3.1.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế
Tình hình quốc tế
Trong những năm tới, kinh tế thế giới sẽ vượt qua suy thoái, phục hồi và đi vào ổn định, thị trường quốc tế sẽ sôi động hơn; nguồn vốn đầu tư FDI dần tăng trở lại. Hội nhập tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ngày càng mở rộng quy mô, nhạy cảm hơn về giá cả, theo hướng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Những thành tựu về kinh tế và khoa học, kỹ thuật thế giới trong thời gian tới là sẽ mang đến cho các nước nhiều cơ hội phát triển.Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi quan niệm về không gian trong quan hệ kinh tế quốc tế, thường xuyên và mạnh mẽ hơn.Tuy nhiên, tình hình vẫn còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp khó lường. Hội nhập ngày càng sâu rộng sẽ làm cho nền kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, quyết liệt hơn ngay cả trên thị trường nội địa, lẫn thị trường quốc tế.Hiện tại, Việt Nam đã tham gia khối ASEAN, gia nhập AFTA, chính thức trở thành thành viên của WTO và ký kết nhiều hiệp định song phương khác. Việc gia nhập cá tổ chức này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam cũng như Bạc Liêu có thêm nhiều cơ hội mới đẩy mạnh khả năng khai thác các nguồn lực từ bên ngoài về vốn, khoa học công nghệ, kỹ nang quản lý kinh doanh, ngăn ngừa tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. Giải quyết các vấn đề thị trường toàn cầu cho hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, ngành thủy sản nói riêng. Hàng hóa của Việt Nam sẽ được chú trọng nhiều hơn nhất là các sản phẩm thủy sản.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới sẽ không ngừng được mở rộng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề về dịch bệnh từ gia cầm, gia súc thì cơ hội cho sản phẩm thủy sản sẽ tăng cao và chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Theo dự báo của
FAO, tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới sẽ đạt 245 triệu tấn vào năm 2030, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm 88% tổng nhu cầu (tương đương 216 triệu tấn)..Nhu cầu tăng cao là cơ hội cho thủy sản Việt Nam và Bạc Liêu phát triển
Tuy nhiên, việc cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như các chính sách hỗ trợ khác khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế đòi hỏi thủy sản của cả nước cungc như các địa phương phải có sứcc cạnh tranh, nhất là đối với các nước có điều kiện sản xuất thủy sản tương tự nước ta.Hàng hóa thủy sản của Việt Nam và Bạc Liêu khi xâm nhập vào thị trường quốc tế sẽ phải đối mặt với các rào cản lớn buộc phải vượt qua để phát triển, đó là:
- Tiêu chuẩn về chất lượng
- Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm
- Tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng - Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn về lao động
Bên cạnh các tiêu chuẩn về chất lượng, thủy sản Việt Nam và Bạc Liêu còn phải đấp ứng về qui mô số lượng hàng lớn, chủng loại ngày càng đa dạng của thị trường thế giới.
Tình hình chính trị, an ninh thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa các nước
Tình hình trong nước
Thuận lợi
Dự báo tình hình trong nước những năm tới sẽ có nhiều thuận lợi. Các cơ chế chính sách mới của Trung ương và của tỉnh đã và đang có những tác động tích cực đối với sự phát triển ngành thủy sản cả nước nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đặc biệt là Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn soạn thảo khi đi vào cuộc sống sẽ có tác động rất lớn đến ngành thủy sản. Những mục tiêu cơ bản của chiến lược đến năm 2020 là:
nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7-8 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 6,5-6,7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng 70% tổng sản lượng.
- Duy trì, ổn định sản lượng khai thác thủy sản ở mức 2,2-2,5 triệu tấn. Tăng khai thác xa bờ; giảm đánh bắt ven bờ, tạo chuyển biến rõ nét về bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản để đưa năng suất khai thác cao gấp từ 1,5 - 2 lần so với hiện nay.
- Giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1,1- 1,2 triệu ha, trong đó khoảng 12 - 15% diện tích nuôi thâm canh, công nghiệp; sản lượng nuôi đạt 4,3-4,5 triệu tấn.
- 100% nhà máy và các làng nghề chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn quốc gia, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong và ngoài nước.
- Phấn đấu tạo công ăn việc làm cho khoảng 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2,5 lần so với hiện nay; trên 50% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo, trong đó phấn đấu 100% lao động khai thác xa bờ, nuôi thâm canh, công nghiệp và chế biến xuất khẩu được đào tạo.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng thủy sản tươi sống và chế biến sẵn. Dự báo từ năm 2010 đến 2020 nếu mức tiêu thụ thủy sản đạt 24 kg/người thì lượng tiêu thụ thủy sản trong nước sẽ đạt 2,18 triệu tấn vào 2015 và đến năm 2020 con số này là 2,61 triệu tấn.
Trình độ khoa học công nghệ trong nước đang ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ sinh học sẽ hỗ trộ tích cực cho công tác nghiên cứu, tạo và nhân giống các loài thủy sản. Trong tương lai sẽ có nhiều giốn mới năng suất cao được sản xuất nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ khai thác thủy sản cũng phát triển theo hướng nâng cao khả năng chọn lọc của ngư cụ và thân thiện với môi trường. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến trong đó có chế biến trực tiếp trên tàu khai thác dài ngày cũng sẽ phát triển nên sản phẩm khai thác sẽ đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong thời gian tới ngành thủy sản cũng sẽ gặp phải những trở ngại như: nền sản xuất nhỏ lẻ manh mún, khả năng cạnh tranh còn yếu, công tác tổ chức sản xuất và cơ sở hạ tầng ngành thủy sản chưa đồng bộ, đặc biệt là những tác động của biến đổi khí hậu vànước biển dâng mà ngành thủy sản sẽ phải đối mặt,…
Tình hình trong tỉnh
Những thành tựu về kinh tế - xã hội đã đạt được trong những năm gần đây đã tạo nên những nhân tố mới, những thế và lực mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo, song cũng cho thấy nhiều mặt còn hạn chế và những thách thức cần phải vượt qua để tiếp tục phát triển. Trên cơ sở đó có thể dự báo tình hình trong tỉnh khi bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, theo những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức như sau:
Thuận lợi
- Với truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết sáng tạo và ý chí quyết tâm của Đảng bộ và quân, dân trong tỉnh xây dựng quê hương giàu mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp (2011 - 2015) là định hướng quan trọng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong giai đoạn phát triển mới.
- Tỉnh có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vùng biển, hệ sinh thái mặn lợ, hệ sinh thái ngọt mà không phải tỉnh nào cũng có, sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đa dạng và thân thiện với môi trường. Đặc biệt là với vị trí gần đường biển quốc tế có thể xây dựng cảng nổi, cảng đa năng (hoặc cảng container); nếu được Chính phủ cho phép đầu tư sẽ mở ra nhiều chuyển động mới cho tỉnh; tài nguyên thềm lục địa, tài nguyên biển chưa được khai thác nhiều. Vì vậy, hướng đầu tư, khai thác kinh tế biển sẽ là tiềm năng và thế mạnh lâu dài cho tỉnh Bạc Liêu phát triển so với các tỉnh trong vùng.
- Tỉnh có 3 tuyến quốc lộ chạy qua, cùng với việc hoàn thành một số tuyến đường tỉnh trục ngang (Bắc - Nam), về cơ bản hoàn chỉnh hệ thống giao thông đối ngoại là điểm mạnh cho phát triển kinh tế trong những năm tới.
- Trường Đại học Bạc Liêu cùng với các trường đào tạo nghề trên địa bàn là lợi thế cho tỉnh để phát triển nhanh nguồn nhân lực cho tỉnh.
- Hội nhập kinh tế mở ra điều kiện giao lưu, hợp tác kinh doanh và mở rộng cơ hội đầu tư. Đặc biệt là sau khi tỉnh ta đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tập đoàn kinh tế và một số tỉnh bạn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư để cùng phát triển.
- Trung ương đã và sẽ ban hành nhiều chính sách đặc thù cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khai thác lợi thế tiềm năng; nhiều dự án và kết cấu hạ tầng mang tính động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng là những cơ hội thuận lợi cho các tỉnh, do tính cạnh tranh và thi đua nhau cùng phát triển.
- Chính sách của Trung ương về phát triển kinh tế biển, nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về kinh tế biển vào năm 2020, đang là cơ hội để tỉnh Bạc Liêu tận dụng để làm giàu từ biển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng trong những năm tới có thể bắt đầu từ kinh tế biển.
Khó khăn
- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé, chủ yếu vẫn là tỉnh nông nghiệp, khả năng tích lũy từ nội bộ thấp, cả khu vực nhà nước lẫn khu vực kinh tế tư nhân, nên nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất còn hạn chế. Hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ. Một bộ phận đời sống dân cư đang gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo (khoảng 18%), khả năng tái nghèo còn cao.
- Trình độ nguồn nhân lực còn thấp xa so với yêu cầu; trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, đặc biệt là để đón đầu làn sóng tăng trưởng mới của thời kỳ hậu khủng hoảng dựa trên công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng số 1 cho sự phát triển thì Bạc Liêu đang yếu cả 2 yếu tố này. Rất thiếu nhân lực có trình độ khoa học công nghệ đầu đàn, các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn để có thể tìm được nhân sự quản lý và công nhân có tay nghề bậc cao, điều này cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư.
- Công tác cải cách hành chính tuy thu được một số kết quả, song còn nhiều bật cập; cùng nhiều yếu tố chủ quan, khách quan đã làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh thấp so với các tỉnh trong khu vực.
- Là một tỉnh ven biển thuộc Bán đảo Cà Mau nên sẽ chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng; cao độ so với mặt biển thấp, nền đất yếu làm tăng chi phí đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng là một trong những điểm yếu cần phải tính đến trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư.
- Do năng lực cạnh tranh thấp, không hấp dẫn thu hút đầu tư nên tăng trưởng trong công nghiệp đang gặp khó khăn làm cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh có xu hướng chậm lại, nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực là điều dễ nhận thấy trong những năm tới.
- Tỉnh Bạc Liêu không nằm trong các hành lang kinh tế, không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng và của cả nước; chưa được Trung ương đầu tư các dự án lớn mang tính động lực kéo đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh sẽ phải tự vươn lên bằng chính nội lực của mình. Đây là một thách thức không nhỏ cho tỉnh Bạc Liêu so với các tỉnh trong khu vực.