Giải pháp phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 114)

3.3.1. Giải pháp trực tiếp

3.3.1.1. Đối với nuôi trồng thủy sản Giống

Giống được xác định là một trong những khâu then chốt ảnh hưởng xuyên suốt trong qua trình nuôi, là yếu tố quyết định hiệu quả của nghề nuôi. Do đó muốn phát triển ngành thủy sản cần phải đầu tư thích đáng công nghệ sản xuát giống

Trước hết phải củng cố, tăng cường, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất giống của các trung tâm sản xuất giống thủy sản của tỉnh. Các hệ thống trung tâm sản xuất giống của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh quản lý phải có đủ sức nghiên cứu, lai tạo, du nhập giống mới đáp ứng nhu cầu phát triển, bảo tồn nguồn gen, nhân nuôi lâu dài các tôm giống bố mẹ cung cấp cho nội tỉnh cũng như các địa phương lân cận ngoài tỉnh.

Hỗ trợ và chuyển dần từng bước xã hội hóa việc nghiên cứu và sản xuất nguồn thủy sản bố mẹ và giống thủy sản. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, cải tiến các trại sản xuất giống và cung ứng con giống chất lượng cao. Đặc biệt là các nhà máy chế biến xuất khẩu nên quan tâm, dầu tư vào lĩnh vực này song song với đầu tư nuôi thủy sản thương phẩm, đây là nguồn nguyên liệu sạch, chủ động cho các nhà máy chế biến.

Đầu tư nghiên cứu các loại tôm giống có thể phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương trong tỉnh.. Bảo tồn, nuôi dưỡng đàn giống bố mẹ khỏe, sạch bệnh để cung ứng cho các trại sản xuất giống. Cần giao nhiệm vụ này chotrung tâm

giống thủy sản của tỉnh quản lý và kết hợp với các doanh nghiệp chế biến để có được nguồn vốn đầu tư phong phú.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bằng cách cấp chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng đã qua tập huấn về sản xuất, quy định các cơ sở sản xuất giống phải đăng ký nhãn hiệu, nơi sản xuất và chịu trách nhiệm về con giống do mình sản xuất.

Thả một số loại giống thủy sản vào môi trường tự nhiên để tạo ra nguồn giống bố mẹ tự nhiên, đồng thời lưu giữ và duy trì đa dạng sinh học về thủy sản của tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Công nghệ nuôi

Tổ chức điều tra, lập thiết kế mẫu, hướng dẫn người nuôi kỹ thuật, xây dựng vùng nuôi đúng tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực. Lựa chọn mô hình nuôi thích hợp cho từng môi trường nước (lợ, mặn, ngọt), hình thức nuôi (thâm canh, xen canh, quảng canh, kết hợp,…) trên cơ sở phân tích khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, giảm thiểu rủi ro.

Tăng cường hướng dẫn người nuôi ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất gắn với thực hiện các chỉ tiêu về giảm giá thành, sử dụng thức ăn công nghiệp để tăng chất lượng và rút ngắn thời gian nuôi, tạo ra nguyên liệu sạch, hạn chế tác động môi trường và phòng chống dịch bệnh. Tổ chức nhiều điểm trình diễn mô hình nuôi hiệu quả.

Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản sạch theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế tạo ra nguồn nước tốt cho tôm, cá tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, hiệu quả ngày càng tăng để từng bước tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững môi trường.

Phòng trị bệnh

Một khâu tất yếu nhất trong quá trình nuôi thủy sản là phòng trị bệnh. Do đó, việc giải quyết khó khăn này các cán bộ khuyến ngư, các bộ thuộc ngành thủy sản phải tăng cường giúp đỡ, hướng dẫn người nuôi cách phòng trị bệnh hiệu quả, đồng thời thường xuyên mở lớp tập huấn phòng trị bệnh cho người nuôi. Mặt khác, các

cơ quan chức năng phải thương xuyên liên kết với các Viện, trường, các công ty sản xuất thuốc thú y thủy sản mục đích nghiên cứu phòng trị những bệnh mới, sản xuất các loại thuốc mới phục vụ cho NTTS.

Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra các đại lý thuốc thú y thủy sản nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cấm để bán cho người nuôi.

Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm chất kháng sinh, hóa chất dùng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản, xác định một số loại bệnh gây tác hại đối với thủy sản nuôi. Phối hợp với các cơ Viện, trường tổ chức tập huấn cho nông dân cách chọn con giống tốt, sạch bệnh và các biện pháp phòng ngừa, chữa trị một số loại bệnh gây hại đối với thủy sản nuôi.

Thức ăn

Hiện tại ở Bạc Liêu có công ty cổ phần sản xuất thức ăn chăn nuôi Bạc Liêu và các chi nhánh của các công ty sản sản xuất thức ăn của ngoại tỉnh, công ty nước ngoài nên lượng thức ăn cung cấp cho NTTS của tỉnh cũng tương đối đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tổ chức lại các điểm bán thức ăn, điều chỉnh giá cả hợp lý cho người nuôi. Tỉnh cần tận dụng các nguồn nguyên liệu phế phẩm từ nông nghiệp để sản xuất thức ăn . Bên cạnh đó cần mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy chế biến, kêu gọi đầu tư, tăng công suất chế biến nhưng giảm giá thành để không gây khó khăn cho người nuôi.

Khuyến ngư

Chất lượng hàng hóa thủy sản xuất khẩu là yếu tố co ảnh hưởng quan trọng đến sức cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, cùng với việc nâng cao sản lượng, chất lượng cá nguyên liệu cũng cần được quan tâm đến công tác khuyến ngư. Củng cố và tổ chức mạng lưới khuyến ngư từ tỉnh, huyện đến cơ sở để huấn luyện ngư dân ứng dụng khoa học vào sản xuất, nhất là kỹ thuật sản xuất thực phẩm sạch. Tuyên truyền, vận động ngư dân không sử dụng thuốc kháng sinh, không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng thuộc danh mục cấm để sản phẩm thủy sản Bạc Liêu có cơ hội mởi rộng thị trường, tăng sức mua cả trong lẫn ngoài nước.

Thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, trao đổi về tohong tin thị trường, hội thảo chuyên đề, xây dựng các mô hình trình diễn,… đê kịp thời, nhanh chóng chuyển đến người nuôi những tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong NTTS, chọn lựa chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình đọ người nuôi và triển vọng phát triển thủy sản của địa phương.

Triển khai nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm và mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao của các hộ nuôi điển hình để phát triển rộng trong nhân dân.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi. Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao, đầm, ruộng nuôi để kịp thời cảnh báo về môi trường nguồn nước. Vận động nông dân không sử dụng hóa chất độc hại để giữ gìn nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cân bằng sinh thái.

Giúp cho nông dân định hướng sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, ứng dụng KHKT, đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất ra nguyên liệu thủy sản. Hướng dẫn nông dân thực hiện sản xuất thep quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, xóa dần thói quen sản xuất mang tính tự phát, giúp đỡ nhau trong sản xuất.

3.3.1.2.Đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ bằng cách trang bị máy móc, phương tiện hiện đại như: máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm xa và gần,… Tỉnh cần hỗ trợ ngư dân về vốn và kỹ thuật (như cho vay vốn mua tàu thuyền, phương tiện với lãi suất ưu đãi nhất là tàu thuyền công suất công suất lớn,…); có thể hình thành các tổ đội khai thác xa bờ từ 5-7 tàu trong đó có một tàu làm công tác hậu cần chở dầu, nước đá, lương thực từ đất liền và chở cá về, các tàu còn lại sẽ bám biển khai thác lâu hơn; trang bị tàu thuyền chế biến thủy sản ngay trên biển để nâng cao chất lượng, năng suất, rút ngắn thời gian bảo quản sau khai thác,…

- Ưu tiên nguồn vốn và ngân sách của tỉnh để đầu tư phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền,…

- Khai thác cần đi đôi với bảo vệ nguồn lợi như sử dụng mắt lưới theo tiêu chuẩn để cá nhỏ không lọt lưới, hạn chế đánh bắt gần bờ tránh suy giảm nguồn lợi. Tỉnh có thể mở các lớp, các buổi tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân giúp họ tự ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn lợi, giống loài,… Giúp ngư dân chuyển đổi cơ cấu nghề như nghề kéo lưới, vây, câu, mành,…sang nghề lưới vây, rê,… là những nghề ít ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản gần bờ như hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn ngư dân kỹ thuật khai thác, kêu gọi sự tự giác chủ động của ngư dân, có thể liên kết với những hộ đã có kinh nghiệm thành những tổ, đội trong làm ăn,…

- Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong khai thác thủy sản, bảo vệ đa dạng nguồn lợi sinh vật biển; có khả năng tiếp cận và sử dụng tốt các công nghệ khoa học kỹ thuật, máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Tổ chức định kỳ mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý khai thác thủy sản. Đào tạo các lớp thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ cho các thủy thủ viên; hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng ký, đăng kiểm cho tàu thuyền khai thác.

- Tạo đầu ra cho sản phẩm như cường liên kết với các doanh nghiệp chế biến, các hiệp hội nghề cá trong việc tiêu thụ sản phẩm khai thác, trong đó coi trọng phát triển hệ thống thông tin về thị trường, giá cả, cập nhật nhanh chóng các qui định mới của các nước nhập khẩu, đặc biệt là quy định EC 1005/2008 về truy suất nguồn gốc thủy sản.

3.3.1.3. Đối với chế biến thủy sản

- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao

- Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong các hoạt động chế biến thủy sản thông qua hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, thay thế và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản như phơi sấy sản phẩm bằng hệ thống dàn phơi sấy,…Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, SQF, ISO. Tỉnh cần quan tâm tăng kinh phí ngân sách hàng năm cho việc thực hiện

các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cấp tỉnh trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

- Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại để có được một lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ thích ứng với đòi hỏi của hội nhập.

- Cần sớm hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp với ngư dân và người nuôi trồng thủy sản bằng cách triển khai hình thức bao tiêu sản phẩm trong và ngoài tỉnh cho ngư dân; đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tăng các mặt hàng tinh chế, sử dụng ít nguyên liệu và ngày càng có giá trị gia tăng cao,…Bên cạnh khai thác chọn lọc, cần phải tăng cường bảo quản chất lượng sản phẩm khai thác. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp chế biến và ngư dân khai thác cần có “tiếng nói chung”. Điều cần làm là giúp ngư dân biết được nhà máy chế biến đang cần nguyên liệu gì, chất lượng ra sao, kích cỡ như thế nào, thời điểm thu mua,… Việc nắm bắt thông tin sẽ giúp ngư dân khai thác có chọn lọc, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ nguồn lợi hải sản, chất lượng nguyên liệu cung ứng cho nhà máy,…

- Nhập khẩu nguyên liệu: cần đẩy mạnh vai trò quản lý của các ngành chức năng, thiết lập các khuôn khổ pháp chế đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là mở rộng sang Bắc Phi, Trung Đông,… là những thị trường mới, đồng thời tranh thủ cơ hội Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu để tăng lượng hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này.

- Chất thải trong chế biến thủy sản là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cần đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ môi trường để đảm bảo 100% chất thải từ hoạt động chế biến thủy sản phải được xử lý trước khi thải ra môi trường chung quanh. Thường xuyên nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cơ sở chế biến thủy sản, xây dựng cơ chế, chính sách, nội quy về môi trường trong cơ sở chế biến. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở, nhà máy vi phạm vấn đề bảo vệ môi trường,…

3.3.1.4 Giải pháp thị trường

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu hợp lý, báo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho nông dân với giá cả hợp lý. Đẩy mạnh mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong tiêu thụ sản phẩm NTTS, để người nuôi an tâm, ổn định sản xuất theo kế hoạch. Về lâu dài cần xây dựng các chợ thủy sản hoặc trung tâm giao dịch thủy sản để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, người tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ, thu mua thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Bạc Liêu trên thị trường trong và ngoài nước cần:

- Nâng cao chất lượng: giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng cường các sản phẩm đã qua chế biến từ đó làm tăng giá trị, tăng tỷ trọng sản phẩm sạch lên 50% bằng quy trình sạch từ giống- nuôi- chế biến theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về chất lượng giống, thức ăn, thuốc kích thích tăng trưởng, chữa bệnh, quy trình nuôi, quy trình chế biến. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội thâm nhập vào những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.. Khai thác các thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu hàng hóa tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân.

- Tăng chủng loại và cải tiến mẫu mã: Các sản phẩm của tỉnh vốn khiêm tốn về số lượng, chủng loại mà còn thua kém các sản phẩm cùng loại của các nước khác về bao bì đóng gói(thô sơ, không đảm bảo độ bền chắc, kém hấp dẫn..). Vì thế, các sản phẩm thủy sản chưa thâm nhập vào thị trường bán lẻ của nước ngoài và ngay cả trong nước. Chính vì thế cần đầu tư các thiết bị chuyên dùng cho bao bì, đóng gói sản phẩm, loại những gói sản phẩm không đủ trọng lượng, loại bỏ tạp phẩm. Chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư kỹ thuật công nghiệp cao, có trình đồ tay nghề cao tạo nên bao bì đặc trưng cho sản phẩm thủy sản của tỉnh, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp cần phải điều tra, nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh về giá cả thị trường nhập khẩu. Cần cân nhắc gí cả không để giá cả quá thấp sẽ dễ dàng bị áp giá thuế chống phá giá đẫn đến mất thị trường, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

Cơ quan quản lý sản xuất tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nghiêm túc thực hiện tốt việc quản lý môi truờng tại từng cơ sở chế biến theo đúng các qui định và tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường theo yêu cầu của thị trường, tham gia chuỗi sản xuất với mô hình liên kết cộng đồng để dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm ở từng cơ sở chế biến trên địa bàn; tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thươg mại, giữ vững thị

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)