Cơ cấu tổ chức hợp tác xã của xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 58 - 60)

Nội

Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại 2 loại hình HTX nông nghiệp chủ yếu đó là HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX dịch vụ kết hợp với sản xuất kinh doanh. Đối với loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp là việc riêng của các hộ, do các hộ xã viên tiến hành, hợp tác xã chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu của các hộ bao gồm ba nhóm: dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (cung ứng vật tư, giống cây trồng cho các hộ xã viên); dịch vụ cho các khâu sản xuất nông nghiệp ( làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật, khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thú y… cho các hộ xã viên); dịch vụ các yếu tố đầu ra cho sản xuất nông nghiệp( chế biến, tiêu thụ nông sản…). Đối với loại hình HTX dịch vụ kết hợp với sản xuất, kinh doanh ngoài việc làm các dịch vụ hỗ trợ kinh tế cho các hộ xã viên còn tổ chức sản xuất kinh doanh và phát triển các ngành nghề khác phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của hộ xã viên và cộng đồng như tín dụng nội bộ, dịch vụ điện.

Giai đoạn sau đổi mới đến nay HTX đã có sự chuyển đổi từ HTX hợp nhất thành các HTX có quy mô cấp thôn. Ở 11 thôn có 11 HTX với các tổ, đội sản xuất. Hiện tại, do diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp đã bị thu hẹp nên chỉ còn tổn tại 3 HTX dịch vụ nông nghiệp quy mô cấp thôn là HTX dịch vụ nông nghiệp thôn Sơn Du, Cán Khê và Tiên Hùng.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Sơn Du hoạt động theo mô hình kiểu cũ, với năm loại dịch vụ ( thủy lợi, bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng và dịch vụ khuyến nông). Theo chủ nhiệm HTX Tô Văn Hán, HTX thôn Sơn Du thành lập

năm 1998, trên cơ sở tách ra từ HTX hợp nhất của xã Nguyên Khê. Không có trụ sở chính thức, HTX hiện có một văn phòng tạm đặt tại nhà văn hóa thôn. HTX có 404 thành viên, bao gồm 7 thành viên trong ban quản trị và 398 thành viên, đại diện cho 398 hộ. Các thành viên không thực hiện góp vốn, cho nên hằng năm HTX hoạt động trên nhờ nguồn tiền nhà nước cấp hỗ trợ thủy lợi phí. Do đặc thù sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là sản xuất rau sạch, hiện tại ở xã còn có hai HTX DVNN là HTX DVNN thôn Tiên Hùng và HTX DVNN thôn Cán Khê có cơ cấu và hoạt động tương tự với HTX DVNN thôn Sơn Du. Cơ cấu tổ chức của các HTX trên địa bàn như sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý một HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê

Một HTX hoạt động không phải bởi nhu cầu của xã viên tìm đến với nhau, không có sự chung tay góp vốn, sẽ khiến cho trách nhiệm cũng như sự gắn kết giữa các xã viên với nhau và giữa xã viện với HTX lỏng lẻo, từ đó dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và không đúng bản chất thật sự của HTX. Bên cạnh đó quy mô HTX

Chủ nhiệm ( 1 người)

Ban kiểm soát ( 1 người) Phó chủ nhiệm ( 1 người) Kế toán (1 người) Nhân viên VP (2 người) Lao động thành viên (20 người) CMKT nghiệp vụ (1 người)

còn nhỏ (cấp thôn), hoạt động còn mang tính hình thức liên kết lỏng lẻo trong sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn chưa qua đào tạo… Trong khi đó, nhận thức của các cấp, ngành đối với HTX còn hạn chế, chưa thực sự quan trọng, tạo điều kiện cho HTX phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ kinh tế hội nhập.

Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê sẽ góp phần phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu của thành viên, là một cuộc cách mạng trên mặt trận nông nghiệp để mang lại kết quả thiết thực cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w