Do vậy, ngoài đưa các thông tin về chính sách qua đài phát thanh xã, các HTX và đặc biệt là ban quản lý HTX cần phải thường xuyên tuyên truyển, phổ biến các chính sách này đến người dân thông qua những buổi họp dân, từ đó giúp cho người dân thực sự hiểu biết hơn về nội dung của hệ thông chính sách hỗ trợ phát triển HXT hiện hành.
4.4.1.3 Tăng cường nhận thức cho đối tượng thụ hưởng chính sách
Nhận thức của đối tượng thụ hưởng chính sách trong triển khai thực hiện của cán bộ quản lý HTX còn rất hạn chế dẫn đến sự phối kết hợp trong triển khai thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, liên minh HTX thành phố Hà Nội cần có những giải pháp sau:
Một là, thông qua kênh phát thanh hoặc trực tiếp qua các buổi đào tạo, tập huấn tăng cường hơn nữa tuyên truyền về chính sách mới ban hành, lợi ích thiết thực mà các chính sách mang lại cho người dân và HTX.
Hai là, nên xây dựng các pano, áp phíc, biểu ngữ ở các điểm tập trung dân cư, UBND xã giới thiệu các mô hình HTX điển hình trong và ngoài tỉnh.
4.4.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Để thực hiện tốt hoạt động giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX, trước hết cần tập trung vào một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:
Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bám sát tốt nội dung hoạt động theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang trong hệ thống tổ chức. Để làm được điều đó Liên minh HTX thành phố Hà Nội, UBND các cấp cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra, khảo sát các HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và xã Nguyên Khê nói riêng để phát hiện những khó khăn, trở ngại, mong muốn của các HTX để triển khai thực hiện các chính sách cho phù hợp và hiệu quả. Chính quyền địa phương kết hợp với các cán bộ HTX, cán bộ kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Sâu sát với dân để kịp thời có các hướng dẫn chỉ đạo người dân tham gia thực hiện các hoạt động của quá trình thực thi chính sách.
Phát huy sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân trong công tác giám sát thực hiện các hoạt động của các chính sách tại địa phương thông qua việc thường xuyên lấy ý kiến đánh giá của nông dân về các hoạt động thực hiện chính sách.