4.2.2.1 Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng cho các HTX có nhu cầu đầu tư nhân lực, thiết bị công nghệ vào sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tăng chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu. Theo đó, các HTX sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí dự án chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hộ nông thôn. Theo đánh giá cảu cán bộ xã, chính sách này được cho là phù hợp với địa phương.
Dựa vào quy định của chính sách và đối chiếu với tình hình hoạt động của ba HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê thì chưa có HTX nào có thể đáp ứng điều kiện để được hưởng lợi từ chính sách. Bởi quy mô của HTX chỉ là cấp thôn, chủ yếu cung ứng dịch vụ thuỷ nông và cung ứng vật tư đầu vào cho nông nghiệp, chưa có hàng hoá nông sản xuất khẩu, chưa có cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất… do đó, chính sách chưa phù hợp với thực tế chính vì vậy mà chính sách này chưa thể được thực thi tại địa bàn xã.
4.2.2.2 Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Có hai nguyên nhân khiến chính sách này chưa được thực thi tại xã Nguyên Khê.
Thứ nhất, để được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án như : xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn thì HTX phải đủ năng lực, tức là phải có vốn, phải kinh doanh sản xuất có hiệu quả và đóng góp vào kinh tế của xã. Như vậy, với tình trạng
hoạt động như hiện tại, cả ba HTX thì không đủ điều kiện để triển khai và đưa chính sách vào thực hiện.
Thứ hai, là do sự xem nhẹ vai trò của HTX chính quyền địa phương. HTX nông nghiệp đóng vai trò chủ lực hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, đặc biệt là những hộ nghèo. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nông nghiệp, nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và động lực quan trọng góp phần tạo nền tảng để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Điều này thể hiện rõ dưới ba góc độ: Làm tốt dịch vụ cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và tích lũy từ hoạt động sản xuất đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Tại xã Nguyên Khê, các HTX các HTX nông nghiệp đều tổ chức điều hành dịch vụ thuỷ lợi, hoàn thành nhiều km kênh mương, cứng hóa nhiều km giao thông nội đồng. Nếu nhìn lại xã Nguyên Khê đạt nhiều tiêu chí và về đích nông thôn mới năm 2014 đều có sự đóng góp quan trọng của HTX nông nghiệp trên lĩnh vực sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Sự thiếu quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương trong việc ưu tiên các HTX tham gia các chương trình ở địa phương vì cho rằng các HTX có quy mô cấp thôn là quá nhỏ, hoạt động độc lập nên không có đủ khả năng tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
4.2.2.3 Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã,chính sách ưu đãi về tín dụng
Đánh giá chung có 33,33% ý kiến cho rằng chính sách không phù hợp, 33,33% đánh giá là tạm được và chỉ có 11,11% ý kiến cho rằng chính sách này phù hợp với thực tế địa phương bởi theo như kết quả khảo sát, cả ba HTX trên địa bàn xã đều thiếu vốn để kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Mặc dù hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã được ban hành và có quy định mức vay cụ thể cho từng loại hình HTX nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các HTX vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX cũng như chính sách ưu đãi về tín dụng vẫn chưa được thực hiện. Trong khi đó đối với các HTX thuộc một trong các loại hình: làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây con giống để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; có hợp đồng tiêu
thụ sẽ được vay tối đa 100 triệu đồng. Như vậy, theo quy định của chính sách, các HTX tại xã Nguyên Khê sẽ được vay đến 100 triệu đồng để đầu tư cho dịch vụ nông nghiệp mà không phải thế chấp bất cứ một tài sản nào.
Tuy nhiên, các chủ nhiệm HTX đều cho biết, quy định trên văn bản luật , như vậy, nhưng đến khi HTX làm thủ tục vay vốn các tổ chức tín dụng vẫn đòi hỏi tài sản thế chấp. Các tài sản khác của HTX hiện nay không đáng giá để được các tổ chức tín dụng chấp nhận để cho vay; điều kiện đủ để có thể tiếp cận được nguồn vốn ở các tổ chức tín dụng là HTX phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Trong thực tế hiện nay, trình độ quản lý và chuyên môn của của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn thấp, chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường nên phương án sản xuất kinh doanh của HTX đa phần chưa đáp ứng của các tổ chức tín dụng. Ít và thời hạn vay ngắn là lý do các HTX không đủ điều kiện để đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Hầu hết các chủ nhiệm HTX được hỏi đều cho rằng chưa thể tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách tài chính, tín dụng hiện hành chưa phù hợp với điều kiện đặc thù của HTX.
Như vậy, có thể kết luận rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chính sách về vốn, ưu đãi tín dụng dành cho các HTX chưa được thực thi xuất phát ở các tổ chức tín dụng và bản thân các HTX. Việc đánh giá không đúng vai trò kinh tế HTX nên các tổ chức tài chính, tín dụng chưa thể chấp nhận thiết lập mối quan hệ tài chính, tín dụng đối với các HTX, quá trình cho vay vốn chưa đảm bảo đúng quy định về thời gian và lượng vốn vay. Đối với các HTX không tự nâng cao năng lực của mình để có thể xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, việc quản lý HTX, quản lý sổ sách vẫn còn yếu kém làm mất sự tin tưởng cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Hộp 4.4: Hợp tác xã hoạt động mang tính phúc lợi
H Các HTX trên địa bàn xã hiện tại hoạt động mang tính phúc lợi là chính. Hiện tại, chỉ dừng lại ở cung cấp nước, bảo vệ thực vật, thú y, bảo vệ đồng ruộng là chưa hiệu quả, dẫn tới trì trệ, hoạt động không mang lại lợi ích.
H HTX muốn chuyển đổi được thì bản thân các HTX phải tiến hành sản xuất, kinh doanh, nghĩa là phải có nguồn vốn, và hoạt động như một doanh nghiệp. Như vậy, HTX phải tự nhận biết thị trường, sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì là chủ yếu, trọng tâm. Phải lấy phát triển kinh tế của bản thân HTX và phát triển kinh tế của xã viên làm cốt lõi. HTX muốn thay đổi thì người đứng đầu HTX phải nhanh nhạy, nắm bắt thị trường, phải có được mối liên kết giữa Doanh nghiệp- HTX – nông dân.
Ý kiến của ông Nguyễn Khắc Tuấn, P.CT Kinh tế xã Nguyên Khê 4.2.2.4 Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Theo khảo sát, có 66,67% ý kiến đánh giá chính sách rất phù hợp. 33,33% đánh giá phù hợp đối với địa phương. Nội dung của chính sách đất đai quy định HTX có thể xin giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc không thu tiền sử dụng đất (đối với HTX Nông nghiệp), xin thuê đất để phục vụ xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ cho xã viên.
Hình 4.4: Trụ sở UBND xã Nguyên Khê (trái) và một trạm bơm đã cũ - tài sản duy nhất của HTX DVNN thôn Sơn Du (phải)
rãi, thì nay UBND xã sử dụng phần lớn diện tích với nhà cửa khang trang, còn dồn lại cho HTX hoạt động trong cơ sở vật chất nghèo nàn, nếu không muốn nói là chẳng có gì. Cả ba HTX cấp thôn trên địa bàn xã Nguyên Khê đều không có trụ sở chính thức. Nếu muốn họp bàn hay giải quyết công việc thì đều phải mượn nhà văn hóa thôn để làm việc. Đều là HTX dịch vụ nông nghiệp việc thiếu trụ sở làm việc, thiếu nơi làm dịch vụ cho xã viên đã làm hạn chế rất nhiều đến hoạt động của HTX. Không có trụ sở làm việc, khi cần gặp ban chủ nhiệm HTX chỉ còn cách gọi điện trước hoặc vào nhà ngồi chờ. Đó là chưa kể đến nếu như HTX tổ chức các cuộc họp dân, lấy ý kiến đều phải mượn nhà văn hóa thôn, tuy có rộng rãi hơn, cơ sở vật chất tốt hơn nhưng rất phiền hà và tốn thời gian.
Đầu tiên phải kể tới sự thiếu quan tâm, tạo điều kiện của UBND xã trong việc giao đất, cho thuế đất đối với HTX. Nhận thức của cán bộ quản lý về HTX còn rất hạn chế và không muốn tạo điều kiện cho HTX được giao, thuê đất; đất công của địa phương thường nằm phân tán, bị chia nhỏ, manh mún do UBND xã, phường giao khoán thầu cho doanh nghiệp để xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, hộ gia đình. Trong đó, HTX thường đề nghị thuê đất có diện tích lớn để xây dựng trụ sở làm việc, cung ứng dịch vụ hay lớn hơn sản xuất kinh doanh… thì lại không bố trí cấp đất, mặt bằng cho HTX.
Thứ hai là do hạn chế từ các Hợp tác xã. Thực tế các HTX ở địa phương hiện tại chưa xây dựng được các đề án, dự án khả thi, đáp ứng được các điều kiện để được hưởng các chính sách ưu đãi về đất. Ngay cả việc quy hoạch đất đai sản xuất của các hộ dân ở Nguyên Khê cũng chưa hợp lý. Trên cùng một diện tích canh tác , chỉ cách nhau một bờ ruộng đã có sự khác biệt về cây trồng, đan xen giữa lúa, rau và các cây trồng khác. Điều này thể hiện sự yếu kém trong khâu quy hoạch đất sản xuất cho bà con nông dân của HTX.
Hộp 4.5: Các Hợp tác xã hiện nay đều thiếu đất
V Vấn đề chính của các HTX hiện nay là thiếu đất. Ngay cả trụ sở làm việc cũng phải nhờ nhà văn hóa thôn. Tất cả các cuộc họp, thảo luận… đều phải mượn nhà văn hóa. HTX đã nhiều lần kiến nghị với UBND xã cấp đất để xây dựng phòng làm việc và cấp đất để quy hoạch sản xuất nhưng vẫn chưa được phê duyệt, chưa được quan tâm đúng mức.
Ý kiến của bác Tô Văn Hán, chủ nhiệm HTX DVNN thôn Sơn Du 4.2.2.5 Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm
Đối với hợp tác xã được thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, HTX, liên hiệp HTX có nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm; HTX, liên hiệp HTX được ưu đãi về tín dụng trong việc triển khai dự án đầu tư chế biến sản phẩm.
Theo đánh giá của các đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo xã cán bộ HTX quy mô của HTX chưa đủ lớn, nguồn vốn không đảm bảo và thiếu thốn về mặt bằng, đất đai nên chưa thể đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc để thu gom và chế biến sản phẩm tại chỗ. Vì thế, có tới 66,67% cho rằng chính sách này không phù hợp và chỉ có 22,22% đánh giá là phù hợp.
Tuy nhiên, người dân lại cho rằng, đây là chính sách phù hợp bởi sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm tươi, phải tiêu thụ ngay, thời gian bảo quản ngắn, muốn vận chuyển đi xa thì cần phải có các phương pháp bảo quản tốt. Do đó việc sơ chế, chế biến sản phẩm tại chỗ là vô cùng cần thiết. Việc sơ chế, chế biến sản phẩm tại chỗ vừa giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao được giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Trên thực tế, người dân sản xuất ra đến đâu thì phải tự tìm đầu mối tiêu thụ đến đấy, không có thương lái đến ruộng mua thì bà con nông dân phải tự mang đi bán hoặc nếu giá quá rẻ thì đành chấp nhận chặt bỏ hoa màu và chịu thua lỗ.
Nguyên nhân khiến chính sách chưa thể triển khai vào thực tế là do sự thiếu quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân về đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Do sự yếu kém trong hoạt động của các
HTX hiện tại.