Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Hợp tác xã là loại hình kinh tế phát huy tác dụng khá tốt trong hàng chục năm về trước và vẫn còn cần thiết khi nền nông nghiệp Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay. Với hệ thống chính sách từ trung ương và cả những chính sách cụ thể tại địa phương, việc phát triển các HTX đã và đang có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho nông dân đổi mới và phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo.
Giai đoạn những năm 1997, khu vực kinh tế HTX ở Hà Nội đi vào thực hiện theo Luật HTX năm 1996 ( Luật HTX được ban hành lần đầu tiên ở Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/1997) và sau này sửa đổi bổ sung thành Luật HTX 2003). HTX đôit mới tổ chức hoạt động theo chỉ thị 68/CT-BBT của Ban Bí thư, Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa IX và đề án, chương trình của Thành ủy về “ Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Thực tiễn đã chứng minh, tuy còn nhiều hạn chế, nhưng từ khi có Luật HTX 1996, đến Luật HTX năm 2003 đã tạo nên những bước thay đổi căn bản trong tư duy, cũng như tạo nên những nét khởi sắc trong việc xây dựng mô hình HTX. Bên cạnh đó, cùng những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật HTX 2003, quy định về Điều lệ mẫu của từng mô hình HTX, đã tạo cơ sở để hình thành, kiện toàn tổ chức, quản lý và hoạt động cho mô hình HTX và là cơ sở để các chủ thể có thẩm quyền theo nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể hóa những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với HTX.
Theo trình tự về thời gian chính sách hỗ trợ phát triển HTX từ Trung ương phải kể đến các Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 1997 và sau đó là Nghị định 88/NĐ-CP ban hành năm 2005. Các văn bản chính sách này được coi là chỉ nam cho các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX. Hiện nay hai văn bản chính sách này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2013.
Tiếp đó là Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Qũy Hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định một số điều khoản về việc thành lập Qũy hỗ trợ phát triển HTX, phạm vi hỗ trợ của Qũy Hỗ trợ phát triển HTX, bộ máy quản lý và điều hành, hội đồng quản lý Qũy Hỗ trợ phát triển HTX. Với mục đích là hỗ trợ các hoạt động đổi mới phát triển triển sản phẩm; đổi mới phát triển công nghệ, kỹ thuật; phát triển thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới, các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến. Tiếp theo là Quyết định số 59/2007/QĐ- BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính phê duyệt điều lệ tổ chức của quỹ phát triển HTX. Thông tư số 60/2007/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 về lãi suất cho vay vốn của quỹ phát triển HTX quy định về mức lãi suất cho vay vốn bằng 60% lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước bằng đồng Việt Nam. Thông tư số 81/2007/TT-BTT ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ hỗ trợ phát triển HTX.
Như vậy, cần bám sát nội dung của hệ thống các văn bản chính sách và hướng dẫn cụ thể đã định hướng cho hoạt động hỗ trợ phát triển HTX ở Nguyên Khê trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012 để đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2013 có10 chính sách hỗ trợ phát triển dành cho các HTX (bao gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, các chương trình phát triển kinh tế xã hội; chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; chính sách ưu đãi về tín dụng; chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm. Hiện
tại ở xã Nguyên Khê đã thực hiện được 4 chính sách bao gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh; chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách còn lại chưa được thực thi: ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, các chương trình phát triển kinh tế xã hội; chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm.