Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 26)

Đường bờ biển Việt Nam kéo dài 3260km từ Móng Cái(Quảng Ninh) đến Hà Tiên(Kiên Giang), đi qua hơn 15 vĩ độ(từ 8034’B đến 23023’B) với nhiều vùng sinh

thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2

, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung Tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Trong vùng biển có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có điều kiện tự nhiên để phát triển NTTS và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá, nơi trú ngụ của tàu thuyền trong mùa bão gió.

Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở trong 2360 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long,… Đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam. Ngoài tiềm năng về biển, trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy điện đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000ha, ngoài ra còn chưa kể đến mặt nước các song và khoảng 300.000-400.000ha diện tích các eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng và NTTS chưa được quy hoạch.

Nguồn lợi giống loài thủy sản

Nguồn lợi hải sản, qua thống kê đặc điểm sinh vật biển Đông Việt Nam của Gs.Ts Vũ Tự Lập, biển Việt Nam có tổng số 2038 loài cá, trong đó có trên 110 loài cá có giá trị kinh tế 40-45 loài cá có sản lượng đánh bắt cao. Tổng trữ lượng cá trên biển Đông là 2.769.041 tấn, trong đó cá nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%.

Có đến 100 loài tôm thuộc 11 họ tôm biển, số loài có giá trị kinh tế chiếm đến 50%, đa số sống trong các vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc đánh bắt. Hầu hết tôm biển ưa thích nền đáy bùn hoặc bùn cát, vì thế thường tập trung ở các vùng cửa sông. Khả năng khai thác tôm ở vùng biển Việt Nam khoảng

55-70 ngàn tấn/năm, chủ yếu ở vùng biển Nam Bộ chiếm tới 80% tổng sản lượng khai thác của cả nước.

Ngoài ra còn có khoảng 37 loài mực thuộc 4 họ, trong đó 2 họ mực ống và mực nang chiếm đa số, 7 loại bạch tuột và các loài thực vật biển khác.

Nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam có 2 khu hệ cá nước ngọt. Khu hệ cá miền Bắc thuộc hệ ngư lai Hoa Nam- Trung Quốc với 240 loài, phần lớn là những loài cá ăn thực vật, tiếp đến là các loài cá ăn tạp, ăn mùn bã hữu cơ, có ít loài cá ăn động vật. Khu hệ cá miền Nam thuộc hệ ngư lai Ấn Độ- Malaysia với 225 loài, số loài cá ăn động vật chiếm ưu thế, số loài cá ăn thực vật ít hơn.

Trong tổng số 495 loài cá, có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao, đó là những loài cá nuôi hoặc khai thác trong tự nhiên có sản lượng lớn. Ngoài cá, thủy vực nước ngọt còn có nhiều loài thủy sản khác, đáng kể nhất là nhóm giáp xác mà quan trọng nhất là tôm càng xanh, các loài nhuyễn thể như trai, ốc và các loài thủy đặc sản như rắn, rùa, baba, cá sấu,…

Riêng ĐBSCL với 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt lại nằm trong vùng chuyển tiếp sông - biển với hoạt động mạnh của thủy triều nên có nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng gồm thủy sản nước ngọt, mặn và lợ. Nguồn cá nước ngọt gồm 2 nhóm cá trắng sống trong sông và cá đen sống ở các ao, hồ, đồng ruộng, đầm lầy,… Chúng có khoảng 255 loài thuộc 43 họ, 130 giống trong đó có loài có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt ở ĐBSCL có thời gian trong năm bị ngập lũ, đây là điều kiện thuận lợi để phong phú thêm các giống loài thủy sản nước ngọt ở đây. Còn có thêm 50 loài tôm trong đó 18 loài tôm nước ngọt và 32 loài tôm biển.Khu hệ cá cửa sông có 155 loài thuộc 58 họ và 15 bộ.

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường lớn: ngư trường Minh Hải (Kiên Giang), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Theo đánh giá của viện nghiên cứu hải sản, vùng biển Vịnh Bắc Bộ chiếm 16,9% trữ lượng cá cả nước., trong đó cá nổi chiếm 61%, cá đáy 39%. Vùng biển miền Trung chiếm 16,8% trữ lượng cá cả nước, trong đó cá nổi chiếm 79%, cá đáy 21%.

Vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 39,8% trữ lượng cá cả nước, trong đó cá nổi chiếm 35%, cá đáy 65%. Vùng biển Tây Nam Bộ chiếm 13,5% trữ lượng cá cả nước, trong đó cá nổi chiếm 62%, cá đáy 38%.

Khí hậu, thời tiết

Chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song mỗi miền có đặc trưng khác nhau và đều thích hợp để phát triển NTTS đa loài, nhiều loại hình.

Miền Bắc: Nhiệt độ không khí trung bình 22,2- 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1500-2400mm, tổng số giờ nắng 1650-1750 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng của bão lớn và bão xuất hiện sớm trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều biên độ 3,2-3,6m.

Miền Trung: Nhiệt độ trung bình 25,5-27,50

C, tổng số giờ nắng 2300-3000 giờ/năm. Mưa tập trung từ cuối tháng 9 đến tháng 11.Chế độ thủy triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thủy sản.

Miền Nam: Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6- 27,60C, tổng số giờ nắng trên 2000 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 1400-2400mm, vùng biển khu vực này thuộc bán nhật triều với biên độ 2,5-3m.

Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam chịu nhiều thiên tai do bão lũ gây nên, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến ngành khai thác và NTTS của cả nước.

1.4.2.Các điều kiện KT - XH

Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

Nghề thủy sản ở nước ta đã xuất hiện từ rất lâu đời. Nước ta có nguồn lao động giàu kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công rẻ hơn trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước ta hiện nay đã coi thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư để đẩy mạnh sự phát triển của ngành.

Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra 3 mục tiêu chương trình kinh tế lớn là: sản xuất lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Vận dụng quan điểm, chủ trương này trong thời gian qua ngành thủy sản đã tích cực đầu tư cho các hoạt động nuôi trồng cũng như chế biến các sản phẩm thủy sản, tạo

ra được một khối lượng lớn hàng hóa có chất lượng, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước, góp phần vào việc xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

Từ năm 1995 đến nay, ngoài văn kiện của 2 kỳ Đại hội Đảng khóa VIII và IX nêu rõ chủ trương, đường lối phát triển thủy sản, còn có hàng trăm văn bản, chính sách có liên quan đến phát triển ngành thủy sản được ban hành.

Các chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “ Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH”. Với đường lối chỉ đạo này đã có sự tác động lớn đến ngành thủy sản đó là nâng cao giá trị của ngành thủy sản trong việc phát triển toàn diện ngành nông nghiệp.

Ngày 15/06/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nghị quyết đã đánh giá các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm nông- lâm- thủy sản, đồng thời đề ra những định hướng về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta trong 10 năm tới. Trong đó, kinh tế thủy sản phát triển theo định hướng là chú trọng và việc nuôi trồng, chế biến các dịch vụ thủy sản, đặc biệt là NTTS theo hướng phát triển bền vững.

Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng trong chiến lược phát triển KT-XH 2001-2010 tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng đã đề cập: Phát huy lợi thế về thủy sản tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên vị trí hàng đầu khu vực. Phát triển mạnh các ngành NTTS nước ngọt, mặm, lợ, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường.

Các chính sách phát triển giống thủy sản, từ khi có Quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giống thủy sản và Quyết định 112/2004/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 thì số lượng tôm giống và cá giống tăng lên nhanh chóng trong cả nước, nhất là khu vực ĐBSCL. Đặc biệt với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, công tác kiểm dịch, quản lý trại tôm, cá giống được coi trọng hơn.

Chính sách phát triển NTTS, ngày 08/12/1999 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 224/1999/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010” với mục tiêu phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 2.000.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2.500.000.000 USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH đất nước và an ninh vùng biển.

Chính sách khuyến ngư, hiện nay hầu hết các tính đều có Trung tâm khuyến ngư. Trong các năm qua, thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn, thực hiện các điểm trình diễn, cấp phát các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật NTTS đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển ngành thủy sản.

Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho ngành thủy sản, theo Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu nông nghiệp, theo đó các dự án NTTS khi được xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ sẽ quyết định mức cho vay nhưng tối đa khog vượt quá 90% tổng vốn đầu tư của dự án. Ngoài ra, đối với các dự án thuộc chương trình 224 và chương trình 112 còn được đầu tư cho quy hoạch NTTS và giống thủy sản, xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa. Tổng số vốn đầu tư NTTS cả nước là 1.382,2 tỷ đồng, riêng ĐBSCL chiếm 27,43% tổng số vốn đầu tư của cả nước.

Ngoài những chính sách trên, ngày 04/02/2005 Bộ trưởng Bộ thủy sản đã ban hành Quyết định 219/QĐ-BTS Phê duyệt Chương trình hành động của ngành thủy sản về “ Chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam 2005-2010”. Mục tiêu của chương trình là phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng 1 triệu tấn cá tra, cá basa và giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa đạt 800 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 30% kim ngạch xuất khẩu của thủy sản nước ta.

Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2010-2020, chương trình hành động này ban hành kèm theo Quyết định số

3298/QĐ-BNN-HTQT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mục tiêu của chương trình này là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành thủy sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm thủy sản, tăng lợi thế cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống bằng nghề thủy sản ở các vùng nông thôn và ven biển. Gần đây, ngày 26/02/2010 Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong chế biến các sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu. Thông tư này sẽ tạo một bước đột phá cho việc xâm nhập hàng thủy sản của nước ta vào các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy được một điều là Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến ngành thủy sản. Phát triển thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần vào phát triển xuất khẩu. Bên cạnh đó, phát triển thủy sản với mục tiêu theo hướng bền vững đảm bảo môi trường sinh thái, đảm bảo sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Dân cư và nguồn lao động

Theo số liệu thống kê dân số nước ta năm 2009 là 86 triệu người đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Dân số đông là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho sản xuất kinh tế nói chung, ngành thủy sản nói riêng và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Số lao động trong ngành thủy sản ngày càng tăng cả về số lượng và trình độ kỹ thuật. Trong tổng số 47,7 triệu dân số đang hoạt động kinh tế của nước ta thì lao động ngành thủy sản là 1,8 triệu người, chiếm khoảng 3,8% dân số đang hoạt động kinh tế. Người lao động nước cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Chất lượng lao động ngày càng tăng nhờ những thành tựu về văn hóa, giáo dục, y tế góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ngành thủy sản. Người dân ngày càng chú trọng phát triển thủy sản, ý thức lao động được nâng cao, khai thác, nuôi trồng gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản do trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về nuôi trồng và chế biến. Đa số nông dân, ngư dân gần như chưa được tập huấn, đào tạo chuyên môn sâu, nhiều doanh nhân chưa có trình độ và bằng cấp chuyên môn, kỹ thuật cần thiết. Một số chủ trang trại và ngư trại chưa có trình độ sơ, trung cấp về nông nghiệp và thủy sản, thiếu kiến thức về kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp, ngư nghiệp và quản lý kinh doanh. Những điều thiếu sót này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thủy sản theo hướng bền vững hiện nay.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Phương tiện đánh bắt thủy sản

Tàu thuyền đánh bắt: Trong khai thác thủy sản, từ một nghề thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động gần bờ chuyển sang một nghề kinh tế lớn, kinh tế hàng hóa trở thành một nghề cơ giới tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ nhằm khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Do đó, việc bắt nhịp của chúng ta khá hạn chế, đa phần các loại tàu đánh bắt thủy sản gần bờ, con số tàu đánh bắt thủy sản xa

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 26)