Kinh nghiệm trong nước về thực thi chính sách phát triển Hợp tác xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 42)

2.2.2.1 Kinh nghiệm của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Được chia tách từ thị xã Tam Kỳ, ban đầu chỉ với 10 HTX nông nghiệp. Các HTX này ra đời từ phong trào hợp tác hóa năm 1979. Qua 35 năm hình thành và phát triển, các HTX nông nghiệp đã góp phần tích cực, huy động được nhiều công sức của đại bộ phận nông dân tham gia kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và cải tạo nền nông nghiệp huyện nhà từng bước phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; ngoài ra các HTX còn tham gia giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2003, hoạt động của các HTX gặp những khó khăn nhất định. Huyện đã tập trung củng cố và xác định lại cổ phần thành viên đích thực và có định hướng để các HTX tiếp tục chuyển đổi nội dung hoạt động phù hợp để tồn tại và phát triển; đồng thời tập trung giải thể dứt điểm các HTX hoạt động yếu kém trong nhiều năm liền theo quy định của Luật HTX. Đến năm 2011, trên địa bàn huyện chỉ còn 08 HTX, 04 đội xây dựng, 01 tổ bảo hiểm vật nuôi, 01 tổ phòng trừ dịch hại trong nông nghiệp.

Trên cơ sở luật HTX năm 2003, Nghị quyết số 113/2008/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 03/6/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn tỉnh; huyện xác định, muốn xây dựng thành công huyện nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân và xem đây là nội dung cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, huyện đã xây dựng đề án về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu đến năm 2015 có 11/11 xã, thị trấn có HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để đạt được mục tiêu của đề án đã đề ra, thời gian qua huyện đã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 13/NQ-TW về kinh tế tập thể của Ban chấp hành Trung ương, khóa IX và Chương trình hành động số 09/CTr-TU ngày 15/9/2002 của Tỉnh ủy Quảng Nam về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Chỉ thị số 42- CT/TU ngày 25/11/2008 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp, cho cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở để nâng cao nhận thức về đổi mới kinh tế hợp tác và HTX trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, có Nghị quyết chuyên đề về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX giai đoạn 2011 - 2015 để tổ chức triển khai thực hiện, thành lập BCĐ về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2015. Ở các xã, thị trấn ban hành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu của bà con nông dân ở từng vùng khác nhau.

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện đề án trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực, số lượng HTX và THT tăng lên về số lượng và chất lượng. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 18 HTX (tăng hơn 2,2 lần so với năm 2011). Các THT, HTX hoạt động đa dựng trên nhiều lĩnh vực như sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao; may mặc, giày da, mây và nhựa đan xuất khẩu, dịch vụ làm đất, BVTV, thủy nông cơ sở, vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt... Qua kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX trong năm 2013, có nhiều HTX lợi nhuận sau thuế lên đến gần 100 triệu đồng. Về THT, ngoài các đội xây dựng hiện có, đã thành lập mới được 28 THT hoạt động trên các lĩnh

vực chăn nuôi, trồng trọt, làm đất, BVTV, vật tư nông nghiệp..., góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới. HTX và THT thật sự là cầu nối, là địa chỉ tin cậy, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Ngoài ra, các HTX còn giải quyết trên 230 lao động có việc làm ổn định và thu nhập bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, đã tham gia thực hiện tốt trong công tác tổ chức, chỉ đạo sản xuất, làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với thành viên và bà con nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Để tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn huyện phát triển bền vững, huyện đã ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án và các Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX như: hỗ trợ cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp và các cơ chế hỗ trợ theo Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh có hiệu quả, gắn với giải quyết lao động nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới, như: hỗ trợ phát triển sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao, phát triển các ngành nghề nông thôn gắn với giải quyết lao động tại địa phương có tính ổn định,… Ngoài ra tạo điều kiện và hướng dẫn cho các HTX mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ vậy đến nay đã có 09 THT và HTX tiếp cận được Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX gần 3 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Sau khi Nghị Quyết số 124/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 113/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh được ban hành, huyện đã chỉ đạo cho các HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo các nội dung theo quy định để tiếp cận các nội dung hỗ trợ nhằm khuyến khích kinh tế hợp tác, HTX phát triển, nhất là khâu chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng,…

2.2.2.2 Những bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị và xã hội về vị trí vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; cần quán triệt sâu

sắc năm quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghi quyết Trung ương V ( khóa IX) và phổ biến luật HTX năm 2012 đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, các chủ trang trại… vào các mô hình kinh tế tập thể trên cơ sở tôn trọng lợi ích riêng của từng hộ, từng thành viêm khi tham gia và không ngừng vun đắp cho lợi ích chung. Trong đó, cần chú trọng phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị - xã hội để vận động các hội viên, đoàn viên tham gia phát triển kinh tế tập thể.

Thứ hai, chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ. HTX cần xem xét lại tư cách xã viên để tránh tình trạng “xã viên toàn dân” vẫn ở lại trong HTX, đây là một trong những nhân tố kìm hãm sức sản xuất của HTX thời gian qua

Thứ ba, muốn chính sách hỗ trợ phát triển HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Đoàn thể của tỉnh với các Huyện và Liên minh HTX trong việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX.

Thứ tư, cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi; có bộ máy quản lý HTX ổn định, đặc biệt có Chủ nhiệm giỏi và được ổn định qua nhiều nhiệm kỳ.

PHẦN III: ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w