Ngành thủy sản tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây.Tuy nhiên, để đảm bảo cho ngành phát triển bền vững trong tương lai thì ngành thủy sản cần phải giải quyết những khó khăn tồn đọng.
Về bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Ngư dân sống ở các vùng ven biển, sông, kinh rạch với cuộc sống khó khăn, dân trí thấp, ý thức chưa cao trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Việc khai thác thủy sản bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản ở hầu hết các thủy vực tự nhiên nhất là vùng ven bờ biển Đông của tỉnh có những xáo trộn theo chiều hướng bất lợi cho phát triển bền vững. Số lượng giống loài bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng tăng, giảm khả năng tự tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.Thời gian qua, các nguồn lợi nghêu, sò giống, cua, cá kèo con xuất hiện nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đã nganh nhiên khai thác bừa bãi các bãi nghêu, sò giống làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
Về NTTS: Hạ tầng NTTS còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp tập trung ở vùng ven biển của tỉnh. Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn ra liên tục đối với các diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm do các hộ nuôi chưa xử lý đúng cách, nuôi theo mật độ quá dày, không tuân theo lịch thời vụ nên ngày càng nhiều dịch bệnh xảy ra trên tôm. Nhất là bệnh vi bào tử ở tôm đã khiến cho hàng loạt hộ nuôi điêu đứng.
Song song đó, giá tôm nguyên liệu, thuốc thú y thủy sản, thức ăn,..không ổn định. Các cơ sở thu mua, sơ chế chưa tuân thủ việc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, còn pha trộn tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thủy sản. Việc tuêi thụ sản phẩm cho người nuôi chưa có chính sách đồng bộ nhằm bảo vệ giá trong điều kiện thị trường luôn biến động, chưa thực hiện tốt khâu dự báo thị trường, giá cả để người nuôi chủ động trong sản xuất.
Về khai thác đánh bắt thủy sản: Nghề khai thác xa bờ phát triển chậm, công xuất tàu khai thác thủy sản quy mô vừa và nhỏ, chưa thế vươn ra khơi xa với thời gian đi biển dài ngày. Hiệu quả của các tàu đánh bắt xa bờ chưa cao, sản phẩm có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ trọng thấp, chi phí sản xuất ngày càng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của giá dầu, giá vật tư. Mặc khác, giá cả các mặt hàng hải sản luôn có chiều hướng giảm đã làm giảm thu nhập của ngư dân.
Các dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, các cửa biến, khu neo đậu tàu cá chưa được nạo vét thường xuyên, làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như neo đậu của tàu cá. Tình trạng gia tăng về năng lực khai thác, trong khi ngư trường khai thác chưa được mở rộng, dẫn đến áp lực khai thác vùng ven bờ tăng, nguồn lợi thủy sản suy giảm làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ven bờ.
Ngư dân lành nghề còn thiếu, chưa qua lớp đào tạo là trở ngại lớn nhất cho hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất đánh bắt, tính liên kết cộng động giữa các tổ chức và cá nhân chưa cao.Ngư dân thiếu vốn đầu tư nâng cấp, cải hoán phương tiện, quy mô tàu cá nhỏ, khả năng chịu sóng kém, không thế khai thác xa bờ. Trong qua trình khai thác, việc sử dụng các chất hóa học, xung điện, chất nổ,… gây hủy diệt hàng loạt còn diễn ra phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản. Các quy định ban hành về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh còn chậm, các biệp pháp giáo dục, xử lý còn lỏng lẻo và nhiều bất cập
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản Bạc Liêu chưa cao vì chưa đa dạng hóa được các sản phẩm thủy sản.Sự yếu kém trong lĩnh vực phân phối và tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp, do đó không kịp thời nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.Trình độ quản trị doanh nghiệp chế biến thủy sản còn thấp, chậm xây dựng được thương hiệu thủy sản Bạc Liêu.
Mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu. Cụ thể hơn là do khu vực sản xuất nhiên liệu chưa đáp ứng nhu cầu và chưa theo kịp được khu vực ché biến xuất khẩu. Sự mất cân đối này xuất phát từ nhiều yếu tố như trình độ tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng và sự phối hợp giữa hai khâu còn yếu, chưa đồng bộ. Thiếu sự liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với những nhà chế biến nên việc sản xuất luôn bất ổn định, thiếu tính bền vững.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành vào khoảng 11000 năm trở lại đây. Cao trình mặt đất tương đối thấp. Trên
nhiều vùng khá rộng, trong Đồng Tháp Muời, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau chẳng hạn, nhiều nơi cao trình chỉ vào khoảng 20 – 30 cm. Với những tác động đã đề cập trên đây, các yếu tố thủy nông quyết định cơ cấu mùa vụ, sinh thái thủy vực, hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trong U Minh thượng và hạ), ... chịu tác động mạnh mẽ, thậm chí có nơi đe dọa cả chính sự tồn tại. Trong tương lai, tổng lượng mưa Hè thu từ 15-5 đến 15-6 sẽ giảm, hạn đầu vụ sẽ gay gắt hơn, lượng mưa giảm dưới từ 5% đến trên 35% và phân bố bất lợi cho sản xuất. Vùng ven biển mưa giảm, khả năng mặn xâm nhập gia tăng. Vùng có nhiệt độ trên 370C trở lên mở rộng. Số ngày nóng trên 400C vào mùa hè nhiều hơn. Diện tích ngập lũ sẽ mở rộng vào năm 2030, nhưng số ngày ngập lũ ở vùng đầu nguồn sẽ giảm và tăng ở khu vực hạ lưu. Tác động này sẽ gây ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau. Thủy sản Bạc Liêu đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu mang lại. Xâm nhập mặn, mùa khô kéo dài, mưa trái màu đã làm cho ngànht hủy sản Bạc Liêu bị ảnh hưởng nặng nề. Tôm chết hàng loạt, dịch bệnh ngày càng nhiều ngoài tác động quá mức của con người còn một phần không nhỏ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong tương lại, thủy sản Bạc Liêu chịu không ít ảnh hưởng như vùng sinht hái nước lợ của NTTS sẽ ảnh hưởng, cơ cấu loài nuôi cũng sẽ thay đổi và kéo theo nhiều vấn đề khác.
Như vậy, để phát triển thủy sản Bạc Liêu trong tương lai ổn định, bền vững và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cần khắc phục và giải quyết triệt để những khó khăn vướng mắc đã nêu.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU