Tính khả thi của các đề xuất

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường thpt quận 12 tp hồ chí minh (Trang 81 - 85)

- Đảm bảo tính dân chủ, công khai trong việc lập kế hoạch để tập trung sức lực, trí tuệ của tập thế HĐSP cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng

3.4.2. Tính khả thi của các đề xuất

STT Nội dung đề xuất

Tính cần thiết ĐTB Thứ bậc RKT % KT % IKT % KK T % 1 Nâng cao nhận thức về HĐGDHN 37.5 50.0 12.5 - 3.25 5 2

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người tham gia

HĐGDHN 75.0 22.5 2.5 - 3.72 2

3

Tăng cường công tác quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện

HĐGDHN 32.5 47.5 15.0 5.0 3.07 6

4

Cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục

hướng nghiệp 75.0 17.5 7.5 - 3.68 2

5 Tổ chức tư vấn nghề cho học

6

Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang

thiết bị cho HĐGDHN 40.0 40.0 20.0 - 3.20 4

7 Tăng cường trách nhiệm của

Hiệu trưởng về HĐGDHN 52.5 25.0 17.5 5.0 3.25 3

Qua kết quả khảo cứu, tất cả các CBQL đều cho rằng các biện pháp trên đây là rất cần

thiết và có tính khả thi cho công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT Q12 TP. HCM. Họ cho rằng trước tiên cần phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người tham gia HĐGDHN. Vì trong tất cả các yếu tố nhằm giúp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp nâng cao về chất thì đây là một biện pháp quan trọng. Chính họ sẽ là người giúp cho các em định hướng được con đường nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng để làm được điều này họ cần phải vững về chuyên môn tay nghề, phải được đào tạo và bồi dưỡng; phát huy và tạo điều kiện cho giáo viên dạy môn Kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật

nông nghiệp tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh

tại trường; liện hệ với các giáo viên ở các trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề về hướng nghiệp cho học sinh; vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các

ngành nghề truyền thống của địa phương và của đất nước; cử giáo viên và CBQL đi tham

quan, học tập ở một số trường làm tốt tác hướng nghiệp; xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh đã ra trường và thành đạt…. Điểm trung bình tính khả thi là ở mức độ rất khả thi (TB = 3.72). Kết quả này cho thấy chứng tỏ đây là một trong những biện pháp cần phải được thực hiện và có khả năng thực hiện ở các trường THPT .

Tương tự như biện pháp trên một biện pháp cũng có tính khả thi cao đó là ngoài việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người tham gia HĐGDHN thì cần phải cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp. Vì hiện nay một thực tế cho thấy các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT quá đơn điệu và nghèo nàn. Để HĐGDHN có chất lượng cao thì trước hết cần tập trung lên kế hoạch và phân công các giáo viên phụ trách một số chuyên đề phù hợp với hứng thú, sở trường của mỗi người; nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan nhưng phải đảm bảo mối liên hệ giữa kiến thức phổ thông với kiến thức nghề nghiệp; bên cạnh đó phối hợp với Đoàn thanh niên lồng nghép một số chuyên đề vào các hoạt động ngoại khóa; đầu tư đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phát huy năng lực, tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh. Ở biện pháp này điểm trung bình (TB = 3.68) thì tính cần thiết được đánh giá ở mức độ là rất

cần thiết và tính khả thi được đánh giá ở mức khả thi cao. Như vậy, có thể nói đây là một biện pháp rất quan trọng mà các trường THPT cần quan tâm, chú trọng đưa vào thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT hiện nay.

Về biện pháp Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh đạt TB = 3.72 ở mức rất khả thi.

Kết quả cho thấy các trường THPT phải thực hiện thường xuyên biện pháp này trong HĐGDHN. Chúng ta đã biết, tư vấn nghề là một vấn đề rất phức tạp, đỏi hỏi nhà tư vấn phải có hiểu biết rộng, phải nắm vững được các loại thông tin về “thế giới nghề nghiệp” đồng thời phải biết thông tin về các đặc điểm và yêu cầu của một nghề cụ thể, trong đó phải lưu ý đặc biệt đến các yêu cầu về tâm - sinh lý và các chống chỉ định về y học của nghề.

- Trước hết các giáo viên phải nắm vững thông tin về hệ thống các trường đào tạo từ

dạy nghề THCN, CĐ, ĐH. Phải lưu ý tới số lượng tuyển sinh hàng năm cho từng khối trường, dự báo kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm (trong chiến lược giáo dục), đồng thời phải nắm được mục tiêu đào tạo, nội dung, thời gian đào tạo của từng ngành nghề trong trường, bậc lương và nơi sử dụng sau khi tốt nghiệp.

- Thông tin về thị trường lao động: đây là những thông tin và nhu cầu sử dụng nhân

lực các loại của tỉnh, thành phố và Trung ương trong năm kế hoạch, nhu cầu sử dụng nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất và cho các loại doanh nghiệp và liên doanh của các thành phần kinh tế khác.

- Thông tin về học sinh: chủ thể chọn nghề gồm: tên, tuổi, giới tính, lớp, kết quả học tập, chỗ ở, hoàn cảnh gia đình (bố mẹ, nghề nghiệp), bạn bè thân thích, đặc biệt phải nắm thông tin về nhân cách của học sinh trước hết là hứng thú, khuynh hướng và năng lực. Đồng thời các tư vấn nhà tư vấn nghề phải nắm vững được các loại nghề: hiện nay có hai loại tư vấn nghề cho học sinh: tư vấn nghề sơ bộ và tư vấn nghề chuyên sâu. Hiện nay công tác tư vấn nghề của Việt Nam nói chung và các trường THPT Q12 nói riêng còn rất sơ khai, thiếu cơ sở lí luận, không đủ CSVC, không có đội ngũ chuyên gia tư vấn được đào tạo, không có kỹ thuật và phương pháp tư vấn. Vì vậy nhà nước phải xây dựng một trung tâm đào tạo chuyên gia hướng nghiệp và tư vấn nghề có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, hai biện pháp cũng được đánh giá cao về tính khả thi đó là “Nâng cao nhận thức về HĐGDHN” và “Tăng cường công tác quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện HĐGDHN” đạt điểm TB = 3.25 ; 3.07.

Tiểu kết chương 3

Có thể nói hướng nghiệp là khâu rất quan trọng trong việc quyết định nghề nghiệp của mỗi người, góp phần sử dụng và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp là thiết thực nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề, giúp người học lựa chọn đúng nghề nghiệp, đó chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp tác giả đã nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12 ở chương 2 và đã đề xuất bảy biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở chương 3.

Kết quả khảo cứu ở chương 3 cho chúng ta thấy, các đề xuất của tác giả được các đối tượng là CBQL đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Trên cơ sở nghiên cứu,

chúng tôi nhận thấy mối quan hệ hữu cơ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường thpt quận 12 tp hồ chí minh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)