Kết hợp hài hòa nội lực và ngoại lực
Để góp phần xây dựng “nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”( NQ Đại hội VIII) vào năm 2020, trong giai đoạn từ nay đến 2020 Bạc Liêu cần đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ vào hệ thống kinh tế quốc tế và khu vực. Đường lối phát triển kinh tế đó được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực, phát huy tối đa các tiềm năng của tỉnh trên cơ sở tận dụng các nguồn vốn, công nghệ và cơ hội phát triển từ bên ngoài, củng cố và tăng dần nội lực kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ những lợi thế trước mắt về sản xuất nông lâm ngư nghiệp, từng bước mở rộng cơ cấu ngành công nghiệp, hình thành dần những lợi thế lâu dài trong tương lai, đưa nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững.
Kết hợp tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cân đối và thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư
Phần lớn dân số Bạc Liêu đang hoạt động trong các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực thích nghi cho xây dựng và phát triển công nghiệp chỉ tập trung ở một số ít điểm. Do vậy, để tạo điều kiện phát triển lâu dài cùng với việc tập trung phát triển một số vùng chủ lực cần quan tâm đầu tư cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng về điện, đường, bệnh viện, trường học, đẩy mạnh các công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm nâng cao dân trí, các điều kiện dân sinh, phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn qui mô vừa và nhỏ,v.v… Đây là những điều kiện tiền đề cơ bản để Bạc Liêu phát triển ổn định và bền vững sau này, đồng thời cũng là biện pháp đẩy mạnh lưu thông, đa dạng hóa sản xuất ở nông thôn, tránh tình trạng đô thị hóa quá mức ở khu vực thành phố Bạc Liêu và các thị trấn khác.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác mạnh mẽ tài nguyên biển, tăng cường xuất khẩu, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong tương lai mật độ dân cư Bạc Liêu có thể đạt tới 400-500ng/km2
. Trong điều kiện đó, để trở thành một tỉnh giàu mạnh Bạc Liêu không thể chỉ dựa vào nông nghiệp, thủy sản và tích lũy từng bước từ những ngành này như hiện nay mà phải hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lý. Trước mắt, để tăng nhanh tích lũy ần tăng cường đầu tư đánh bắt hải sản, mở rộng ngư trường, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trước và sau khai thác thủy sản, chú trọng tới cơ cấu nuôi tôm, cá công nghiệp và thủy lợi phục vun nuôi trồng thủy sản. Về nông nghiệp chú ý thâm canh tăng vụ, khai thác triệt để các dự án thủy lợi, áp dụng giống mới và hệ thống canh tác hiện có đồng thời từng bước chuyển mạnh sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng các ngành nghề nông thôn.
Lấy hiệu quả KT-XH và chất lượng cuộc sống làm tiêu chuẩn phát triển
Mọi mục tiêu phát triển KT-XH đều hướng tới mục đích là phục vụ con người. Đầu tư tập trung vào các hạt nhân phát triển, song cũng cần quan tâm đúng mức tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, tạo cho mọi tầng
lớp dân cư và mọi vùng có cơ hội hưởng thụ công bằng những thành tựu của xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn kinh tế. Hoàn thiện nguồn nhân lực, , nâng cao chất lượng ngang bằng với các địa phương trong nước và xa hơn được xem là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh.
“Mở cửa”, khai thác các loại tài nguyên để phát triển không cân nhắc kỹ sẽ sản sinh những hậu quả không lường trước được về môi trường và xã hội. Trong việc khai thác thế mạnh thủy sản cần được tiếp tục đẩy mạnh trong nhiều năm nữa thì cần phái chú trọng vì các hệ sinh thái của Bạc Liêu rất nhạy cảm về môi trường đối với các hoạt động này. Tương tự như vậy thì ngành công nghiệp cũng rất dễ gây nên những ô nhiễm. Do vậy, ngay từ đầu cần lựa chọn ngành nghề và công nghệ phù hợp kèm theo những biệp pháp nghiêm ngặt về xử lý môi trường.
Nhìn chung, phát triển kinh tế không phải mọi giá mà phải lấy hiệu quả KT- XH là chất lượng cuộc sống dân cư, lấy phát triển ổn định và bền vững làm tiêu chuẩn.
Quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần
Phát triển kinh tế nhiều thành phần sẽ tiến hành từng bước theo khả năng của từng thành phần đó, đồng thời phải gắn liền với thực hiện các chỉ tiêu công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, các địa bàn kinh tế. Trước mắt thành phần kinh tế quốc doanh cần đảm nhận những ngành kinh tế chủ đạo có tác dụng điều khiển toàn bộ nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các ngành thuộc cơ sở hạ tầng, vốn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo,… Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cần chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất qui mô vừa và nhỏ, đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh nhằm phát huy các tiềm năng kinh tế, và khả năng quản lý kinh doanh của họ, đa dạng hóa sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân cư, đồng thời để họ có thời gian tích lũy. Các cấp lãnh đạo cần coi trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.
Quan điểm kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng
Nếu chính trị ổn định, quốc phòng an ninh là những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao. Ngược lại, kinh tế có phát triển sẽ làm cho hệ thống chính trị và quốc phòng của đất nước được củng cố vững chắc và hùng mạnh hơn. Do vậy, song song với việc áp dụng các chin sách thúc đẩy kinh tế phát triển cần từng bước thiết lập kỷ cương và pháp luật, xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm vừa động viên, vừa khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vừa lành mạnh hóa xã hội, củng cố an ninh trong sản xuất kinh doanh, bố trí cơ sở sản xuất và không gian lãnh thổ.