Định hướng phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 106 - 109)

3.2.1.Quan điểm phát triển

Trên cơ sở đánh giá và dự báo các yếu tố về tiềm năng, lợi thế, những cơ hội, thách thức và thực trạng phát triển hiện nay; quan điểm phát triển ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

+ Tiếp tục phát huy tiềm năng và các nguồn lực của tỉnh để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiệu quả, ổn định và bền vững.

+ Tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành thủy sản trên nền tảng công nghệ tiên tiến gắn với chuyển dịch cơ cấu, đưa ngành thủy sản nhanh chóng trở thành ngành sản xuất hàng hóa thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng

xứng đáng trong cơ cấu nông-lâm-ngư và trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.

+ Coi trọng mở mang thị trường sản phẩm, cả xuất khẩu và nội địa; xuất khẩu được coi là mũi nhọn để xác định cơ cấu sản phẩm phù hợp. Cơ cấu này cùng với những yêu cầu an ninh thực phẩm phải tạo ra sự thống nhất trọng mọi khâu và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành, không tác động có hại đến các ngành kinh tế liên quan và phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

+ Phát huy rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật chất và dân trí của cư dân ven biển, hải đảo. Phát triển kinh tế thủy sản gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng.

+ Chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng năng lực quản lý ngành đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiếp cận nghề cá có trách nhiệm. Tranh thủ các kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong nghề cá thế giới trên cơ sở thu hút và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

3.2.2.Mục tiêu phát triển

3.2.2.1.Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành thủy sản của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có hiệu quả cao, có năng lực để tự đầu tư phát triển và bảo đảm có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động thủy sản và các nghề liên quan, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào an ninh thực phẩm, ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở các địa phương, đặc biệt là khu vực ven biển, hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển. Mục tiêu của tỉnh là đưa ngành thủy sản đến năm 2020 về cơ bản trở thành một ngành kinh tế phát triển theo hướng hiện đại.

3.2.2.2.Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 2010-2015

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 209.000 tấn năm 2010 tăng lên 245.900 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 3,24 %); trong đó sản lượng tôm 83.000 tấn năm 2010 tăng lên 102.700 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình

quân hàng năm 4,35 %); cá và thủy sản khác126.000 tấn năm 2010 tăng lên 143.200 tấn năm 2015 (đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,49 %).

Nuôi trồng thủy sản: Diện tích 126.300 ha năm 2010 tăng lên 128.000 ha năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,27 %); sản lượng 134.000 tấn năm 2010 tăng lên 165.900 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 4,27 %); trong đó sản lượng tôm 69.400 tấn năm 2010 tăng lên 87.700 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 4,79 %); cá và thủy sản khác64.600 tấn năm 2010 tăng lên 78.200 tấn năm 2015 (đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 3,71%)

Khai thác thủy sản

Số tàu cá từ 1.061 phương tiện năm 2010 tăng lên 1.100 phương tiện năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,74 %); trong đó phương tiện khai thác xa bờ (công suất trên 90CV/phương tiện) từ 345 phương tiện năm 2010 tăng lên 381 phương tiện năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,0 %); phương tiện khai thác gần bờ (công suất từ 40 đến < 90CV/phương tiện) từ 79 phương tiện năm 2010 tăng lên 181 phương tiện năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 18,03 %); phương tiện khai thác gần bờ (công suất dưới 40 CV/phương tiện) từ 637 phương tiện năm 2010 giảm xuống còn 538 phương tiện năm 2015 (tốc độ giảm bình quân hàng năm -3,33 %)

Sản lượng đánh bắt 75.000 tấn năm 2010 tăng lên 80.000 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,30 %); trong đó sản lượng tôm 13.600 tấn năm 2010 tăng lên 15.000 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,98 %); cá và thủy sản khác61.400 tấn năm 2010 tăng lên 65.000 tấn năm 2015 (đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,15 %).

Chế biến, xuất khẩu:

-Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu: Thủy sản 155,0 triệu USD năm 2010 tăng lên 290,0 triệu USD năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm13,38

- Sản lượng chế biến : Thủy sản 35.000 tấn năm 2010 tăng lên 45.000 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,15

- Sản lượng xuất khẩu: Tôm đông lạnh 18.700 tấn năm 2010 tăng lên 35.000 tấn năm 2015 (tốc độ tăng bình quân hàng năm 13,36

Mục tiêu đến 2020

Mục tiêu đến 2020 của tỉnh là: Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2020, đạt tổng sản lượng thủy sản 334.000 tấn, tăng 100.000 tấn so với năm 2010, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 214.000 tấn, sản lượng khai thác thủy sản 120.000 tấn. Phấn đấu giá trị sản xuất toàn vùng năm 2015 đạt 21.070 tỷ đồng, đưa GDP đạt 8.600 tỷ đồng, bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 13,64%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu 240 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 170 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 106 - 109)