Các chính sách đã được thực thi

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 64 - 79)

4.2.1.1 Chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực a. Nội dung đào tạo

ĐVT: %

Trong giai đoạn 2012- 2014, đa phần các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX đều về Luật HTX 2012 và kiến thức quản lý chung đối với các HTX (đều chiếm 27,8% trong tổng số các lớp đào tạo, bồi dưỡng). Điều này cũng dễ hiểu bởi giai đoạn này là giai đoạn các HTX đang thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX mới. Các lớp đào tạo về kỹ năng tin học văn phòng chiếm 16,67%; xúc tiến thương mại chiếm 5.55%. Còn lại là các lớp đào tạo khác ( về lý luận chung, kế toán, hội nhập quốc tế...)

b.Đối tượng đào tạo

Bảng 4.3: Lý do và mức độ tham gia đào tạo bồi dưỡng của cán bộ Hợp tác xã Nguyên Khê giai đoạn 2012-2014

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu

1. Mức độ tham gia 100

2. Lý do tham gia

Bồi dưỡng kiến thức theo diện quy hoạch 33,33 Bồi dưỡng kiến thức để giúp làm việc của mình tốt hơn 66,67 Tự nguyện học để nâng cao kiến thức bản thân 0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015

Qua bảng 4.3 có thể thấy rằng, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở Nguyên Khê đã được đưa vào thực hiện khá hiệu quả. Tất cả các cán bộ quản lý HTX đều được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng và họ nhận thức được rằng việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp họ làm việc, cống hiến tốt hơn. Đó cũng là lẽ đương nhiên bởi cán bộ HTX hiện nay đều chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn và hoạt động theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, các đối tượng này tham gia tập huấn bởi nằm trong diện bồi dưỡng kiến thức theo quy hoạch, nghĩa là nếu họ được cử đi học thì họ sẽ đi và mục đích đi học là để phục vụ cho công việc hiện tại họ đang nắm giữ. Hầu như không có đối tượng nào tự nguyện đi học để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Nếu xét về độ tuổi, phần lớn các cán bộ quản lý HTX đều vượt quá tuổi được quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 88/2005/NĐ-CP không quá 40 tuổi. Trong khi đó, hiện nay tại xã Nguyên Khê, có 3 chủ nhiệm HTX thì có tới 2 người ở độ

tuổi từ 40 trở lên. Như vậy, đa phần cán bộ quản lý HTX không đủ điều kiện tham gia đào tạo ngắn hạn và dài hạn, dẫn đến hệ quả không thể nâng cao trình độ của đối tượng này. Tất cả các cán bộ HTX hiện nay đều hoạt động, làm việc theo kinh nghiệm bản thân tích lũy được, dẫn đến hiệu quả của HTX đạt được là không cao.

Hộp 4.1: Cán bộ trung tuổi ngại tham gia đào tạo

V Chính sách bồi dưỡng đào tạo NNL nên tạo điều kiện cho lớp trẻ đi vì kiến thức đào tạo đa phần về tin học, kỹ năng marketing, quản lý… họ trẻ nên dễ tiếp thu. Cán bộ trung tuổi dù có được cử đi thi họ cũng ngại tham gia vì học xong thì có khi lại về nghỉ chế độ.

Ý kiến của bác Nguyễn Văn Nhật, CN. HTX DVNN thôn Cán Khê

c.Thời gian và địa điểm đào tạo

Bảng 4.4 : Thời gian và địa điểm đào tạo

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu Tỷ lệ %

1. Địa điểm đào tạo

Tại tỉnh 33,33

Tại huyện 50,00

Tại địa phương 16,67

2. Thời gian đào tạo

Dưới 1 tuần 88,90

Từ 1-2 tuần 11,1

Từ 3-4 tuần 0

Trên 1 tháng 0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015

Về địa điểm đào tạo các lớp được tổ chức chủ yếu tại huyện (50%), các lớp được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố ít hơn (33,33%) và chỉ có 16,67% các lớp bồi dưỡng được tổ chức tại địa phương. Thời gian đào tạo thường dưới ngắn, phần lớn dưới 1 tuần và thường diễn ra từ 1- 3 ngày.

d.Đánh giá chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Thứ nhất, đánh giá những kết quả mà chính sách đã đạt được bao gồm:

ban lãnh đạo địa phương đều cho rằng đây là một chính sách rất phù hợp bởi hầu hết ban quản trị, ban kiểm soát HTX đều chưa qua đào tạo, chỉ dừng lại ở cấp trung học phổ thông và làm việc dựa trên kinh nghiệm bản thân đã có. Việc bồi dưỡng, đào tạo sẽ góp phần nâng cao chuyên môn, năng lực làm việc của bộ máy quản lý HTX, đồng thời tạo động lực để họ làm việc và cống hiến nhiều hơn. Theo khảo sát có 66,67% ý kiến cho rằng việc đào tạo, bồi dương cho Ban quản trị HTX là rất quan trọng, 50% đánh giá việc đào tạo cho kế toán là quan trọng. Đối với thành viên làm công tác CMKTNV và thành viên HTX thì việc đào tạo, bồi dưỡng ít quan trọng hơn.

Bảng 4.5: Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đối với từng đối tượng quản lý HTX

(ĐVT: %) Chỉ tiêu Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quang trọng Ban quản trị 66,67 33,33

Ban kiểm soát 16,67 33,33 50,00

Kế toán trưởng 50,00 33,33 16.67

Thành viên làm công tác CMKTNV 33,33 66,67

Bồi dưỡng tay nghề cho thành viên 83,33 16,67

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015 Về nội dung đào tạo theo đánh giá thì mức độ phù hợp của các nội dung đào tạo là chưa cao. Đối với phần lý luận chung, có 50% ý kiến đánh giá là rất phù hợp, 33,33% cho rằng phù hợp và 16,67% đánh giá ở mức tạm được. Tương tự, đối với phần chuyên môn nghiệp vụ, đa số ý kiến đánh giá ở mức độ tạm được. Phần rèn luyện kỹ năng cho cán bộ được đánh giá là phù hợp( 66,67%). Có thể thấy rằng về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dành cho cán bộ HTX chỉ dừng lại ở mức trung bình, chưa được đánh giá cao từ các đối tượng tham gia bồi dưỡng.

Nội dung bồi dưỡng, đào tạo chủ yếu lặp đi lặp lại và ít thay đổi, những kiến thức đưa vào giảng dạy vẫn mang tính lý thuyết, nội dung không phù hợp với nhu

cầu của đối tượng tham gia tập huấn. Các khoá tập huấn chuyên sâu về marketing, lập phương án SXKD, quản trị kinh doanh chưa được đưa vào giảng dạy, trong khi đó, vấn đề lớn nhất hiện nay mà các HTX đang gặp phải là thiếu khả năng tìm đầu ra cho sản phẩm.. Do đó, người tham gia tập huấn có phần không nhiệt tình tham gia bởi các kiến thức họ nhận được chưa thể áp dụng ngay vào thực tế.

Bảng 4.6: Đánh giá của cán bộ HTX về nội dung đào tạo

(ĐVT: %) Chỉ tiêu Rất phù hợp Phù hợp Tạm được Chưa phù hợp Phần lý luận chung 50.00 33.33 16.67

Phần chuyên môn nghiệp vụ 16.67 16.67 66.66

Phần rèn luyện kỹ năng 66,67 33,33

Kiến thức bổ trợ (NN, tin học…) 16.67 50.00 33.33

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015 Về đối tượng đào tạo đối tượng được hưởng chế độ trong quá trình đào tạo không quá 40 tuổi và thực tế cán bộ Ban quản trị HTX của xã tuổi đời trung bình trên 45 tuổi. Như vậy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dành cho cán bộ HTX tại Nguyên Khê vẫn chưa đảm bảo đúng với quy định. Hoạt động đào tạo bồi dưỡng còn mang tính đại trà, theo chỉ tiêu mà chưa chú trọng đến chất lượng và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng theo Luật HTX và Nghị định 88, thì không chỉ ở Nguyên Khê, mà hầu hết các cán bộ của các HTX trên cả nước đều không đủ tiêu chuẩn để tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Về thời gian và địa điểm đào tạo các lớp đào tạo bồi dưỡng dành cho cán bộ HTX chủ yếu được tổ chức ở huyện, và thường kéo dài trong khoảng thời gian 1 – 3 ngày. Theo đánh giá của các đối tượng tham gia thì thời gian và địa điểm đào tạo như vậy là khá phù hợp. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp tại địa phương tương đối ít, trong khi các đối tượng tham gia đào tạo lại mong muốn việc đào tạo này tổ chức nhiều hơn tại địa phương để tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại, đồng thời dễ dàng sắp xếp công việc hiện tại để tham gia đào tạo, tập huấn đầy đủ. Do đó các lớp bồi dưỡng, đào tạo hiện tại mới chỉ đáp ứng được về mặt thời gian.

Thứ hai, đánh giá về hiệu quả của chính sách. Theo đánh giá của người dân tại địa bàn, khả năng làm việc của các cán bộ HTX và hoạt động của các HTX trước và sau khi đi đào tạo gần như không thay đổi bởi trên thực tế các kiến thức mà họ được bồi dưỡng hầu như không thể áp dụng. Việc được cử đi học là một chuyện, nhưng làm việc và quản lý HTX hầu như theo kinh nghiệm bản thân vì những đối tượng này đều có thâm niên và gắn bó với HTX nhiều năm. Chính các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng cũng khẳng định, các kiến thức mà họ thu nhận được không biết áp dụng vào thực tế như thế nào bởi giảng viên chỉ dạy họ kiến thức mà không hướng dẫn cách áp dụng vào từng trường hợp trong thực tế.

Như vậy, xét về tổng thể mặc dù chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai thực hiện nhưng kết quả và hiệu quả mà chính sách mang lại chưa cao, cần phải đổi mới một cách toàn diện.

Hộp 4.2: Học về cũng không làm được lâu dài

Cán bộ HTX có được cử đi học nhưng đa phần không đi vì tuổi cao, nay làm mai nghỉ, học về cũng không làm được lâu dài.

4.2.1.2 Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

Đối với hợp tác xã khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

a. Kết quả hỗ trợ.

(ĐVT: %)

Biểu đồ 4.2 : Kết quả hỗ trợ vốn, giống tại xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014

Trong 3 năm (2012-2014) công tác hỗ trợ bà con nông dân về vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện khá tốt trên địa bàn xã. Theo khảo sát có 93,33% hỗ trợ về giống (chủ yếu là hạt giống rau cải ngọt, cải đông dư…). Mức hỗ trợ trung bình cho các hộ sản xuất từ 2 – 3 gói/sào và giá trị hỗ trợ tương đương từ 20 – 30 nghìn đồng. Hỗ trợ về vốn đạt 83,33% với mức bình quân 10 – 12 nghìn đồng/ sào. Ngoài ra, khi có dịch bệnh sảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn, bà con nông dân còn được hỗ trợ về các loại thuốc BVTV (thuốc diệt chuột, rầy nâu…). Mức hỗ trợ dao động ở khoảng 1 – 3 gói/sào tương đương khoảng 20 – 30 nghìn đồng.

Bảng 4.7 : Hỗ trợ thuốc và thóc giống diệt chuột vụ xuân 2015 tại xã Nguyên Khê STT Đơn vị Số tiền( nghìn đồng) 1 Đại Bằng 400 000 2 Sơn Du 800 000 3 Thôn Đồng 400 000 4 Xóm Đông đình chùa 600 000 5 Xóm Ngõ 350 000 6 Xóm Đường 300 000 7 Cán Khê 800 000 8 Tiên Hùng 800 000 9 Nguyên Khê 600 000 10 Lâm Tiên 300 000 11 Khối Phố 50 000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015

Hình 4.1: Loại thuốc diệt chuột (trái) và thóc mầm diệt chuột (phải) mà HTX nhận được để hỗ trợ người dân vụ xuân 2015

b. Thời gian hỗ trợ

Sau khi sảy ra thiên tai, dịch bệnh, việc nhanh chóng khắc phục hậu quả để tiếp tục sản xuất là điều rất quan trọng. Việc hỗ trợ giống, vốn cho nông dân không chỉ giúp họ nhanh chóng khắc phục tổn thất mà còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người làm nông nghiệp, giúp họ an tâm hơn trong sản xuất. Tuỳ

vào mùa vụ gieo trồng và tình hình thiên tai, dịch bệnh mà bà con nông dân nhận được hỗ trợ về vốn hoặc giống khi sảy ra thiên tai, dịch bệnh. Thời gian hỗ trợ về giống rau, cây hoa màu thường vào tháng 8 - 10 bởi thời gian này thường sau khi sảy ra mưa ngập, ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân. Hỗ trợ về thóc giống thường vào sau khi gieo cấy vụ chiêm xuân, thời tiết rét đậm, rét hại làm mạ non mới cấy bị chết. Các loại hỗ trợ về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột bà con nhận được vào khoảng thời gian từ tháng 2-3 khi thời tiết mưa ẩm kéo dài, các loại sâu bệnh phát triển mạnh.

c. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

Đánh giá về chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ban lãnh đạo xã, cán bộ HTX có 55,56% đánh giá rất phù hợp, 22,22% đánh giá là phù hợp với địa phương. Bởi đặc thù của sản xuất nông nghiệp luôn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện khí hậu và thời tiết. Khi rủi ro về thiên tai sảy ra, gây thiệt hại về hoa màu, người nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Do đó, việc nhận được hỗ trợ từ nhà nước là cứu cánh để người dân an tâm sản xuất, khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Đánh giá của người dân đều 100% cho rằng đây là một chính sách rất phù hợp đối với việc sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Việc thực hiện chính sách trên địa bàn xã giúp giảm thiểu một phần tổn thất khi có thiên tai sảy ra đồng thời thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người nông dân.

Về thời gian hỗ trợ 80% ý kiến đánh giá của các hộ hoạt động hỗ trợ kịp thời. Khi sảy ra thiên tai dịch bệnh sảy ra và gây thiệt hại về sản xuất người dân sẽ nhận được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền vốn hoặc giống cây, thuốc BVTV.

Về số lượng và chất lượng của các sản phẩm hỗ trợ mà bà con nhận được là chưa cao, chưa đáp ứng đúng nhu cầu sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2013 tại thôn Sơn Du, khi mạ bị chết do thời tiết lạnh giá kéo dài, bà con được hỗ trợ 10- 12 nghìn đồng/sào. Trong khi giá một kilogram thóc giống bình thường dao động từ 15 – 20 nghìn đồng. Với mức hỗ trợ như vậy là thấp so với chi phí ban đầu mà bà

con bỏ ra để sản xuất kinh doanh.

Về chất lượng các loại hạt giống rau màu, thuốc BVTV cho bà con cũng còn thấp. Các loại giống bà con nhận được đa phần là giống cũ, chất lượng thấp, tỷ lệ nảy mầm không cao. Thuốc BVTV nhận được chất lượng không đảm bảo. Do đó, dù nhận được hỗ trợ, nhưng bà con vẫn phải đi mua giống khác về để gieo trồng. Vì vậy nên chuyển từ hỗ trợ bằng vật chất sang hỗ trợ tài chính sẽ phù hợp hơn, thiết thực hơn.

Hộp 4.3: Nên chuyển từ hỗ trợ vật chất sang hỗ trợ tài chính

Từng địa phương có điều kiện sản xuất và giống cây trồng khác nhau, trong khi giống hỗ trợ trên đưa xuống chỉ có một loại, đôi khi không phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương. Nên chuyển từ hỗ trợ vật chất sang hỗ trợ tài chính thì phù hợp hơn.

Pv sâu bác Tô Văn Hán, CN. HTX DVNN thôn Sơn Du 4.2.1.3 Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng

a. Kết quả thực hiện chính sách

Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng. Trong những năm qua tại xã Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w