Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu phương pháp enzyme gây biến tính tinh bột (Trang 42 - 44)

Ta có, 3 thông số cần xác định:

-Nồng độ chất khô tối thích: [%DS]opt

-pH tối thích: [pH]opt

-Nhiệt độ dịch hóa tối thích: [t0C]opt

Theo dõi 2 giá trị: độ DE và độ nhớt đặc trưng [η] theo thời gian T(phút) của quá trình dịch hóa, trong đó, T =0 là giá trị tại thời điểm mà dịch tinh bột vừa mới đạt tới nhiệt độ dịch hóa to

dịch hóa, oC khi trong giai đoạn tăng nhiệt độ từ quá trình hồ hóa to

hồ hóa=65oC.

Tiến hành việc nghiên cứu theo trình tự trên quy trình công nghệ, các thí nghiệm được hoạch định theo các thông số riêng phần, nghĩa là: ta sẽ cố định hai thông số và thay đổi thông số còn lại. Dựa vào độ nhớt đặc trưng [η], và đương lượng dextro [DE] của các mẫu được lấy theo thời gian dịch hóa [T] (phút) nhằm định các thông số tối thích.

Như vậy, ta có ba thí nghiệm để xác định 3 thông số tối thích: [%DS]opt- [pH]opt- [t0C]opt. Tuy nhiên, ta còn có một thông số khác, đó là hàm lượng ion Ca2+ nhưng ta không khảo sát và xem hàm lượng đó không đổi, gần bằng với hàm lượng ion Ca2+ trong nước sinh hoạt.

Bảng: Hoạch định thí nghiệm I, xác định [%DS]opt

Các thông số Hoach định thí nghiệm

1 2 3 4 5

Độ khô, DS% 25 30 35 40 45

pH 6,2

to

dịch hóa, oC 86

Bảng: Hoạch định thí nghiệm II, xác định : [pH]opt

Các thông số Hoach định thí nghiệm

1 2 3 4 5

Độ khô, DS% [%DS]opt

pH 5,8 6,0 6,2 6,5 6,8

to

dịch hóa, oC 86

Bảng: Hoạch định thí nghiệm III, xác định : [t0

dịch hóa,oC]opt

Các thông số Hoach định thí nghiệm

1 2 3 4 5

Độ khô, DS% [%DS]opt

to

dịch hóa, oC 75 80 85 90 95

Theo thời gian T (phút) của quá trình dịch hóa, ta tiến hành lấy mẫu, và định hai chỉ số DE và độ nhớt đặc trưng [η].

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phương pháp enzyme gây biến tính tinh bột (Trang 42 - 44)