CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về HĐGDHN
Mục đích:
- Hiện nay, bộ phận cán bộ, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề chưa thực sự quan tâm
đến công tác hướng nghiệp. Bản thân học sinh cũng chưa nhận thức được việc lựa chọn nghề đúng đắn có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp tương lai. Các cơ sở dạy nghề chưa thấy hết được tác động của hướng nghiệp đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của mình. Các cơ sở dạy nghề đã được trao quyền chủ động trong tuyển sinh, nếu không thực hiện tốt công tác này sẽ gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cơ sở.
- Hành động đúng phải bắt đầu từ nhận thức đúng, bởi vậy, nâng cao nhận thức của
đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường THPT về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp là một giải pháp hết sức cần thiết, giúp họ tích cực và chủ động trong hướng nghiệp cho học sinh.
- Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng sự nhận thức của các cấp quản lý, giáo
viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế. Vì vậy cần có sự tác động về nhận thức của các lực lượng tham gia HĐGDHN ở các trường THPT
Nội dung và cách tổ chức thực hiện:
Cần phải giáo dục tuyên truyền về tính khoa học, tính thực tiễn và những điều cần thiết trong định hướng phân luồng học sinh, giúp các em có cơ sở chọn nghề tương lai của mình một cách phù hợp.
Cải tiến công tác thông tin tuyên truyền trên cơ sở làm rõ vị trí, sự cần thiết của hoạt động GDHN và DNPT một bộ phận quan trọng của giáo dục lao động – kĩ thuật - nghề
nghiệp. Bộ phận này không thể thiếu trong giáo dục toàn diện theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Nó là điều kiện cần thiết góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó công tác thông tin tuyên truyền còn nhằm góp phần giáo dục nhận thức, thái độ đúng đắn về sức lao động và hàng hoá sức lao động, giáo dục thái độ đúng đắn với nghề nghiệp giúp học sinh thấy rõ được ý nghĩa giá trị nghề nghiệp, có trách nhiệm với sản phẩm, hài lòng với kết quả lao động, tôn trọng nội quy kỉ luật lao động, có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, tác phong công nghiệp....
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GDHN, nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nói riêng. Nội dung thông tin tuyên truyền không những giải đáp thắc mắc của phụ huynh, học sinh, phản ánh được nhu cầu và hứng thú học nghề của học sinh hiện nay mà còn thông báo chỉ tiêu số lượng và chất lượng, triển vọng của các nghề và công tác dạy học nghề trong những năm tới.
Các hình thức tuyên truyền cần đa dạng hóa như: Phối hợp với các trường phổ thông,
các doanh nghiệp, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh để tổ chức hội nghị về hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế và lao động địa phương. Phối hợp với các báo, tạp chí, xây dựng phim phóng sự, phim chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động GDHN ở các trung tâm KTTH - HN tiên tiến, gương về "người tốt việc tốt" trong học nghề. Đó còn là kinh nghiệm của các nghệ nhân với nghề truyền thống đã và đang làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và đất nước.
Các chủ đề sinh hoạt hướng nghiệp được đưa vào chương trình bắt buộc thực hiện từ lớp 9, 10, 11,12 vào chương trình học tự chọn bắt buộc của học sinh THCS, học sinh THPT; quy định kết quả hoạt động GDHN là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của nhà trường phổ thông trung học, trung tâm KTTH - HN và Sở GD & ĐT. Ngoài ra còn tổ chức các hình thức tuyên truyền khác như: giới thiệu lịch sử và viễn cảnh của các nghề đang dạy, các nghề đang chuẩn bị dạy ở trung tâm; tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất.