Biện pháp 4: Cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường thpt quận 12 tp hồ chí minh (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

3.3.4.Biện pháp 4: Cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp

hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Mục đích :

- Trong bối cảnh mới tốc độ phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, lượng tri thức

của nhân loại tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Khái niệm “học vấn phổ thông” trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã khác rất xa so với 20 - 30 năm về trước. Con đường đưa học vấn phổ thông đến với thế hệ trẻ cũng được rộng mở với rất nhiều kênh thông tin khác

nhau, kênh qua nhà trường chỉ là một trong số đó, dù đó là kênh chính. Những lạc hậu của

chương trình, nội dung phương pháp giáo dục cũ cần được loại bỏ để thay thế vào đó những nội dung mới, cập nhật.

- Rõ ràng việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục là đòi

hỏi của thực tế khách quan, mang tính quy luật phổ biến mà mọi quốc gia, mọi nền giáo dục đều phải chấp thuận.

- Mục đích của cải tiến nội dung chương trình, phương pháp dạy hoạt động GDHN là

nhằm tạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu người học với tình hình thực tiễn của đơn vị, phù hợp với vùng miền và đối tượng học sinh, trên cơ sở chương trình khung quy định của Bộ. Thông qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo chủ động của giáo viên. Đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh, đặc biệt hoạt động GDHN là hoạt động đòi hỏi tính năng động, mềm hoá và đa dạng về nội dung của các chủ đề .

Nội dung và cách tổ chức thực hiện:

Đối với hoạt động GDHN, ứng với mỗi chủ đề có thể sử dụng cách tổ chức, phương

pháp và quy trình khác nhau, nhưng qua thực tế chúng tôi thấy cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức sau:

* Phương pháp thuyết trình.

Đó là hình thức mà giáo viên truyền đạt thông tin tới học sinh bằng lời nói, phương

ít thời gian để chuẩn bị. Nhưng có nhược điểm là việc thu nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh còn hạn chế, học sinh nghe dễ bị nhàm chán, mức độ lưu giữ thông tin thấp.

* Dạy học tình huống.

Phương pháp này được tổ chức dạy những chủ đề phức hợp gắn với những tình

huống thực tế của cuộc sống và nghề nghiệp. Theo cách dạy này, học sinh có điều kiện để

trao đổi với nhau, với giáo viên. Các em được nhận xét, được trình bàynhững suy nghĩ, hiểu

biết của mình về cuộc sống, về nghề nghiệp và nhất là vấn đề chọn nghề cho tương lai. Để

đạt hiệu quả cao, các tình huống đưa ra phải vừa sức, phải chứa đựng những mâu thuẫn

được mở theo nhiều hướng giải quyết khác nhau. Tình huống cần được diễn giải phù hợp

với tâm lý lứa tuổi của học sinh, gắn với kinh nghiệmsống và nghề nghiệp tương lai của các

em.

* Dạy học theo dự án.

Yêu cầu của phương pháp này, học sinh phải biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.

Phương pháp này có ưu điểm là "Kích thích được động cơ, hứng thú học tập của học sinh,

phát huy được tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của học sinh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc". Mặt khác, nó còn có những hạn chế đó là tốn nhiều thời gian, điều kiệnthực hiện và năng lực tổ chức của giáo viên.

Ví dụ: Dự án tìm hiểu thông tin về nghề dạy học

Để làm được vấn đề này, học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu thu thập thông tin qua báo, đài phát thanh và truyền hình, các tạp chí chuyên ngành. Giáo viên có thể soạn ra hệ thống câu hỏi để học sinh tự tìm thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Dạy học theo nhóm nhỏ.

Đây là cơ hội cho mỗi học sinh tham gia hoạt động học tập được trao đổi, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau về những kinh nghiệm, về cách tìm kiếm và xử lý thông tin.

* Tổ chức thảo luận tại lớp

Phương pháp này đòi hỏi tính tích cực cao ở mỗi học sinh, đòi hỏi giáo viên phải thành thạo kĩ năng điều khiển, nhằm mục đích khuyến khích học sinh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết cách làm việc với người khác.

Để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên phải chú ý tới một số vấn đề sau:

+ Giáo viên phải bố trí chỗ ngồi để tất cả các học sinh tham gia thảo luận phải nhìn thấy mặt nhau, các nhóm cử nhóm trưởng và cử thư kí của nhóm.

tập tốt, học sinh sẽ mạnh dạn hơn. Phần khởi động có thể là tổ chức trò chơi, thi hát về một chủ đề, thi kể chuyện...

+ Giáo viên yêu cầu lớp cử người dẫn chương trình điều khiển lớp học, giáo viên đóng vai trò cố vấn.

* Tổ chức trò chơi.

Đây là phương pháp có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh, nhằm giúp học

sinh hứng thú, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập. Phương pháp này có thể được tổ

chức ở phần khởi động, hoặc chuyển sang chủ đề mới.

* Đóng vai, mô phỏng.

Là phương pháp cơ bản để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh, là cơ hội cho học sinh thực hành một số nghiệp vụ, hay cách ứng xử nào đó trong một môi trường mẫu trước khi các tình huống thực xảy ra. Đóng vai sẽ kích thích học sinh thảo luận sôi nổi về chủ đề được nêu, qua đó giúp học sinh biết xử lý thông tin, ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sinh động và đa dạng.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường thpt quận 12 tp hồ chí minh (Trang 72 - 74)